Trong cuộc sống khó tránh khỏi những xung đột không đáng có cần phải giải quyết tại Tòa án; Khi quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm thì hiểu biết được quyền và nghĩa vụ của nguyên đơn trong vụ án dân sự là tiên quyết để bảo vệ được bản thân. Vậy nguyên đơn là gì? Điều kiện để trở thành nguyên đơn được quy định như thế nào trong tố tụng dân sự? Dưới đây là vấn đề mà Luật sư X sẽ làm rõ!
Căn cứ pháp lý:
Nguyên đơn dân sự là gì?
“Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện, người được cá nhân, cơ quan, tổ chức do bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm hại.
Cơ quan, tổ chức do Bộ luật này quy định khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của nhà nước thuộc lĩnh vực mà mình phụ trách cũng là nguyên đơn”.
Điều đó cho thấy; nguyên đơn có vai trò quan trọng trong vụ án dân sự so với các đương sự khác. Vì để phát sinh vụ án dân sự tại Tòa án; đồng thời là cơ sở để bắt đầu giải quyết vụ án dân sự; phải có nguyên đơn khởi kiện hoặc các chủ thể khác theo quy định của pháp luật tố tụng; để bảo vệ quyền lợi của nguyên đơn.
Bộ Luật tố tụng dân sự chỉ quy định nguyên tắc chung để xác định nguyên đơn thông qua hành vi khởi kiện của chủ thể có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm hay tranh chấp. Theo đó; nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự; khi cho rằng quyền và lợi ích của người đó bị xâm phạm.
Theo quy định trên thì nguyên đơn là chủ thể thỏa mãn hai điều kiện sau:
– Được giả thiết có quyền lợi bị xâm hại hay tranh chấp với bị đơn.
– Đã tự mình khởi kiện.
Các quy định trên của Bộ luật này chưa đủ để xác định tư cách của đương sự trong vụ án dân sự. Bởi lẽ; để có thể xác định đúng tư cách của nguyên đơn; thì ngoài các điều kiện trên; cần có các quy định của pháp luật hôn nhân gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động. Việc xác định tư cách của nguyên đơn phải dựa trên cơ sở quan hệ pháp luật có tranh chấp; pháp luật nội dung điều chỉnh quan hệ đó.
Điều kiện để trở thành nguyên đơn
Để trở thành nguyên đơn thì cá nhân, cơ quan, tổ chức phải đáp ứng những điều kiện nhất định:
Thứ nhất, khi các chủ thể cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại. Điều này cho thấy việc nguyên đơn tham gia tố tụng mang tính chủ động; khi nhận thấy quyền lợi của bản thân bị xâm hại; chủ thể tự mình yêu cầu cơ quan chức năng bảo vệ quyền lợi cho mình. Nó trái ngược lại với tính bị động của bị đơn khi tham gia tố tụng. Việc yêu cầu bảo vệ quyền lợi bị xâm hại xuất phát từ ý chí chủ quan của nguyên đơn.
Vì việc xác định quyền lợi của chủ thể có bị xâm hại hay không; thì phải được khẳng định trong các bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực. Khi bản án, quyết định của Tòa án chưa có hiệu lực pháp luật khẳng định vấn đề đó; thì quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn mới chỉ dừng lại là giả thiết bị xâm phạm.
Thứ hai, để tham gia vào quan hệ pháp luật Tố tụng dân sự thì nguyên đơn phải có năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự. Vì ngoài việc có khả năng; pháp luật quy định nguyên đơn còn phải tự mình thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự; hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia tố tụng lúc đó họ trở thành nguyên đơn.
Thứ ba, các chủ thể trở thành nguyên đơn; khi yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc lợi ích công cộng, lợi ích thuộc lĩnh vực mình phụ trách. Đối với chủ thể là cá nhân có năng lực hành vi tố tụng dân sự đầy đủ hoặc cơ quan, tổ chức thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án dân sự được Tòa án thụ lý; thì các cá nhân, cơ quan, tổ chức đó trở thành nguyên đơn.
Trường hợp cá nhân không có năng lực hành vi tố tụng dân sự đầy đủ; mà được người đại diện hợp pháp của người này; thì người được bảo vệ quyền lợi cũng được xác định là nguyên đơn. Việc quy định nhiều chủ thể có thể trở thành nguyên đơn cho thấy sự quan tâm của pháp luật tới việc đảm bảo lợi ích của mọi chủ thể trong xã hội.
Thứ tư, để khởi kiện và xác định tư cách là nguyên đơn; thì chủ thể phải có đơn khởi kiện, gửi đơn kiện tới Tòa án; và Tòa án thụ lý đơn khởi kiện. Đơn khởi kiện phải đầy đủ nội dung; được quy định tại khoản 2 Điều 164 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015.
Trong trường hợp cả hai bên chủ thể của một quan hệ pháp luật nội dung trong tranh chấp mà cùng khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết quan hệ nội dung tranh chấp đó; thì Tòa án thụ lý đơn khởi kiện của bên nào trước; thì bên đó được xác định là nguyên đơn.
Ngoài nguyên đơn là người có đơn khởi kiện, yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền lợi của cá nhân, lợi ích công cộng…thì bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cũng trở thành nguyên đơn trong trường hợp:
+ Trường hợp nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện, nhưng bị đơn vẫn giữ nguyên yêu cầu phản tố của mình thì bị đơn trở thành nguyên đơn.
+ Trong trường hợp nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện nhưng người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trở thành nguyên đơn, người có nghĩa vụ với yêu cầu độc lập trở thành nguyên đơn.
Câu hỏi thường gặp
Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện, người được cá nhân, cơ quan, tổ chức do bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm hại.
Nguyên đơn có vai trò quan trọng trong vụ án dân sự so với các đương sự khác. Vì để phát sinh vụ án dân sự tại Tòa án; đồng thời là cơ sở để bắt đầu giải quyết vụ án dân sự; phải có nguyên đơn khởi kiện hoặc các chủ thể khác theo quy định của pháp luật tố tụng; để bảo vệ quyền lợi của nguyên đơn.
Thứ nhất, khi các chủ thể cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại.
Thứ hai, để tham gia vào quan hệ pháp luật Tố tụng dân sự thì nguyên đơn phải có năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự .
Thứ ba, các chủ thể trở thành nguyên đơn; khi yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc lợi ích công cộng, lợi ích thuộc lĩnh vực mình phụ trách.
Thứ tư, để khởi kiện và xác định tư cách là nguyên đơn; thì chủ thể phải có đơn khởi kiện, gửi đơn kiện tới Tòa án; và Tòa án thụ lý đơn khởi kiện.
Thông tin liên hệ Luật sư X
Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X.
Mong rằng bài viết hữu ích đối với độc giả!
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ: 0833.102.102.