Các vấn đề liên quan đến chế độ bảo hiểm xã hội dành cho người lao động nữ mang thai luôn là những câu hỏi thường được bạn đọc của Luật sư X quan tâm. Bên cạnh những chế độ cơ bản của thai sản mà người lao động có thể được hưởng như tiền thai sản, số ngày nghỉ khám thai, số tháng nghỉ thai sản thì vấn đề nghỉ thai sản từ tuần bao nhiêu cũng là trăn trở của nhiều người. Về thời gian nghỉ thai sản thì sẽ tuỳ vào sức khoẻ của từng người. Với những người có sức khoẻ tốt thì thời gian trước sinh có thể làm nhiều hơn để có thêm thời gian ở nhà chăm con sau sinh. Nhưng đối với người có sức khoẻ kém hơn thì việc đảm bảo cho em bé nên là điều quan tâm hàng đầu. Để giúp người đọc có cái nhìn rõ hơn về vấn đề này mời bạn đón đọc bài viết “Nên nghỉ thai sản từ tuần bao nhiêu?” dưới đây của Luật sư X.
Căn cứ pháp lý
Nên nghỉ thai sản từ tuần bao nhiêu?
Chế độ thai sản là một chế độ phúc lợi nổi bật của bảo hiểm xã hội Việt Nam. Không chỉ bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động nữ trong quá trình mang thai mà chế độ thai sản còn thể hiện tinh thần nhân đạo, tôn trọng thiêng chức thiêng liêng của mỗi người phụ nữ. Ngoài những hỗ trợ về mặt vật chất thì thời gian người lao động được nghỉ thai sản cũng là vấn đề bạn nên đặc biệt chú ý đến. Thông thường là thời gian nghỉ thai sản sẽ là 06 tháng trước và sau sinh. Khoảng thời gian này sẽ thay đổi tuỳ vào nhu cầu của mọi người. Quy định cụ thể của vấn đề này như sau:
Căn cứ Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, thời gian nghỉ thai sản khi sinh con được quy định như sau:
Thời gian hưởng chế độ khi sinh con
- Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
Theo đó, thời gian hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con thường sẽ là 06 tháng và được nghỉ trước khi sinh không quá 02 tháng. Thông thường thời gian dự sinh là khi thai 40 tuần. Như vậy từ tuần thai thứ 32, lao động nữ có thể xin nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Chế độ thai sản về sớm 1 tiếng là như thế nào?
Ngoài chế độ nghỉ thai sản 6 tháng thì bạn cũng nên lưu tâm đến chế độ thai sản về sớm 1 tiếng. Khi bạn mang thai thường dễ cảm thấy mệt mỏi với thời gian làm việc kéo dài. Chính vì vậy việc được tạo điều kiện nghỉ sớm 1 tiếng sẽ giúp bạn có thêm thời gian nghỉ ngơi khi mang thai. Dù là chế độ được quy định của thai sản nhưng nhiều lao động nữ cũng không được phổ cập những kiến thức này khiến cho quyền lợi của bản thân bị ảnh hưởng. Để mọi người có thể nắm rõ được chế độ thai sản về sớm 1 tiếng là như thế nào? thì mời bạn theo dõi những thông tin sau của chúng tôi.
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 137 Bộ Luật Lao động 2019 như sau:
Bảo vệ thai sản
…
- Lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai và có thông báo cho người sử dụng lao động biết thì được người sử dụng lao động chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Quy định này nhằm để bảo vệ thai nhi và người lao động nữ trong hai trường hợp:
- Làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
- Làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con.
Theo đó, chế độ cho người lao động nghỉ sớm 1 tiếng trong thời gian mang thai đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng chỉ áp dụng đối với một số trường hợp mà không áp dụng đối với tất cả người lao động nữ mang thai.
Ngoài ra, người lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng cũng được phép nghỉ 60 phút mỗi ngày theo quy định tại khoản 4 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP như sau:
Chăm sóc sức khỏe đối với lao động nữ
…
- Nghỉ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi:
a) Lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi có quyền được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc để cho con bú, vắt, trữ sữa, nghỉ ngơi. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động;
b) Trường hợp lao động nữ có nhu cầu nghỉ linh hoạt hơn so với quy định tại điểm a khoản này thì người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động để được bố trí nghỉ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ;
c) Trường hợp lao động nữ không có nhu cầu nghỉ và được người sử dụng lao động đồng ý để người lao động làm việc thì ngoài tiền lương được hưởng theo quy định tại điểm a khoản này, người lao động được trả thêm tiền lương theo công việc mà người lao động đã làm trong thời gian được nghỉ.
Như vậy, đối với các trường hợp khác không rơi vào khoản 2 Điều 137 Bộ Luật Lao động 2019, thì người lao động nữ tuy không được hưởng chế độ thai sản về sớm 1 tiếng nhưng có thời gian nghỉ 1 tiếng hằng ngày để cho con bú, vắt, trữ sữa, nghỉ ngơi mà vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.
Có thể kéo dài thời gian nghỉ thai sản hay không?
Nhiều người sau khi hết thời gian nghỉ thai sản vẫn chưa thể bình phục được sức khoẻ để tiếp tục làm việc. Nhiều người vì không thể ngay lập tức quay lại sau kỳ nghỉ thai sản vì vấn đề sức khoẻ đã phải lựa chọn phương thức nghỉ việc hoàn toàn. Điều này cũng khá thiệt thòi cho người lao động và mất thời gian đào tạo, chuẩn bị nhân sự mới của người sử dụng lao động. Vậy trong những trường hợp như vậy có cách nào để giải quyết vấn đề này mà vẫn có thể quay lại làm việc không? Đây cũng là vấn đề được nhiều người lao động nữ sắp và đang trong thời kỳ thai sản đặt ra cho Luật sư X.
Căn cứ Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định như sau:
Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản
- Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33, khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.
Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước. - Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:
a) Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;
b) Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;
c) Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác. - Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.
Như vây, người lao động nữ sao khi nghỉ hết thời gian hưởng chế độ thông thường mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ thì được nghỉ từ 05 ngày đến 10 ngày và mức lương bằng 30% lương cơ sở.
Ngoài ra, trường hợp người lao động muốn nghỉ thêm có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động cho phép nghỉ không hưởng lương hoặc hưởng chế độ đãi ngộ khác.
Mời bạn xem thêm
- Download bộ hồ sơ dự thầu năm 2023
- Mẫu cam kết bảo hành của nhà thầu mới – Tải xuống miễn phí
- Quy định xây phòng trên ban công như thế nào?
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Nên nghỉ thai sản từ tuần bao nhiêu?” Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay nhu cầu dùng đến dịch vụ tư vấn pháp lý tách thửa đất cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ khoản 1 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
Thời gian hưởng chế độ khi sinh con
Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:
a) 05 ngày làm việc;
b) 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;
c) Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;
d) Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.
Trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới 02 tháng tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc 04 tháng tính từ ngày sinh con; nếu con từ 02 tháng tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc 02 tháng tính từ ngày con chết, nhưng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không vượt quá thời gian quy định tại khoản 1 Điều này; thời gian này không tính vào thời gian nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động.
…
Như vậy, theo quy định trên thì lao động nữ sinh sẽ được nghỉ thai sản trước và sau sinh con là 06 tháng nhưng thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng và trường hợp sinh đôi trở lên thì cứ mỗi con lao động nữ được nghỉ thêm 01 tháng.
Hiện nay, khoảng thời gian người mẹ sinh con sẽ từ tuần thứ 39 đến tuần thứ 41.
Do đó, khi đáp ứng đủ điều kiện về thời gian tham gia BHXH, lao động nữ mang thai từ tuần thứ 31 đến tuần thứ 33 trở đi có thể lựa chọn thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản.
Tuy nhiên, nếu muốn nghỉ sớm hơn thời gian được quy định, lao động nữ có thể thỏa thuận xin nghỉ không lương hoặc tạm hoãn hợp đồng lao động với người sử dụng lao động.
Căn cứ Điều 32 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
Thời gian hưởng chế độ khi khám thai
Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Như vậy, khi mang thai lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.
Luật quy định trường hợp sau khi sinh con mà con bị chế mẹ được hưởng chế độ thai sản như sau:
1) Nếu con dưới 02 tháng tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc 04 tháng tính từ ngày sinh con;
2) Nếu con từ 02 tháng tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc 02 tháng tính từ ngày con chết, nhưng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không vượt quá thời gian 06 tháng cộng với thời gian nghỉ sinh được tính thêm trong trường hợp phải mổ hoặc sinh nhiều con.
Thời gian hưởng chế độ thai sản khi con bị chết sau sinh tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần.