Quyết toán công trình xây dựng là một trong những hoạt động cần làm sau khi hoàn thành công trình xây dựng. Việc thực hiện quyết toán không phải là một hoạt động quá khó khăn mà ta hoàn toàn có thể tự làm, tự thực hiện, tuy nhiên việc thực hiện sẽ phải tuân thủ một số quy định của pháp luật. Vậy theo quy định hiện hành thì quyết toán công trình xây dựng cơ bản tự làm như thế nào? Hồ sơ quyết toán công trình xây dựng gồm những gì? Nếu bạn cũng quan tâm vấn đề này thì mời bạn cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 37/2015/NĐ-CP
- Nghị định 10/2021/NĐ-CP
Quyết toán công trình xây dựng là gì?
Quyết toán được hiểu là quá trình kiểm tra, thống kê, tập hợp lại tất cả những dữ liệu về khối lượng, giá trị, tính đúng đắn, hợp lệ của toàn bộ công việc đã làm tại một đơn vị cơ quan đối với một đơn vị, cá nhân khác.
Quyết toán công trình xây dựng có thể được hiểu đó là “quyết toán hợp đồng”. Chính vì vậy Quyết toán công trình là việc xác định tổng giá trị cuối cùng của hợp đồng xây dựng mà bên giao thầu có trách nhiệm thanh toán cho bên nhận thầu khi bên nhận thầu hoàn thành tất cả các công việc theo thỏa thuận trong hợp đồng.
Hồ sơ quyết toán công trình xây dựng gồm những gì?
Theo điều 22, Nghị định 37/2015/NĐ-CP, hồ sơ quyết toán hợp đồng do bên nhận thầu lập yêu thích với từng loại hợp đồng và giá hợp đồng. Nội dung của hồ sơ quyết toán công trình xây dựng phải yêu thích với những thỏa thuận trong hợp đồng, bao gồm những tài liệu sau :
1. Hồ sơ bản vẽ hoàn công.
2. Nhật ký thi công xây dựng công trình.
3. Những biên bản nghiệm thu hoàn thành toàn bộ công việc, từng loại công việc với chữ ký xác nhận của cấp trên.
4. Bảng tính giá trị quyết toán hợp đồng xây dựng. Trong đó nêu rõ giá trị công việc hoàn thành theo hợp đồng; giá trị khối lượng công việc phát sinh (nếu với); giá trị đã tính sổ hoặc tạm tính sổ và giá trị còn lại mà bên giao thầu với trách nhiệm tính sổ cho bên nhận thầu.
5. Những tài liệu khác theo thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng.
Quyết toán công trình xây dựng cơ bản tự làm như thế nào?
Về cơ bản, việc quyết toán công trình xây dựng cơ bản tự làm cũng gần giống như lập dự toán, cụ thể những công việc cần làm như sau:
– Tính khối lượng thực tế xây dựng (theo bản vẽ hoàn công) của các loại công tác lấy đó làm căn cứ và dựa vào đơn giá chi tiết của địa phương để tính ra chi phí trực tiếp.
– Dựa theo các thông báo, hướng dẫn về lập dự toán và các quy định về các hệ số điều chỉnh (nếu có) cùng với các tỷ lệ chi phí tại thời điểm làm quyết toán (nếu có) thay đổi giữa giá cả vật liệu, thay đổi các hệ số hay các tỷ lệ quy định, hai bên chủ đầu tư và các tổ chức xây lắp nhận thầu phải thống nhất về thời điểm áp dụng đơn giá, hệ số và tỷ lệ quy định, cần tổng hợp theo các vấn đề cơ bản sau:
+ Xác định tổng số vốn thực tế đã đầu tư cho công trình bao gồm chi phí cho việc chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư.
+ Xác định các khoản thiệt hại không tính vào giá thành công trình (thiệt hại do thiên tai, dịch họa…)
+ Xác định tổng vốn đầu tư thực tế tính vào công trình:
Tổng số vốn đầu tư tính vào công trình = tổng số vốn đầu tư thực tế đầu tư xây dựng công trình – các chi phí thiệt hại đc nhà nước cho phép không tính vào giá thành công trình.
+ Xác định giá trị tài sản cố định và phân loại TSCĐ
+ Xác định đầy đủ giá trị tài sản cố định, TS lưu động của công trình đã chuyển giao cho đơn vị khác sử dụng để hạch toán tăng giảm vốn đầu tư.
Quy định về quyết toán vốn đầu tư xây dựng như thế nào?
Theo Điều 35 Nghị định 10/2021/NĐ-CP quy định về quyết toán vốn đầu tư xây dựng cụ thể là:
– Dự án đầu tư xây dựng phải thực hiện quyết toán vốn đầu tư xây dựng sau khi hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng hoặc dừng thực hiện vĩnh viễn khi cấp có thẩm quyền có văn bản dừng hoặc cho phép chấm dứt thực hiện dự án.
– Vốn đầu tư được quyết toán phải nằm trong giới hạn tổng mức đầu tư xây dựng được phê duyệt hoặc được điều chỉnh theo quy định của pháp luật.
– Vốn đầu tư được quyết toán là toàn bộ chi phí hợp pháp thực hiện trong quá trình đầu tư xây dựng để đưa công trình, của dự án vào khai thác, sử dụng. Chi phí hợp pháp là toàn bộ các khoản chi phí thực hiện trong phạm vi dự án, thiết kế, dự toán được phê duyệt; hợp đồng xây dựng đã ký kết theo quy định của pháp luật kể cả phần điều chỉnh, bổ sung được phê duyệt. Riêng dự án PPP thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư theo hình thức đối tác công tư.
– Nhà thầu có trách nhiệm lập hồ sơ quyết toán hợp đồng đã ký kết với chủ đầu tư theo quy định của pháp luật về hợp đồng xây dựng làm cơ sở quyết toán vốn đầu tư.
– Chủ đầu tư có trách nhiệm thực hiện quyết toán vốn đầu tư xây dựng trong phạm vi tổng mức đầu tư của dự án được phê duyệt; lập Hồ sơ quyết toán vốn đầu tư xây dựng và quy đổi vốn đầu tư xây dựng để trình người quyết định đầu tư phê duyệt chậm nhất là 09 tháng kể từ ngày công trình được ký biên bản nghiệm thu hoàn thành, bàn giao đưa công trình vào khai thác, sử dụng. Đối với hạng mục công trình độc lập hoặc công trình thuộc dự án có nhiều công trình được hoàn thành, bàn giao đưa vào khai thác, sử dụng, trường hợp cần thiết phải quyết toán ngay thì chủ đầu tư báo cáo người quyết định đầu tư xem xét, quyết định.
– Cơ quan thẩm tra, phê duyệt quyết toán có trách nhiệm thực hiện thẩm tra, phê duyệt quyết toán chậm nhất là 09 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quyết toán theo quy định.
– Chủ đầu tư có trách nhiệm giải quyết công nợ, tất toán tài khoản dự án tại cơ quan thanh toán vốn đầu tư trong vòng 06 tháng kể từ khi có quyết định phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành. Trường hợp dự án hoàn thành đã được phê duyệt quyết toán chưa được bố trí đủ vốn, chủ đầu tư có trách nhiệm báo cáo Người quyết định đầu tư và các cơ quan liên quan bố trí vốn để giải quyết công nợ, tất toán tài khoản dự án theo quy định.
– Đối với các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công, sau khi kết thúc niên độ ngân sách, chủ đầu tư thực hiện việc quyết toán, sử dụng vốn đầu tư theo niên độ theo quy định của Bộ Tài chính.
– Chủ đầu tư chậm thực hiện quyết toán theo quy định tại khoản 5 Điều này bị xử lý theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng.
– Thẩm quyền phê duyệt quyết toán vốn đầu tư:
+ Đối với các dự án quan trọng quốc gia và các dự án quan trọng khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư, giao cơ quan quản lý cấp trên của chủ đầu tư phê duyệt quyết toán các dự án thành phần sử dụng vốn đầu tư công và các dự án thành phần sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công;
+ Đối với các dự án còn lại, người quyết định đầu tư là người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán vốn đầu tư hoặc ủy quyền phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành;
+ Đối với dự án PPP thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư theo hình thức đối tác công tư.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Quyết toán công trình xây dựng cơ bản tự làm như thế nào?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như Chuyển đất nông nghiệp sang đất sổ đỏ. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102.
Mời bạn xem thêm:
- Mẫu biên bản quyết toán hợp đồng xây dựng mới
- Quy trình bảo trì nhà chung cư năm 2023
- Khi nào chủ đầu tư được bán đất nền năm 2022?
- Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai năm 2023
Câu hỏi thường gặp
Thời hạn thực hiện quyết toán hợp đồng xây dựng thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 147 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 như sau:
Thời hạn thực hiện quyết toán hợp đồng xây dựng do các bên thỏa thuận. Riêng đối với hợp đồng xây dựng sử dụng vốn nhà nước, thời hạn quyết toán hợp đồng không vượt quá 60 ngày, kể từ ngày nghiệm thu hoàn thành toàn bộ công việc của hợp đồng, bao gồm cả phần công việc phát sinh (nếu có). Trường hợp hợp đồng xây dựng có quy mô lớn thì được phép kéo dài thời hạn thực hiện quyết toán hợp đồng nhưng không vượt quá 120 ngày.
Thông tin về hợp đồng xây dựng phải được ghi trong hợp đồng, bao gồm:
1. Loại hợp đồng, số hợp đồng, tên gói thầu, tên dự án, địa điểm xây dựng và căn cứ ký kết hợp đồng.
2. Tên giao dịch của các bên tham gia ký kết hợp đồng, đại diện của các bên, địa chỉ đăng ký kinh doanh hay địa chỉ để giao dịch, mã số thuế, giấy đăng ký kinh doanh, số tài khoản, điện thoại, fax, e-mail, thời gian và địa điểm ký kết hợp đồng, các thông tin liên quan khác.
3. Trường hợp bên nhận thầu là liên danh các nhà thầu thì phải ghi đầy đủ thông tin của các thành viên trong liên danh theo quy định, trong đó phải ghi rõ thành viên đứng đầu liên danh.
Một trong những hành vi bị nghiêm cấm theo Luật đất đai 2013, người sử dụng đất sử dụng sai mục đích. Người sử dụng đất có nghĩa vụ sử dụng đất đúng mục đích.
Theo quy định tại điểm h) Khoản 1 Điều 10 Luật đất đai 2013, đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể các mục đích trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi, gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm, đất ươm tạo cây trồng, con giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh.