Thẻ căn cước công dân được xem là mẫu giấy tờ tuỳ thân vô cùng quan tron đối với mỗi người, thể hiện những dữ liệu cơ bản của người đó và tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.Khi làm thủ tục cấp, cấp đổi, cấp lại Căn cước công dân, người dân cần tiến hành điền mẫu tờ khai căn cước công dân để cung cấp thông tin cá nhân khi làm thẻ. Bạn đọc có thể tham khảo bài viết “Cách điền giấy căn cước công dân năm 2023” và tải xuống mẫu tờ khai trong bài viết này. Luật sư X cũng sẽ hướng dãn các bạn cách trình bày tờ khai căn cước công dân.
Tờ khai căn cước công dân là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Thông tư 66/2015/TT-BCA quy định thì Tờ khai làm căn cước công dân (Mẫu CC01) là mẫu tờ khai dùng để công dân kê khai thông tin về nhân thân của mình trong trường hợp cần thiết.
Mẫu giấy khai căn cước công dân CC01 ban hành kèm theo Thông tư số 66/2015/TT-BCA được sử dụng cho công dân Việt Nam làm thẻ căn cước trong trường hợp cấp mới, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân.
Mẫu tờ khai căn cước công dân xin
Mẫu tờ khai làm căn cước công dân xin ở đâu? Đây là thắc mắc của rất nhiều người khi cần sử dụng tờ khai làm căn cước công dân.
Khi cần sử dụng, công dân có thể lấy tờ khai làm thẻ căn cước theo các cách sau:
Cách 1: Tải mẫu tờ khai làm căn cước công dân tại đây:
Cách 2: Công dân đến trực tiếp nơi làm thẻ Căn cước công dân để xin tờ khai làm căn cước công dân(mẫu CC01).
Căn cứ theo quy định tại Điều 26 Luật Căn cước công dân năm 2014, công dân có thể lựa chọn một trong các nơi sau đây để xin tờ khai làm thẻ căn cước công dân:
- Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công an;
- Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương;
Cơ quan quản lý căn cước công dân có thẩm quyền tổ chức làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân trong trường hợp cần thiết.
Hiện nay, tờ khai căn cước công dân được sử dụng là mẫu tờ khai căn cước công dân – mẫu số CC01 ban hành kèm theo Thông tư số 66/2015/TT-BCA ngày 15/12/2015 của Bộ Công An quy định về biểu mẫu trong công tác cấp, quản lý thẻ căn cước công dân.
Căn cú theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 66/2015/TT-BCA, mẫu CC01 được dùng để công dân kê khai thông tin về nhân thân của mình kể cả trong trường hợp công dân kê khai trên trang thông tin điện tử dịch vụ công trực tuyến khi thực hiện các thủ tục sau đây:
- Cấp mới thẻ căn cước công dân.
- Đổi lại thẻ căn cước công dân.
- Cấp lại thẻ căn cước công dân.
Nội dung mẫu tờ khai căn cước công dân
Các nội dung cần điền trong mẫu tờ khai làm căn cước công dân (mẫu CC01) bao gồm:
- Thông tin “Họ, chữ đệm và tên”, “Họ và tên gọi khác”;
- Thông tin “Ngày, tháng, năm sinh”
- Thông tin “Giới tính”
- Thông tin “Dân tộc”, “Tôn giáo”, “Quốc tịch”
- Thông tin “Tình trạng hôn nhân”
- Thông tin “Nhóm máu” (nếu có)
- Thông tin “Nơi đăng ký khai sinh”
- Thông tin “Quê quán”
- Thông tin “Nơi thường trú”
- Thông tin “Nơi ở hiện tại”
- Thông tin “Nghề nghiệp”
- Thông tin “ Trình độ học vấn”
- Thông tin “Họ, chữ đệm và tên của cha”, “Họ, chữ đệm và tên của mẹ”
- Thông tin “Họ, chữ đệm và tên của vợ (chồng)”
- Thông tin “Họ, chữ đệm và tên của đại diện hợp pháp”
- Thông tin “Họ, chữ đệm và tên của chủ hộ”,
- Yêu cầu của công dân
- Thông tin “Ngày….tháng……..năm……”
- Thông tin “Kết quả xác minh”
Ở mẫu khai căn cước công dân này, cả người khai và cán bộ tra cứu cần xác nhận nội dung các vấn đề nêu trên, ký và rõ họ tên của mình vào tờ khai.
Cách điền giấy căn cước công dân năm 2023
Những yêu cầu khi trình bày tờ khai căn cước công dân
Căn cứ quy định tại điều 6 Thông tư 66/2015/TT-BCA thì khi trình bày các thông tin trong tờ khai căn cước công dân, cần đảm bảo các yêu cầu dưới đây:
- Ghi đầy đủ, chính xác, rõ ràng nội dung trong từng biểu mẫu, chữ viết phải cùng một loại mực.
- Người đến làm thủ tục không biết chữ hoặc không thể tự kê khai được thì nhờ người khác kê khai hộ theo lời khai của mình. Người kê khai hộ phải ghi “Người viết hộ”, kê khai trung thực, ký, ghi rõ họ tên và chịu trách nhiệm về việc kê khai hộ đó.
- Các cột, mục trong biểu mẫu phải được ghi theo đúng chú thích hướng dẫn trong các biểu mẫu (nếu có) và quy định tại Thông tư 66/2016/TT-BCA. Trường hợp thông tin ghi trong cột, mục của biểu mẫu dài thì được viết tắt nhưng phải bảo đảm rõ các thông tin cơ bản.
- Màu mực để ghi biểu mẫu, chữ ký của người có thẩm quyền và các nội dung trong biểu mẫu chỉ được dùng màu mực xanh, tím than hoặc đen.
Cách trình bày tờ khai căn cước công dân
Can cứ theo quy định khoản 2 Điều 7 Thông tư 66/2015/TT-BCA có hướng dẫn chi tiết cách điền mẫu CC01 như sau
- Mục “Họ, chữ đệm và tên”, “Họ và tên gọi khác”: ghi đầy đủ họ, chữ đệm và tên theo giấy khai sinh; chữ in hoa đủ dấu. Người khai cần lưu ý, chỉ ghi họ, tên gọi khác nếu trong giấy khai sinh có họ và tên gọi khác.
- Mục “Ngày, tháng, năm sinh”: ghi ngày, tháng, năm sinh của công dân được cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân. Ngày sinh ghi 02 chữ số; năm sinh ghi đủ bốn chữ số. Đối với tháng sinh từ tháng 3 đến tháng 9 ghi 01 chữ số, các tháng sinh còn lại ghi 02 chữ số.
- Mục “Giới tính”: nếu giới tính nam ghi là “Nam”, nếu giới tính nữ ghi là “Nữ”.
- Mục “Dân tộc”, “Tôn giáo”: ghi dân tộc, tôn giáo của công dân được cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân như trong giấy khai sinh hoặc giấy tờ chứng nhận dân tộc, tôn giáo của cơ quan có thẩm quyền.
- Mục “Quốc tịch”: ghi quốc tịch của công dân được cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân như trong giấy khai sinh hoặc giấy tờ chứng minh có quốc tịch Việt Nam của cơ quan có thẩm quyền.
- Mục “Tình trạng hôn nhân”: ghi tình trạng hôn nhân hiện tại của công dân được cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân, gồm: chưa kết hôn, đã kết hôn hoặc đã ly hôn.
- Mục “Nhóm máu” (nếu có): ghi theo bản kết luận về xét nghiệm xác định nhóm máu của công dân đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.
- Mục “Nơi đăng ký khai sinh”: ghi đầy đủ địa danh hành chính cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh nơi đã cấp giấy khai sinh cho công dân. Trường hợp địa danh hành chính có sự thay đổi ghi tên địa danh hành chính mới đã được thay đổi theo quy định của pháp luật.
- Mục “Quê quán”: ghi đầy đủ địa danh hành chính cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh theo giấy khai sinh; nếu không có giấy khai sinh thì ghi theo sổ hộ khẩu. Trường hợp địa danh hành chính có sự thay đổi ghi tên địa danh hành chính mới đã được thay đổi theo quy định của pháp luật.
- Mục “Nơi thường trú”: ghi đầy đủ, chính xác theo sổ hộ khẩu. Trường hợp công dân đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân trong biên chế chính thức của Quân đội nhân dân, Công an nhân dân đang ở tập trung trong doanh trại, nhà ở tập thể ghi theo giấy giới thiệu của cơ quan, đơn vị cấp cho công dân.
- Mục “Nơi ở hiện tại”: ghi đầy đủ, rõ ràng, chính xác nơi ở hiện tại của công dân theo thứ tự số nhà, đường phố; thôn, xóm, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc; xã/phường/thị trấn; quận/huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh; tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
- Mục “Nghề nghiệp”: ghi rõ nghề nghiệp đang làm, trường hợp là quân nhân đang tại ngũ thì để trống.
- Mục “Trình độ học vấn”: ghi rõ trình độ học vấn cao nhất (tiến sĩ, thạc sĩ, đại học, cao đẳng, trung cấp, tốt nghiệp trung học phổ thông, tốt nghiệp trung học cơ sở…).
- Các mục 17, 18, 19, 20, 21: ghi đầy đủ họ, chữ đệm, tên; quốc tịch; số Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân vào các mục tương ứng trong biểu mẫu CC01 (nếu có).
- Mục yêu cầu của công dân:
“Chuyển phát bằng đường bưu điện đến tận tay công dân”: trường hợp công dân cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân có yêu cầu chuyển phát trả bằng đường bưu điện ghi có và ghi đầy đủ địa chỉ, số điện thoại của công dân, nếu không có yêu cầu thì ghi không;
“Cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân”: đối với các trường hợp cấp lần đầu thì ghi cấp mới; đối với các trường hợp hư hỏng, hết thời hạn hoặc có sự thay đổi thông tin trong thẻ căn cước thì ghi cấp đổi; đối với các trường hợp mất thì ghi cấp lại;
“Xác nhận số Chứng minh nhân dân”: trường hợp công dân cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân có yêu cầu xác nhận số Chứng minh nhân dân 9 số thì ghi có, nếu không có yêu cầu thì ghi không;
- Mục “Ngày….tháng……..năm……”: ghi rõ ngày, tháng, năm công dân khai tờ khai cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân;
- Mục “Kết quả xác minh”: đối với trường hợp hồ sơ đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cần xác minh qua tàng thư căn cước công dân thì đơn vị tiếp nhận hồ sơ đề nghị Đội tàng thư căn cước công dân thuộc Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội đối chiếu, xác minh với hồ sơ gốc và trả lời kết quả cho đơn vị yêu cầu.
Sau khi điền đầy đủ các nội dung có trong tờ khai làm thẻ căn cước công dân theo hướng dẫn trên, người khai và cán bộ tra cứu cần xem xét kĩ lại các nội dung đã ghi.
Sau đó nếu không có thay đổi gì, cả hai bên cùng ký xác nhận vào mẫu tờ khai thông tin người nộp hồ sơ.
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Cách điền giấy căn cước công dân chúng tôi cung cấp dịch vụ đổi tên căn cước công dân Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Cách điền giấy căn cước công dân năm 2023”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về đăng ký bảo hộ thương hiệu. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Mời bạn xem thêm:
- Xử phạt hành vi giữ căn cước công dân của người khác thế nào?
- Khai nghề nghiệp trong căn cước công dân như thế nào?
- Không lấy được vân tay khi làm căn cước công dân thì làm thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Thео Luật Căn cước công dân 2014, công dân Việt Nаm từ đủ 14 tuổi trở lên được cấр thẻ Căn cước công dân (khоản 1 Điều 19). Thẻ Căn cước công dân рhải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi ᴠà đủ 60 tuổi (Điều 21). Trường hợр thẻ Căn cước công dân được cấр, đổi, cấр lại trоng thời hạn 02 năm trước tuổi quy định thì ᴠẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếр thео.
Ngоài rа, những аi đã có Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân mã ᴠạch được đổi sаng thẻ Căn cước công dân gắn chiр khi có yêu cầu hоặc khi thẻ cũ hết hạn
Hồ sơ đăng ký làm căn cước công dân cần những gì:
Sổ hộ khẩu;
Tờ khai làm căn cước công dân online (ký hiệu là CC01);
Phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân (ký hiệu là CC02);
Bản sао ᴠăn bản củа cơ quаn có thẩm quyền ᴠề ᴠiệc thаy đổi các thông tin (nếu có).
Bước 1: Truy cậр ᴠàо địа chỉ httр://qlhc.cаtрhcm.bоcоngаn.gоᴠ.ᴠn/wрs/роrtаl/Hоmе/trаng-chu, ᴠàо mục thủ tục hành chính, chọn mục “Cấр căn cước công dân”.
Tại mục khаi thông tin, lựа chọn hình thức làm mới hаy cấр lại căn cước công dân, bао gồm:
Cấр thẻ Căn cước công dân khi chưа có thông tin trоng Cơ sở dữ liệu quốc giа ᴠề dân cư
Cấр lại thẻ Căn cước công dân
Đổi thẻ Căn cước công dân
Bước 2: Điền đầy đủ thông tin thео yêu cầu, những mục có dấu * là những mục bắt buộc.
Bước 3: Tại mục Yêu cầu củа công dân, ở mục Xác nhận số CMND bạn hãy chọn “Có” để lấy giấy xác nhận CMND/CCCD mới để tiện chо ᴠiệc làm giấy tờ sаu này.
Bước 4: Chọn thông tin ngày, giờ, địа điểm nộр tờ khаi dựа thео lịch có sẵn.
Bước 5: Nhậр mã xác nhận ᴠà bấm “Kiểm trа thông tin” để xеm lại tоàn bộ thông tin đã điền chính xác hаy chưа, nếu sаi có thể sửа lại chо đúng sаu đó bấm “Xác nhận” ᴠà lưu tờ khаi.
Bước 6: Cuối cùng, chỉ cần in filе PDF tờ khаi sẵn ᴠà chờ đến ngày giờ đã hẹn để đến nộр. Khi đến nơi đăng ký nộр tờ khаi sẵn đã in ᴠà xuất trình giấy tờ tùy thân để hоàn tất các thủ tục còn lại thео yêu cầu củа Cơ quаn cấр thẻ căn cước оnlinе.