Bảo hiểm xã hội đã được thực hiện trên thế giới từ hàng trăm năm nay. Bảo hiểm xã hội là sự liên kết của những người lao động thông qua sự san sẻ trách nhiệm bằng đóng phí bảo hiểm xã hội, xuất phát từ lợi ích chung của người lao động và người sử dụng lao động. Do xuất phát từ những lợi ích đó mà nhiều người rất quan tâm đến việc đóng bảo hiểm xã hội. Vậy bao nhiêu tuổi là Hết tuổi đóng bảo hiểm xã hội? Những lưu ý gì cần chú ý khi tham gia đóng bảo hiểm xã hội. Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giúp các bạn giải đáp.
Căn cứ pháp lý
Lợi ích khi tham gia đóng bảo hiểm xã hội là gì?
Theo Điều 18 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 thì Người lao động khi tham gia bảo hiễm xã hội sẽ được hưởng các lợi ích sau:
- Được tham gia và hưởng các chế độ theo Luật BHXH.
- Được cấp và quản lý sổ BHXH và nhận lại sổ khi không còn làm việc.
- Nhận lương hưu và trợ cấp đầy đủ khi đến tuổi về hưu.
- Hưởng bảo hiểm y tế trong các trường hợp: Đang hưởng lương hưu, nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản, nhận con nuôi, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hay trợ cấp ốm đau.
- Chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động và được thanh toán chi phí giám định y khoa nếu đủ điều kiện hưởng BHXH.
- Ủy quyền nhận lương hưu, trợ cấp BHXH cho người khác.
- Được cung cấp thông tin về đóng BHXH theo định kỳ; yêu cầu người sử dụng lao động cung cấp thông tin về việc đóng và quyền được hưởng các chế độ của BHXH.
- Người tham gia được khiếu nại, tố cáo và khởi kiện BHXH theo quy định pháp luật
Ai được tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện?
Căn cứ khoản 1 Điều 8 Quyết định 595/QĐ-BHXH, những người sau đây sẽ dược tham gia BHXH tự nguyện:
1. Người tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của pháp luật về BHXH, bao gồm:
1.1. Người lao động làm việc theo HĐLĐ có thời hạn dưới 03 tháng trước ngày 01/01/2018; người lao động làm việc theo HĐLĐ có thời hạn dưới 01 tháng từ ngày 01/01/2018 trở đi;
1.2. Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, ấp, bản, sóc, làng, tổ dân phố, khu, khu phố;
1.3. Người lao động giúp việc gia đình;
1.4. Người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không hưởng tiền lương;
1.5. Xã viên không hưởng tiền lương, tiền công làm việc trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
1.6. Người nông dân, người lao động tự tạo việc làm bao gồm những người tự tổ chức hoạt động lao động để có thu nhập cho bản thân và gia đình;
1.7. Người lao động đã đủ điều kiện về tuổi đời nhưng chưa đủ điều kiện về thời gian đóng để hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về BHXH;
1.8. Người tham gia khác.
Hết tuổi đóng bảo hiểm xã hội
Pháp luật hiện nay không có quy định về tuổi hết đóng bảo hiểm xã hội. Phụ thuộc vào đối tượng cụ thể mà việc tham gia bảo hiểm xã hội theo hình thức bắt buộc hay tự nguyện.
Thứ nhất: Về bảo hiểm xã hội bắt buộc
Hiện nay, nhìn chung người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ 1 tháng trở lên thuộc đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Theo khoản 1 Điều 3 và Điều 143 Bộ luật lao động năm 2019 thì:
1. Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.
Độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động là đủ 15 tuổi, trừ trường hợp quy định tại Mục 1 Chương XI của Bộ luật này.
Điều 143. Lao động chưa thành niên
1. Lao động chưa thành niên là người lao động chưa đủ 18 tuổi.
2. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được làm công việc hoặc làm việc ở nơi làm việc quy định tại Điều 147 của Bộ luật này.
3. Người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi chỉ được làm công việc nhẹ theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.
4. Người chưa đủ 13 tuổi chỉ được làm các công việc theo quy định tại khoản 3 Điều 145 của Bộ luật này.
Như vậy, người lao động có thể là người từ đủ 15 tuổi hoặc nhỏ tuổi hơn theo quy định pháp luật. Những người này giao kết hợp đồng lao động có thời hạn từ 1 tháng trở lên là đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
Căn cứ quy định tại khoản 2 – Điều 169 – Bộ luật Lao động năm 2019, quy định về tuổi nghỉ hưu như sau:
– Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
– Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.
Ngoài tuổi nghỉ hưu, người lao động vẫn có thể tiếp tục làm việc và giao kết hợp đồng lao động với người sử dụng lao động, họ được gọi là lao động cao tuổi. Theo đó, việc tham gia bảo hiểm xã hội với họ với tư cách là người lao động vẫn được đảm bảo. Tuy nhiên, người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng mà đang giao kết hợp đồng lao động thì không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Thứ hai: Về bảo hiểm xã hội tự nguyện
Căn cứ quy định tại khoản 4 – Điều 2 – Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 thì người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi và không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, căn cứ tại Điều 9 – Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ quy định trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định những thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng một lần cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.
Do đó, nếu bạn là lao động tự do, không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Quý bạn đọc nên tham gia ngay bảo hiểm xã hội tự nguyện liên tục cho đến khi đủ 10 năm đóng bảo hiểm xã hội sẽ được đóng tiếp một lần cho 10 năm còn thiếu để hưởng lương hưu.
Hết tuổi lao động mà vẫn đi làm có phải đóng BHXH bắt buộc không?
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc:
“Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;”.
Bên cạnh đó, Khoản 9 Điều 123 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:
9. Người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng mà đang giao kết hợp đồng lao động thì không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.”
Như vậy, người lao động hết tuổi lao động và tiếp tục làm việc theo hợp đồng lao động vẫn thuộc đối tượng đóng BHXH bắt buộc. Khoảng thời gian đóng BHXH sau khi quá tuổi lao động không ảnh hưởng gì đến việc chốt sổ BHXH của người lao động sau này cũng như không ảnh hưởng đến phía chủ doanh nghiệp. Và chỉ khi người lao động hưởng lương hưu thì sẽ không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội.
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật lao động đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Hết tuổi đóng bảo hiểm xã hội” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là soạn thảo Giấy phép sàn thương mại điện tử vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Câu hỏi thường gặp
Ai được tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện?Căn cứ khoản 1 Điều 8 Quyết định 595/QĐ-BHXH, những người sau đây sẽ dược tham gia BHXH tự nguyện:
1. Người tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của pháp luật về BHXH, bao gồm:
1.1. Người lao động làm việc theo HĐLĐ có thời hạn dưới 03 tháng trước ngày 01/01/2018; người lao động làm việc theo HĐLĐ có thời hạn dưới 01 tháng từ ngày 01/01/2018 trở đi;
1.2. Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, ấp, bản, sóc, làng, tổ dân phố, khu, khu phố;
1.3. Người lao động giúp việc gia đình;
1.4. Người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không hưởng tiền lương;
1.5. Xã viên không hưởng tiền lương, tiền công làm việc trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
1.6. Người nông dân, người lao động tự tạo việc làm bao gồm những người tự tổ chức hoạt động lao động để có thu nhập cho bản thân và gia đình;
1.7. Người lao động đã đủ điều kiện về tuổi đời nhưng chưa đủ điều kiện về thời gian đóng để hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về BHXH;
1.8. Người tham gia khác.Phương thức Đóng BHXH tự nguyện 5 nămĐiều 9 Nghị định 134/2015/NĐ-CP quy định:
“Điều 9. Phương thức đóng
Phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo Khoản 2 Điều 87 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được chọn một trong các phương thức đóng sau đây để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất:
đ) Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần;
e) Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.
2. Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định mà thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu trên 10 năm nếu có nguyện vọng thì tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo một trong các phương thức quy định tại các Điểm a, b, c, d và đ Khoản 1 Điều này cho đến khi thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm thì được đóng một lần cho những năm còn thiếu để hưởng lương hưu theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều này”.Điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lầnCăn cứ Khoản 1 Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định:
1. Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 của Nghị định này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
b) Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội”.
Theo quy định trên, sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Như vậy, bạn mới nghỉ việc tháng 2/2017 thì từ tháng 2/2018 mới có thể rút được BHXH một lần.