Chào luật sư, vài ngày trước do say rượu sau khi tham gia tiệc công ty nên tôi đã không điều khiển được tay lái dẫn đến đâm vào một người đàn ông đang lưu thông cùng chiều. Nhận ra vẫn đề là lỗi của mình nên tôi đã dẫn người đó đi bệnh viện và chi trả các tiền viện phí liên quan. Dù đã đi bệnh viện kịp thời nhưng do va chạm tương đối mạnh nên người đàn ông bị gãy chân còn tôi chỉ bị xay sát nhẹ, giờ chúng tôi quyết định sẽ viết thỏa thuận bồi thường. Vậy mẫu thỏa thuận bồi thường tai nạn giao thông năm 2023 ra sao? Xin được tư vấn.
Cảm ơn câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn về thông tin về Thủ tục đình công hợp pháp mời bạn hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Căn cứ pháp lý
Biên bản thỏa thuận tai nạn giao thông là gì?
Khi có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Như vậy, người gây thiệt hại phải có trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại, đồng thời các bên cũng hoàn toàn có thể tự thỏa thuận, đàm phán với nhau về phương án bồi thường thiệt hại.
Mẫu biên bản thỏa thuận bồi thường thiệt hại là mẫu biên bản được lập nên với mục đích thỏa thuận, bồi thường những thiệt hại giữa các bên để thống nhất về ý kiến, do đó đây cũng là một mẫu biên bản có nội dung quan trọng giúp cho quá trình bồi thường thiệt hại được diễn ra hiệu quả theo đúng thỏa thuận của hai bên hơn.
Biên bản thỏa thuận thỏa thuận tai nạn giao thông là văn bản ghi nhận lại thỏa thuận của các bên trong đó các bên đã thỏa thuận bồi thường cho nhau một khoản tiền hay một vật chất nào đó khi có tai nạn giao thông xảy ra.
Biên bản thỏa thuận tai nạn giao thông để làm gì?
Biên bản thỏa thuận tai nạn giao thông là một tài liệu được lập ra sau khi xảy ra một vụ tai nạn giao thông để thống nhất giữa các bên về việc giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến tai nạn đó. Biên bản này có giá trị pháp lý và được coi là một công cụ quan trọng trong quá trình giải quyết các vấn đề liên quan đến tai nạn giao thông.
Để tránh được những tranh chấp dẫn đến việc phải có cơ quan có thẩm quyết tiến hành giải quyết thì các bên có thể thỏa thuận với nhau về phương án bồi thường thiệt hại
Một số mục đích của việc lập biên bản thỏa thuận tai nạn giao thông bao gồm:
- Xác định nguyên nhân và trách nhiệm của các bên liên quan trong vụ tai nạn giao thông.
- Thống nhất về việc giải quyết các thiệt hại phát sinh trong tai nạn giao thông, bao gồm thiệt hại về tài sản và thiệt hại về sức khỏe của các bên tham gia.
- Tạo điều kiện cho các bên tham gia giải quyết vụ tai nạn giao thông một cách minh bạch và công bằng.
- Giảm thiểu thời gian và chi phí cho các bên liên quan trong quá trình giải quyết các vấn đề phát sinh từ tai nạn giao thông.
Tóm lại, việc lập biên bản thỏa thuận tai nạn giao thông giúp cho các bên liên quan giải quyết các vấn đề phát sinh từ tai nạn một cách nhanh chóng, minh bạch và công bằng, đồng thời giúp cho quá trình xử lý các tranh chấp sau tai nạn trở nên dễ dàng hơn.
Mẫu thỏa thuận bồi thường tai nạn giao thông
Mời bạn tham khảo và tải xuống Mẫu biên bản thỏa thuận bồi thường tai nạn giao thông; của chúng tôi:
Hướng dẫn điền mẫu thỏa thuận bồi thường tai nạn giao thông:
- Phần đầu là Quốc hiệu tiêu ngữ;
- Tên biên bản là: “Biên bản thỏa thuận tai nạn giao thông
- Phần tiếp theo sẽ ghi ngày tháng, địa điểm lập biên bản bồi thường tai nạn giao thông, cũng như các bên có mặt.
- Thông tin về bên bồi thường và bên được bồi thường: Nhìn chung các thông tin này gồm có tên, số chứng minh nhân dân hoặc là căn cước công dân, địa chỉ, số điện thoại…
- Nội dung sự việc dẫn đến việc bồi thường: Trình bày đầy đủ sự việc
- Phần nội dung thỏa thuận: phần này ghi rõ các nội dung mà các bên đã thỏa thuận với nhau về vấn đề bồi thường thiệt hại, bồi thường bằng tiền hay bằng hiện vật, số tiền bồi thường là bao nhiêu hoặc bằng hiện vật thì hiện vật gì, phương thức bồi thường theo từng giai đoạn hay bồi thường một lần, thời hạn thực hiện trách nhiệm bồi thường.
- Cam kết của các bên về việc thực hiện bồi thường thiệt hại
- Cuối văn bản các bên ký và ghi rõ họ tên.
Gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Người gây ra tai nạn giao thông có nghĩa vụ phải khắc phục hậu quả và bồi thường cho nạn nhân gặp tai nạn, tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp người gây tai nạn bỏ trốn. Đây không những là hành vi trái đạo đức mà còn trái pháp luật nếu bị phát hiện sẽ bị xử phạt nặng. Vậy gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Điều khiển xe máy gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn
Căn cứ điểm đ khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:
8. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
đ) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;
Như vậy, người gây tai nạn giao thông mà không dừng lại; Gây tai nạn giao thông không giữ nguyên hiện trường; Gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền; Gây tai nạn giao thông nhưng không tham gia cấp cứu người bị nạn; sẽ bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng. Mức phạt tiền này tương đối cao, nhằm tăng tinh thần trách nhiệm của người điều khiển xe máy; cũng thể hiện tính nhân đạo của pháp luật, ưu tiên cứu người bị nạn.
Điều khiển ô tô gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn
Căn cứ điểm b khoản 8 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:
Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
8. Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;
Như vậy, điều khiển ô tô gây tai nạn rồi bỏ trốn bị phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng.
Có thể thấy, các hành vi nêu trên là những hành vi vô cùng nguy hiểm; mang tính rủi cao, gây tai nạn giao thông, thiệt hại lớn về tính mạng sức khỏe con người. Do đó, mức phạt tương đối cao nhằm tăng tính răn đe; nhằm nâng cao ý thức của người điều khiển xe; tinh thần trách nhiệm khi gây tai nạn; và thể tính nhân đạo, đề cao con người, đặt ưu tiên cứu người lên hàng đầu.
Có thể bạn quan tâm:
- Thời gian khiếu nại nghĩa vụ quân sự
- Quy trình tuyển quân nghĩa vụ quân sự
- Công dân nam đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải đăng ký nghĩa vụ quân sự?
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Mẫu thỏa thuận bồi thường tai nạn giao thông”. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ tư vấn pháp lý về luật thừa kế đất đai mới nhất cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
– Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
– Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
– Thiệt hại khác do luật quy định.
Ngoài ra, người chịu trách nhiệm bồi thường phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu.
Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;
e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;
…
Như vậy, có thể thấy rằng người tham gia giao thông vô ý gây tai nạn giao thông chết 1 người mà đã bồi thường thiệt hại cho gia đình nạn nhân thì có thể được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khi xét xử vụ án
Mức bồi thường thiệt hại về sức khỏe bị xâm hại do các bên tự thỏa thuận với nhau và các khoản bồi thường thiệt hại mà người vi phạm thực hiện phải dựa trên các căn cứ theo Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015 quy định cụ thể như sau:
Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:
Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;