Xin chào mọi người và Luật Sư. Tôi có một số thắc mắc như sau. Ông ngoại tôi năm nay 90 tuổi, thuộc diện hộ nghèo của xã, đang được hưởng trợ cấp hàng tháng. Khi ông tôi mất thì gia đình tôi có đi làm thủ tục tử tuất và một số chế độ khác cho ông. Tuy nhiên họ đã từ chối vì lý do không thuộc đối tượng được hưởng chế độ. Tôi muốn hỏi người già được hưởng những chế độ gì? Rất mong nhận được sự giúp đỡ từ mọi người và Luật Sư. Xin chân thành cảm ơn. Xin chào bạn! Để giải đáp những thắc mắc trên mời quý bạn đọc cùng Luật Sư X. Tìm hiểu vấn đề trên qua bài viết “ Người già chết có được hưởng chế độ gì ” sau đây.
Căn cứ pháp lý
- Luật Bảo Hiểm Xã Hội 2014
- Nghị định 134/2015/NĐ-CP
- Nghị định 115/2015/NĐ-CP
Người già chết có được hưởng chế độ gì?
Trợ cấp cho chi phí mai táng
Theo quy định, cả hai trường hợp tham gia BHXH tự nguyện và bắt buộc đều được hưởng trợ cấp mai táng, cụ thể như sau:
Điều kiện hưởng trợ cấp
Người tham gia BHXH bắt buộc và tự nguyện khi qua đời được trợ cấp mai táng nếu:
Thời gian tham gia BHXH bắt buộc ít nhất là 20 tháng. Tổng thời gian tham gia BHXH bắt buộc và tự nguyện ít nhất 60 tháng.
Qua đời do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc qua đời trong khi đang điều trị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Nghỉ việc hưởng lương hưu, trợ cấp tai nạn lao động hoặc trợ cấp bệnh nghề nghiệp.
Tòa án nhân dân tuyên bố và xác thực là đã chết.
Đối tượng được hưởng trợ cấp
Trợ cấp mai táng là mục đích để hỗ trợ một phần chi phí cho việc tổ chức tang lễ. Vì vậy, người tổ chức mai táng là đối tượng hưởng khoản trợ cấp này.
Mức tính hưởng trợ cấp mai táng phí
Mức trợ cấp cho chi phí mai táng tính bằng 10 lần mức lương cơ sở tại thời điểm người tham gia BHXH qua đời. Lương cơ sở theo quy định hiện hành của Luật BHXH.
Chế độ trợ cấp tử tuất hàng tháng
Người tham gia BHXH bắt buộc và tự nguyện nếu đủ điều kiện thì khi qua đời, người thân được hưởng trợ cấp hàng tháng.
Điều kiện hưởng chế độ tử tuất hàng tháng
Người tham gia BHXH thuộc các trường hợp sau đây thì đủ điều kiện hưởng chế độ tử tuất hàng tháng khi qua đời:
Thời gian đóng BHXH ít nhất là 15 năm. Trường hợp không đủ 5 năm, còn thiếu không quá 6 tháng thì người thân được đóng tiếp vào quỹ hưu trí, tử tuất cho đủ thời gian để hưởng trợ cấp.
Qua đời do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc do rủi ro trong khi điều trị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
Người đang hưởng lương hưu và đã từng có ít nhất 15 năm đóng BHXH.
Đối tượng hưởng trợ cấp tử tuất hàng tháng
Người được hưởng chế độ tử tuất theo hình thức trợ cấp hàng tháng là thân nhân của người tham gia BHXH khi đáp ứng đủ các điều kiện trên, bao gồm:
Con chưa đủ 18 tuổi hoặc đã đủ 18 tuổi nhưng tỷ lệ suy giảm khả năng lao động ít nhất là 81%. Con vừa sinh thì bố mất, mẹ mới sinh.
Vợ đủ 55 tuổi trở lên, chồng đủ 60 tuổi trở lên hoặc trường hợp dưới tuổi nhưng bị suy giảm khả năng lao động tối thiểu 81%.
Cha/mẹ đẻ, cha/mẹ của chồng hoặc vợ hoặc thành viên khác mà người tham gia BHXH đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng thì qua đời. Đồng thời quy định độ tuổi với nam là 60 tuổi trở lên, nữ 55 trở lên.
Cha/mẹ đẻ, cha/mẹ của chồng hoặc vợ hoặc thành viên khác mà người tham gia BHXH đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng thì qua đời, nam dưới 60 tuổi, nữ dưới 55 tuổi nhưng bị suy giảm lao động ít nhất 81%.
Mức hưởng trợ cấp tử tuất hàng tháng
Mức hưởng trợ cấp tử tuất hàng tháng được tính theo trường hợp người tham gia BHXH bắt buộc. Căn cứ tính dựa vào mức lương cơ sở thời điểm người tham gia BHXH qua đời.
Chế độ trợ cấp tử tuất một lần
Trợ cấp một lần trong trường hợp tham gia cả BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện được căn cứ vào Khoản 5, 6 của Điều 12, Mục 3 của Nghị định 115/2015/NĐ-CP và Khoản 4, 5, Điều 8, Mục 2 của Nghị định 134/2015/NĐ-CP.
Điều kiện, đối tượng hưởng trợ cấp một lần
Người tham gia BHXH sau khi qua đời thì thân nhân của họ được hưởng chế độ tử tuất theo hình thức trợ cấp một lần:
Người qua đời không thuộc diện thân nhân được hưởng trợ cấp hàng tháng.
Người qua đời thuộc diện hưởng trợ cấp hàng tháng nhưng không có thân nhân để hưởng trợ cấp hàng tháng.
Trừ trường hợp con dưới 6 tuổi, con, vợ hoặc chồng bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên thì thân nhân thuộc diện hưởng trợ cấp hàng tháng mà có nhu cầu hưởng trợ cấp một lần thì làm thủ tục hưởng.
Mức hưởng trợ cấp tử tuất một lần
Trường hợp người tham gia đang đóng BHXH hoặc đang bảo lưu, đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với khả năng suy giảm lao động tối thiểu là 61% và chưa từng hưởng BHXH một lần:
Giai đoạn trước 2014: mức trợ cấp tính bằng 1.5 lần mức lương bình quân.
Giai đoạn từ 2014 trở đi: mức trợ cấp bằng 2 lần mức lương bình quân.
Trường hợp người qua đời đang hưởng lương hưu:
Nếu thời gian qua đời rơi vào 2 tháng đầu hưởng lương hưu: trợ cấp tính bằng 48 lần mức lương hưu.
Nếu thời điểm qua đời rơi vào sau 2 tháng đầu nhận lương hưu: cứ thêm 1 tháng thì trợ cấp 1 lần giảm 0.5 lần mức lương hưu.
Hồ sơ hưởng chế độ tử tuất có bao gồm sổ BHXH không?
Căn cứ Điều 6 Quyết định 166/QĐ-BHXH quy định như sau:
“Điều 6
… a) Trường hợp thân nhân của người đang đóng BHXH, đang bảo lưu thời gian đóng BHXH:
a1) Sổ BHXH.
a2) Bản sao giấy chứng tử hoặc bản sao giấy báo tử hoặc trích lục khai tử hoặc bản sao quyết định tuyên bố là đã chết của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
a3) Tờ khai của thân nhân theo mẫu số 09-HSB.
a4) Biên bản giám định mức suy giảm KNLĐ của Hội đồng GĐYK đối với thân nhân bị suy giảm KNLĐ từ 81% trở lên (bản chính, trường hợp người lao động đã có biên bản GĐYK để hưởng các chính sách khác trước đó mà đủ điều kiện hưởng thì có thể thay bằng bản sao) hoặc bản sao giấy xác nhận khuyết tật mức độ đặc biệt nặng (tương đương mức suy giảm KNLĐ từ 81% trở lên) theo quy định tại Thông tư số 01/2019/TT-BLĐTBXH trong trường hợp hưởng trợ cấp tuất hàng tháng do suy giảm KNLĐ.
a5) Trường hợp chết do TNLĐ, BNN thì có thêm biên bản điều tra TNLĐ hoặc bệnh án điều trị BNN.
a6) Trường hợp thanh toán phí GĐYK thì có thêm hóa đơn, chứng từ thu phí giám định; bảng kê các nội dung giám định của cơ sở thực hiện GĐYK.
…”
Như vậy, nếu người đang đóng BHXH hoặc đang bảo lưu thời gian đóng BHXH mà mất thì hồ sơ đề nghị hưởng chế độ tử tuất sẽ yêu cầu phải có sổ BHXH. Còn với người đang hưởng hoặc tạm dừng hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng thì không có yêu cầu.
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Người già chết có được hưởng chế độ gì”. Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến tư vấn pháp lý về công ty tạm ngừng kinh doanh. Nếu quy khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline 0833102102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng. Hoặc liên hệ qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm:
- Chuyển nhượng tài sản hình thành trong tương lai
- Thế chấp tài sản hình thành trong tương lai
- Công chứng hợp đồng góp vốn bằng nhà ở
- Làm sổ đỏ có cần giấy đăng ký kết hôn
Câu hỏi thường gặp
Hồ sơ hưởng chế độ tử tuất trong trường hợp này bao gồm:
– Bản sao giấy chứng tử hoặc giấy báo tử hoặc quyết định tuyên bố là đã chết của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
– Tờ khai của thân nhân và biên bản họp của các thân nhân đối với trường hợp đủ điều kiện hưởng hằng tháng nhưng chọn hưởng trợ cấp tuất một lần;
– Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với thân nhân bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
Bước 1. Lập hồ sơ
Bước 2. Nộp hồ sơ
Bước 3. Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ và giải quyết theo quy định.
Bước 4. Nhận kết quả giải quyết
Căn cứ Điều 7 Quyết định 166/QĐ-BHXH quy định:
“Điều 7. Giải quyết và chi trả
b) Thời hạn giải quyết:
b4) Đối với giải quyết hưởng chế độ tử tuất: Tối đa 08 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ theo quy định”.
Theo đó, cơ quan BHXH sẽ giải quyết trong thời hạn tối đa là 08 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp tử tuất theo quy định.