Đại dịch hoành hành trong thời gian vừa qua không những gây thiệt hại đến sức khỏe, tính mạng của người dân mà còn khiến cho nhiều người mất đi việc làm. Tình trạng thất nghiệp kéo dài khiến nhiều người không đủ khả năng để trang trải cuộc sống, do đó, nhiều người đã lựa chọn cách rút bảo hiểm xã hội một lần mà không chờ đến tuổi hưởng lương hưu để hưởng các quyền lợi khác. Nhiều người thắc mắc không biết theo thống kê, Thực trạng người dân rút bảo hiểm xã hội 1 lần đang diễn biến như thế nào trong những năm gần đây? Rút bảo hiểm xã hội 1 lần có “lỗ” không? Cần có giải pháp nào để hạn chế rút BHXH 1 lần? Bài viết sau đây của Luật sư X sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về vấn đề này, mời quý bạn đọc cùng tham khảo nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Hiểu thế nào là bảo hiểm xã hội 1 lần?
Căn cứ theo Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì bảo hiểm xã hội là sự bù đắp một phần thu nhập dành cho người lao động khi người lao động bị ốm đau, thai sản hay bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết.
Trong đó, chế độ bảo hiểm xã hội 1 lần chỉ là một trong những quyền lợi mà người tham gia BHXH được hưởng. Cụ thể là đối với người lao động tham gia BHXH bắt buộc sau 1 năm nghỉ việc hoặc người tham gia BHXH tự nguyện dừng tham gia BHXH sau 1 năm và một số trường hợp đặc biệt khác khi có yêu cầu gửi cơ quan BHXH sẽ được giải quyết hưởng chế độ BHXH 1 lần theo quy định.
Thực trạng rút BHXH 1 lần hiện nay
Hơn 2 năm qua, đại dịch COVID-19 lan rộng và diễn biến phức tạp khiến nhiều người lao động mất việc làm, dẫn đến không có thu nhập, đa số chọn hưởng BHXH một lần, vì cần có một khoản tiền chi tiêu, trang trải cuộc sống. Một số người lao động khác lựa chọn nhận, vì không hiểu được những lợi ích của việc hưởng lương hưu so với nhận BHXH một lần, cũng như tính nhân văn, ưu việt và tính chia sẻ, trách nhiệm cộng đồng của việc tham gia BHXH.
Theo số liệu thống kê của BHXH Việt Nam, năm 2021, trước tác động của đại dịch COVID-19 đã có hơn 800.000 người hưởng BHXH một lần và tính đến hết quý I/2022, số người hưởng BHXH một lần là hơn 208.000 người, tăng 1% so với cùng kỳ năm 2021. Mặc dù BHXH Việt Nam liên tục thông báo, cảnh báo tới NLĐ thay vì nhận BHXH một lần có thể bảo lưu thời gian đóng BHXH để khi có điều kiện thì tiếp tục tham gia BHXH bắt buộc, nhưng số lượng người nhận BHXH một lần vẫn có xu hướng tăng cao trong thời gian qua.
Điều đáng lo ngại hơn là số người hưởng BHXH một lần có xu hướng trẻ hóa. Theo số liệu thống kê của BHXH Việt Nam, những người hưởng chế độ BHXH một lần trong thời gian qua, chủ yếu tập trung ở độ tuổi từ 20 – 39 (chiếm 79% tổng số người hưởng BHXH một lần giai đoạn 2014 – 2018). Trong đó, tập trung nhiều nhất ở nhóm tuổi từ 25 – 29 tuổi (chiếm 27,6%); nhóm tuổi từ 30 – 34 tuổi đứng thứ hai (chiếm 25,3%); tiếp theo là nhóm tuổi từ 35 – 39 tuổi và nhóm tuổi từ 20 – 24 tuổi lần lượt là 15,5% và 10,6%.
Các chuyên gia cho rằng, việc nhận BHXH một lần của Nngười lao động có thể giải quyết được một số khó khăn trước mắt, nhưng đồng nghĩa với việc họ đang đánh mất cơ hội hưởng chế độ ASXH khi về già. Đó là, khi nhận BHXH một lần, người lao động sẽ mất đi cơ hội được hưởng lương hưu, không có điều kiện vật chất đảm bảo cho cuộc sống lúc tuổi già, không có cơ hội ổn định cuộc sống. Đặc biệt là sẽ mất đi quyền lợi được cấp thẻ BHYT miễn phí để hưởng các quyền lợi về khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe khi tuổi già; mất đi chế độ tử tuất như tiền mai táng phí, trợ cấp tuất một lần, thậm chí là các suất tuất hàng tháng…
Rút bảo hiểm xã hội 1 lần có “lỗ” không?
Khi nhận bảo hiểm xã hội 1 lần lúc này, người lao động chỉ thấy cái lợi trước mắt mà không tính toán cho tương lai lâu dài, đặc biệt là khi hết tuổi lao động. Cụ thể một số thiệt thòi khi người dân rút BHXH 1 lần như sau:
1. Số tiền BHXH nhận được ít hơn nhiều so với số tiền đóng
Điều 5 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định, hàng tháng, người lao động đóng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí, tử tuất; người sử dụng lao động đóng 14% trên quỹ tiền lương đóng BHXH của người lao động vào quỹ này. Và như vậy, mỗi tháng, tổng mức đóng 22% mức tiền lương tháng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất, tương đương 01 năm đóng 22% x 12 = 2,64 tháng lương.
Trong khi đó, khoản 2 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội quy định mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần, cứ mỗi năm được:
- 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014;
- 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.
Có thể thấy, so với số tiền đóng thì số tiền bảo hiểm xã hội 1 lần nhận được ít hơn rất nhiều.
2. Không được cộng nối thời gian tham gia bảo hiểm xã hội
Theo quy định tại Điều 61 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động khi nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu hoặc chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Điều này đồng nghĩa với việc, nếu chưa nhận BHXH một lần, người lao động sẽ được cộng nối với thời gian tham gia BHXH trước đó. Ngược lại, nếu đã nhận BHXH một lần, thời gian tham gia BHXH sau này sẽ được tính mới.
Từ đó có thể dẫn tới, người lao động sẽ không đủ điều kiện hưởng lương hưu khi đã hết tuổi lao động hoặc nếu đủ thì tiền lương hưu khi về già cũng rất thấp.
3. Có thể không được cấp thẻ bảo hiểm miễn phí
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, đối tượng được cơ quan bảo hiểm xã hội đóng bảo hiểm y tế bao gồm: Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng…
Như vậy, người được nhận lương hưu sẽ được nhận thẻ bảo hiểm y tế miễn phí. Trường hợp đã nhận bảo hiểm xã hội 1 lần dẫn tới việc không đủ điều kiện hưởng lương hưu thì đương nhiên, người lao động phải tự bỏ tiền để tham gia bảo hiểm y tế bằng cách tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình.
4. Mất cơ hội có thêm khoản tiền khi về già
Bên cạnh việc không có thẻ bảo hiểm y tế, người lao động không được hưởng lương hưu còn không có cơ hội có thêm một khoản tiền. Bởi lẽ, Điều 57 Luật Bảo hiểm xã hội nêu rõ, Chính phủ quy định việc điều chỉnh lương hưu trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế phù hợp với ngân sách nhà nước và quỹ bảo hiểm xã hội. Theo thông lệ, cứ 01/7 hàng năm, mức lương hưu của người đang hưởng lương hưu đều được tăng lên.
5. Khi chết không được trợ cấp mai táng và trợ cấp tuất hàng tháng
Đây tiếp tục là hệ lụy khác từ việc nhận bảo hiểm xã hội 1 lần ảnh hưởng tới việc nhận lương hưu. Theo khoản 1 Điều 66 Luật Bảo hiểm xã hôi 2014, người đang hưởng lương hưu chết thì người lo mai táng được nhận 01 lần trợ cấp mai táng với mức bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người đang hưởng lương hưu chết.
Ngoài ra, thân nhân của người này nếu đủ điều kiện còn được hưởng tiền tuất hàng tháng bằng 50% mức lương cơ sở. Trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương cơ sở. Bên cạnh đó, cũng liên quan đến tiền tuất hàng tháng, điểm a khoản 1 Điều 67 này còn nêu, người lao động đã đóng BHXH đủ 15 năm trở lên nhưng chưa hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần thì thân nhân được nhận khoản tiền này.
Do đó, việc nhận BHXH 1 lần ảnh hưởng rất lớn đến chế độ tử tuất của người lao động.
Như vậy, có thể thấy, khi nhận bảo hiểm xã hội một lần, người lao động sẽ phải chịu rất nhiều thiệt thòi.Thời điểm này, nếu không may bị thất nghiệp, người lao động nên đăng ký để nhận được gói hỗ trợ của Chính phủ và tiếp tục làm việc cũng như tham gia bảo hiểm xã hội.
Cần có giải pháp nào để hạn chế rút BHXH 1 lần?
Từ kinh nghiệm hạn chế nhận BHXH một lần của một số quốc gia, để giảm thiểu việc rút BHXH một lần ở Việt Nam trong thời gian tới cần triển khai đồng bộ các giải pháp sau:
Một là, nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế, chính sách về BHXH, trong đó xem xét sửa đổi Luật BHXH theo hướng giảm thời gian đóng BHXH để hưởng lương hưu ở mức tối thiểu từ 20 năm như hiện nay, xuống còn 15 năm, thậm chí là 10 năm theo tinh thần Nghị quyết số 28-NQ/TW về cải cách chính sách BHXH. Điều này sẽ góp phần tăng mức độ hấp dẫn của chính sách BHXH (trong đó có BHXH tự nguyện), NLĐ sẽ có thêm động lực tiếp tục bảo lưu, tích lũy thời gian đóng BHXH để hưởng lương hưu, góp phần bảo đảm ASXH bền vững cho NLĐ.
Tiếp tục duy trì chính sách BHXH một lần, nhưng nghiên cứu sửa đổi, theo hướng để NLĐ tự quyết định lựa chọn việc thụ hưởng hoặc bảo lưu để hướng tới chế độ hưu trí lâu dài.
Hai là, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống của NLĐ. Chỉ khi NLĐ có thu nhập ổn định, có đủ nguồn lực tài chính để trang trải các chi phí sinh hoạt và có tích lũy khi đó sẽ nâng cao khả năng tiết kiệm, tham gia đóng góp để thụ hưởng khi về già.
Ba là, đổi mới toàn diện nội dung, hình thức và phương pháp truyền thông BHXH để cung cấp thông tin, định hướng dư luận, giúp NLĐ nhận thức một cách đầy đủ, sâu sắc về ý nghĩa nhân văn của chính sách BHXH.
Bốn là, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động nghiệp vụ, để đem lại lợi ích tối ưu nhất cho người tham gia và thụ hưởng chính sách BHXH, thông qua đó từng bước tạo dựng và củng cố niềm tin của người tham gia BHXH đối với chính sách.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Hạn chế rút BHXH 1 lần chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Hạn chế rút BHXH 1 lần?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý như Đổi tên căn cước công dân. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Đề xuất nêu trên là tin vui cho những người đủ tuổi nghỉ hưu nhưng thiếu số năm đóng BHXH. Thay vì phải rút BHXH một lần, hay phải đóng tiếp BHXH tự nguyện, thì sắp tới, những người này đã đủ điều kiện được nhận lương hưu. Theo đó, trước hết, đây là những người chưa nên rút BHXH 1 lần ở thời điểm hiện tại.
Ngoài ra, còn có một trường hợp khác, đó là trường hợp người lao động đã nghỉ việc, chưa đủ tuổi nghỉ hưu, nhưng đã đủ 15 năm đóng BHXH. Nếu như không có nhu cầu cấp thiết, người lao động cũng không nên rút BHXH một lần, mà nên bảo lưu thời gian đóng để đợi đủ tuổi nhận lương hưu (trước đây, người lao động thuộc trường hợp này cần phải tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện để đủ 20 năm đóng BHXH).
Nhìn chung, dù ở trường hợp nào, thì việc giảm số năm đóng BHXH để nhận lương hưu cũng có lợi cho người lao động, giúp người lao động dễ dàng tiến tới cơ hội được nhận lương hưu hơn.
Căn cứ theo Điểm a, b, Khoản 1, Điều 8, Nghị định 115/2015/NĐ-CP và Điều 60, Luật BHXH Việt Nam số 58/2014/QH13 quy định rõ 06 trường hợp được nhận BHXH 1 lần bao gồm:
1. Đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH
2. Đủ 55 tuổi mà chưa đủ 15 năm đóng BHXH và không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện (đối với lao động nữ hoạt động ở xã, phường, thị trấn);
3. Ra nước ngoài để định cư;
4. Người đang bị mắc bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
5. Công an, bộ đội khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu;
6. Người tham gia BHXH bắt buộc sau 01 năm nghỉ việc hoặc tham gia BHXH tự nguyện sau 01 năm không tiếp tục đóng mà chưa đủ 20 năm đóng
Căn cứ theo khoản 2 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về mức hưởng BHXH như sau:
“2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
c) Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.”