Bảo hiểm xã hội được biết đến như một sự bảo đảm đối với người lao động nó có thể thay thế hoặc bù đắp hoặc có một phần thu nhập của những chủ thể là người lao động khi họ bị giảm hoặc bị mất thu nhập do một số trường hợp bất đắc dĩ như thai sản, ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động thậm chí người lao động chết bảo hiểm xã hội được xây dựng dựa trên cơ sở đóng góp của người lao động vào quỹ bảo hiểm xã hội của Nhà nước. Tuy vậy, sẽ có những lý do phát sinh mà nhiều người lao động đột nhiên họ muốn hủy sổ bảo hiểm xã hội, nhưng vì chưa nắm chắc cách hủy bỏ bảo hiểm xã hội như thế nào sao cho đúng với pháp luật. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Thủ tục hủy sổ bảo hiểm xã hội cũ” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
Khái niệm bảo hiểm xã hội
“Bảo hiểm là phương thức bảo vệ trước những tổn thất tài chính. Đó là hình thức quản lý rủi ro, chủ yếu được sử dụng để bảo hiểm cho những rủi ro ngẫu nhiên hoặc tổn thất có thể xảy ra”
Đơn vị cung cấp bảo hiểm có thể là cơ quan Nhà nước hoặc công ty, tổ chức bảo hiểm.
“Xã hội là một nhóm những cá nhân liên quan đến tương tác xã hội một cách thường xuyên, hoặc một nhóm xã hội lớn có chung lãnh thổ không gian hoặc xã hội, thường chịu cùng thẩm quyền chính trị và các kỳ vọng văn hóa chi phối” – Theo wikipedia
Hiện nay, Bảo hiểm xã hội tại Việt Nam là một chính sách an sinh do cơ quan BHXH Việt Nam triển khai tổ chức và thực hiện theo đúng quy định của Pháp luật. Cụ thể:
Giải thích từ ngữ “Bảo hiểm xã hội” được quy định tại Khoản 1 điều 3, Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ban hành ngày 20/11/2014 cụ thể như sau:
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Như vậy, có thể thấy BHXH là một trong những chính sách an sinh hữu ích đối với người tham gia, do Nhà nước tổ chức và được bảo đảm thực hiện dựa trên các văn bản pháp lý. Trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH, người tham gia sẽ được bù đắp một phần thu nhập khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập chính do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động.
Hiện nay có 2 hình thức để người dân có thể đăng ký tham gia, tùy theo nhóm đối tượng bắt buộc tham gia và tham gia tự nguyện. Với mỗi hình thức, người tham gia sẽ được hưởng những quyền lợi và chế độ khác nhau.
Trường hợp hủy sổ bảo hiểm xã hội
Có rất nhiều lý do khiến người lao động muốn hủy sổ bảo hiểm xã hội cũ, tuy nhiên cơ quan BHXH chỉ thực hiện hủy sổ cho người lao động khi họ cam kết không thừa nhận quá trình tham gia bảo hiểm xã hội trước đây.
05 trường hợp người lao động muốn hủy sổ bảo hiểm xã hội được cơ quan BHXH ghi nhận:
- Người lao động chuyển đi nơi khác sống và làm việc, không muốn sử dụng sổ bảo hiểm xã hội cũ.
- Tham gia bảo hiểm xã hội trong một thời gian ngắn tại đơn vị cũ và không muốn quá trình tham gia bảo hiểm xã hội bị phức tạp.
- Đã nhận hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần, sổ cũ không còn giá trị hưởng lợi ích hoặc lợi ích nhỏ, muốn hủy sổ và làm sổ mới tại nơi làm việc mới.
- Do quá trình chuyển công tác phức tạp nhiều người có tới 2 sổ bảo hiểm xã hội.
- Sổ bảo hiểm xã hội cũ bị sai thông tin và không muốn làm các thủ tục điều chỉnh thông tin.
Khi đi làm tại đơn vị mới người lao động buộc phải thực hiện làm thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội ở đơn vị cũ để có thể tham gia tiếp tục BHXH ở đơn vị mới. Nếu người lao động không chốt sổ bảo hiểm xã hội cũ sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp tục tham gia đóng bảo hiểm xã hội tại nơi làm việc mới.
Trách nhiệm chốt sổ thuộc về đơn vị sử dụng lao động. Trong trường hợp doanh nghiệp gây khó dễ cho người lao động có thể chốt sổ doanh nghiệp sẽ bị phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội.
Trình tự thủ tục hủy sổ bảo hiểm xã hội cũ
Quy trình để người lao động huỷ sổ bảo hiểm xã hội bao gồm các bước cụ thể như sau:
– Bước 1: Người lao động phải chuẩn bị sổ bảo hiểm xã hội cần hủy, các giấy tờ tùy thân hoặc sổ hộ khẩu bản gốc để nhằm mục đích xác nhận. Cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ chỉ hủy sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp người lao động có nhiều sổ hoặc phải đem sổ cần hủy đến trực tiếp để hủy chứ không hủy thông qua số sổ được.
– Bước 2: Người lao động phải đến tại cơ quan bảo hiểm xã hội cấp quận/huyện hoặc tỉnh thành phố nơi mình đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội ở đơn vị cũ thực hiện làm đơn xin hủy sổ bảo hiểm xã hội. Đơn xin hủy sổ bảo hiểm xã hội theo Mẫu TK1-TS phải kèm theo cam kết không thừa nhận quá trình đóng bảo hiểm xã hội của mình trong thời gian ghi trên sổ bảo hiểm xã hội mà người lao động yêu cầu hủy.
– Bước 3: Người lao động phải nộp đơn và chờ kết quả xác nhận đã hủy sổ từ cơ quan bảo hiểm xã hội.
Sau khi các chủ thể là người lao động làm hoàn tất các thủ tục hủy sổ bảo hiểm xã hội cũ các chủ thể là người lao động sẽ có thể đăng ký tham gia BHXH và nhận sổ BHXH mới tại đơn vị mình đang làm việc.
Cơ quan giải quyết khiếu nại khi doanh nghiệp không chịu trả sổ
Căn cứ Điều 15 Nghị định 24/2018/NĐ-CP quy định về thẩm quyền giải quyết khiếu nại về lao động, an toàn, vệ sinh lao động như sau
– Người sử dụng lao động có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định, hành vi về lao động, an toàn, vệ sinh lao động của mình bị khiếu nại.
– Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai đối với khiếu nại về lao động, an toàn, vệ sinh lao động khi người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu theo quy định tại Điều 23 hoặc đã hết thời hạn quy định tại Điều 20 Nghị định này mà khiếu nại không được giải quyết.
– Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về điều tra tai nạn lao động theo quy định tại Điều 17 Nghị định 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động.
Như vậy, trong trường hợp công ty không chịu trả sổ bảo hiểm xã hội cho bạn, bạn có thể trực tiếp tới ban lãnh đạo công ty yêu cầu giải quyết, nếu công ty không giải quyết hoặc giải quyết không thỏa đáng, bạn có thể gửi đơn khiếu nại đến Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi công ty đặt trụ sở chính.
Gộp sổ bảo hiểm xã hội
Căn cứ hướng dẫn tại Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 được sửa bởi Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020 và Quyết định 222/QĐ-BHXH năm 2021, việc gộp sổ bảo hiểm xã hội như sau:
* Trường hợp người lao động có các sổ BHXH đóng trùng nhau:
– Hồ sơ bao gồm:Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHTN (Mẫu TK1-TS). Các sổ bảo hiểm xã hội.
-Điểm nộp hồ sơ: Cơ quan bảo hiểm xã hội tỉnh/huyện nơi quản lý hoặc cư trú.
– Thời gian giải quyết hồ sơ: Không quá 10 ngày kể từ ngày cơ quan bảo hiểm nhận đủ hồ sơ.
– Kết quả: Người lao động được nhận lại: Sổ bảo hiểm xã hội, tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp đã đóng trùng, quyết định hoàn trả
* Trường hợp người lao động có các sổ đóng không trùng nhau:
– Hồ sơ gồm: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHTN. Các sổ bảo hiểm xã hội đề nghị gộp
– Điểm nộp hồ sơ: Đơn vị sử dụng lao động nơi mình đang làm việc hoặc Cơ quan bảo hiểm xã hội tỉnh/huyện trực tiếp thu tiền bảo hiểm xã hội.
– Thời gian giải quyết hồ sơ: Tối đa 10 ngày kể từ ngày cơ quan bảo hiểm xã hội nhận đủ hồ sơ và tối đa 45 ngày: Trường hợp phải xác minh quá trình đóng bảo hiểm ở tỉnh khác hoặc nhiều đơn vị sử dụng lao động nơi người lao động từng làm việc và phải có văn bản thông báo.
– Lệ phí: Không có
– Kết quả: Người lao động sẽ bị thu hồi toàn bộ sổ cũ và được cấp sổ bảo hiểm xã hội mới, trong đó đã gộp đủ quá trình đóng bảo hiểm xã hội. Cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ tiến hành hủy mã số các sổ BHXH đã gộp.
Thời hạn hủy sổ bảo hiểm xã hội
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Theo quy định khi nào được rút bảo hiểm xã hội 1 lần?
- Mẫu giấy ủy quyền bảo hiểm xã hội mới 2023
- Làm sao để có sổ bảo hiểm xã hội?
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề tư vấn luật lao động đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Thủ tục hủy sổ bảo hiểm xã hội cũ” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới soạn thảo mẫu đơn xin trích lục khai tử … Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Nhiều người lao động muốn hủy luôn sổ bảo hiểm xã hội tương ứng với thời gian đóng bảo hiểm ở công ty cũ do có nhiều sổ bảo hiểm hoặc gặp khó khăn trong thủ tục tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội.
Luật Bảo hiểm xã hội và các Nghị định hay Thông tư hướng dẫn hiện hành đều chưa có quy định về thủ tục hủy sổ bảo hiểm xã hội cũ.
Tuy nhiên trong Công văn số 3663/BHXH-THU của Bảo hiểm xã hội thành phố Hồ Chí Minh từng có hướng dẫn về việc hủy sổ bảo hiểm như sau:
5. Trường hợp NLĐ cam kết không thừa nhận quá trình tham gia BHXH, BHTN thì phải trình bày rõ trong Đơn đề nghị (mẫu D01-TS). Cán bộ xử lý nghiệp vụ khóa dữ liệu quá trình đóng BHXH, BHTN bằng phương án KB, KT và lập biên bản hủy sổ tại mục “Hủy có nhiều sổ”. Đơn đề nghị của NLĐ có phê duyệt của Ban Giám đốc BHXH quận, huyện hoặc Lãnh đạo phòng Thu BHXH Thành phố để thay thế cho sổ thu hồi. Trường hợp đặc biệt phải phục hồi lại quá trình đã khóa phương án KB, KT, thì chỉ được thực hiện khi có sự phê duyệt (nơi đã khóa dữ liệu trước đây) của Ban Giám đốc BHXH quận, huyện hoặc lãnh đạo phòng chức năng của Thành phố và đúng theo quy trình phục hồi số sổ đã hủy.
Như vậy, người tham gia chỉ có thể yêu cầu hủy sổ nếu xác minh được là người lao động thực sự không tham gia bảo hiểm xã hội trong thời gian được ghi nhận trong sổ muốn hủy. Còn nếu trước đó, người lao động có đi làm, ký hợp đồng lao động và đóng bảo hiểm thì không thể hủy sổ bảo hiểm xã hội mà bắt buộc phải tiến hành thủ tục gộp sổ khi có nhiều sổ.
Căn cứ Điều 48 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau:
– Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày:
+ Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;
+ Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;
+ Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;
+ Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.
– Tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động được ưu tiên thanh toán trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản.
– Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:
– Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;
– Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.
Như vậy, người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động. Khi chấm dứt hợp đồng lao động, trong mọi trường hợp, công ty phải có nghĩa vụ trả lại sổ bảo hiểm cho bạn. Khi công ty từ chối không trả đồng nghĩa với việc đã vi phạm pháp luật về lao động. Bạn có thể không cần làm thủ tục hủy sổ bảo hiểm nhưng có thể khiếu nại lên cơ quan có thẩm quyền.