Có thể vì nhiều lí do nên cá nhân phải nghỉ việc trong một tháng. Có nhiều người hiện nay có nhu cầu xin nghỉ không lương 1 tháng nhưng lại không biết có được xin nghỉ không lương 1 tháng hay không? Rất nhiều người khi xin nghỉ không lương 1 tháng sợ không được duyệt hoặc sợ bị đuổi việc luôn, vì vậy mà nhiều người lao động rất lo ngại khi xin nghỉ không lương trong vòng 1 tháng. Vậy, Năm 2023 xin nghỉ không lương 1 tháng có được không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X để nắm rõ hơn về vấn đề này nhé.
Căn cứ pháp lý
Người lao động được nghỉ không lương bao nhiêu ngày?
Theo Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ không lương với người lao động như sau:
– Người lao động được nghỉ không lương 01 ngày khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
Việc nghỉ 01 ngày không lương này phải được thông báo tới người sử dụng lao động.
– Người lao động còn có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Đối với trường hợp này, số ngày nghỉ không lương tùy thuộc vào thỏa thuận của 2 bên.
Như vậy, thời gian nghỉ không lương trong từng trường hợp được xác định như sau:
Trường hợp 1: Nghỉ không lương khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha/mẹ, anh, chị, em ruột kết hôn.
Người lao động được nghỉ 01 ngày.
Trường hợp 2: Có thỏa thuận về việc nghỉ không hưởng lương giữa người lao động với người sử dụng lao động.
Bộ luật Lao động hiện hành không quy định cụ thể thời gian nghỉ trong trường hợp này. Do đó, người lao động và người sử dụng có thể tự thỏa thuận với nhau về số ngày nghỉ không lương mà không bị giới hạn.
Xin nghỉ không lương 1 tháng có được không?
Có thể thấy, người lao động được nghỉ không lương trong 2 trường hợp sau đây:
– Theo quy định của pháp luật có liên quan đến người thân trong gia đình
– Thỏa thuận với người sử dụng lao động.
Thời gian xin nghỉ không lương khi thỏa thuận với người sử dụng lao động, pháp luật sẽ không giới hạn và cũng không quy định cụ thể. Nên người lao động chỉ cần thương lượng thỏa thuận và thống nhất về thời gian nghỉ không lương với người sử dụng lao động là được.
Tuy nhiên, người lao động cũng cần lưu ý về quy định tại khoản 4 Điều 125 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
“4. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.”
vì nếu rơi vào trường hợp này thì có thể sẽ bị xử lý kỷ luật.
Chính vì vậy người lao động muốn xin nghỉ không lương cần phải nhận được sự đồng ý của người sử dụng lao động để tránh ảnh hưởng đến công việc, lợi ích của đôi bên.
Theo đó, người lao động có thể xin nghỉ không lương trong thời gian 1 tháng. Tuy nhiên, cần có sự đồng ý của ban lãnh đạo công ty (trưởng nhóm, Giám đốc…) đồng thời cần có sự thỏa thuận rõ ràng về thời gian nghỉ.
Người lao động nghỉ không lương có đóng BHXH không?
Tại khoản 3 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định:
Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Ngoài ra, tại khoản 4 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH có quy định: Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội.
Như vậy trường hợp nghỉ không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì tháng đó người lao động không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó.
Thời gian nghỉ không lương có được tính phép năm không?
Tại khoản 4 Điều 65 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định:
“Điều 65. Thời gian được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động
4. Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý nhưng cộng dồn không quá 01 tháng trong một năm.”
Theo quy định trên thì thời gian nghỉ không lương nếu có sự đồng ý của người sử dụng lao động thì thời gian này vẫn được tính là thời gian làm việc để tính số ngày phép năm của người lao động.
Lưu ý: Thời gian nghỉ không lương phải đảm bảo cộng dồn không quá 1 tháng trong năm thì mới được tính số ngày phép năm theo quy định.
Hiện hành, theo Bộ luật Lao động 2019 quy định thì người lao động có từ 12 – 16 ngày phép/năm tùy vào điều kiện lao động nếu làm tròn 12 tháng.
Từ chối yêu cầu nghỉ không lương có bị phạt?
Theo quy định, người sử dụng lao động chỉ buộc phải cho người lao động nghỉ không lương khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột của người lao động chết hoặc khi cha/mẹ, anh, chị, em ruột của người đó kết hôn.
Nếu không cho người lao động nghỉ không lương, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính khoản 1 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP:
“Điều 18. Vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không bảo đảm cho người lao động nghỉ việc riêng hoặc nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật;“
Theo đó, nếu người sử dụng lao động là cá nhân vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 02 – 05 triệu đồng, còn tổ chức vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 04 – 10 triệu đồng.
Trường hợp người lao động xin nghỉ không lương vì các lý do khác thì người sử dụng lao động hoàn toàn có quyền từ chối lời đề nghị này mà không bị coi là vi phạm pháp luật.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Năm 2023 xin nghỉ không lương 1 tháng có được không?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như mẫu hợp đồng thuê nhà ở đơn giản. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Người lao động muốn hưởng chế độ ốm đau cần phải đáp ứng các điều kiện sau:
– Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
– Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau.
– Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
Mặt khác, điểm c khoản 2 Điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định:
– Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động trong thời gian đang nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật lao động; nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Do đó, nếu người lao động nghỉ không lương mà ốn đau, tai nạn không phải tai nạn lao động trong khoản thời gian nghỉ không hưởng lương thì sẽ không được hưởng chế độ ốm đau.
Theo điểm e khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019, người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên thì người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
Còn theo khoản 4 Điều 125 Bộ luật Lao động 2019 quy định hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong trường hợp người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.