Trong cuộc sống hiện nay, việc dán nhãn năng lượng lên các thiết bị gia dụng hay thiết bị điện tử trong gia đình sẽ giúp người tiêu dùng dễ dàng trong việc lựa chọn sản phẩm và tiết kiệm điện năng. Bên cạnh đó, việc dán nhãn năng lượng còn giúp việc kiểm tra hiệu suất năng lượng của thiết bị nhanh chóng, theo đó mà tránh lãng phí điện và tiết kiệm tiền cho việc bảo vệ an ninh năng lượng quốc gia. Vậy hiện nay các trường hợp miễn dán nhãn năng lượng là trường hợp nào? Thủ tục đăng ký dán nhãn năng lượng được diễn ra như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu quy định pháp luật về vấn đề này tại nội dung bài viết dưới đây. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 21/2011/NĐ-CP
- Thông tư 36/2016/TT-BCT
Mục đích của việc dán nhãn năng lượng
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 3 Thông tư 23/VBHN-BCT: “1. Dán nhãn năng lượng là việc dán, gắn, in, khắc nhãn năng lượng lên sản phẩm, bao bì, hoặc hiển thị nhãn năng lượng điện tử trên sản phẩm.“
Dán Nhãn Năng Lượng là giải pháp có hiệu quả giúp định hướng việc sử dụng thiết bị hiệu suất cao, loại bỏ dần các sản phẩm công nghệ lạc hậu và quan trọn nhất đó là giảm sự tiêu hao năng lượng trong quá trình sản xuất.
Đối với các nhóm sản phẩm có quy định bắt buộc dán nhãn góp phần tạo ra sức ép đối với doanh nghiệp, thúc đẩy họ đi theo hướng sản xuất các sản phẩm hiệu suất cao, tiết kiệm năng lượng theo quy đinh. Bằng các thông số cụ thể ghi trên Nhãn Năng Lượng, người tiêu dùng có thể lựa chọn đúng các các sản phẩm tiết kiệm năng lượng hay sản phẩm đảm bảo hiệu suất năng lượng mong muốn có mặt trên thị trường.
Nhãn năng lượng bao gồm các loại nào?
Theo Khoản 1 Điều 15 Nghị định 21/2011/NĐ-CP nhãn năng lượng có 2 loại chính:
- Nhãn năng lượng xác nhận.
- Nhãn năng lượng so sánh.
Nhãn năng lượng xác nhận
Căn cứ theo Khoản 3 Điều 3 Thông tư 36/2016/TT-BCT : “3. Nhãn xác nhận là nhãn chứng nhận phương tiện, thiết bị có hiệu suất năng lượng cao nhất so với phương tiện, thiết bị khác cùng loại.“
Với đặc điểm nhận dạng là hình tam giác, bên trên có hình hiểu tượng tiết kiệm năng lượng. Loại nhãn năng lượng này sẽ được dán trên các thiết bị và phương tiện lưu thông trên thị trường Việt Nam khi có mức hiệu suất năng lượng đạt hoặc vượt qua MEPS tức là mức năng lượng tối thiểu. Tuy nhiên, tiêu chuẩn về hiệu suất năng lượng tối thiểu sẽ được Bộ Công thương quy định theo từng thời kỳ khác nhau nên qua các năm có thể được điều chỉnh.
Nhãn năng lượng so sánh
Theo Khoản 2 Điều 3 Thông tư 36/2016/TT-BCT: “2. Nhãn so sánh là nhãn cung cấp thông tin về mức tiêu thụ năng lượng, loại năng lượng sử dụng, hiệu suất năng lượng và các thông tin khác giúp người tiêu dùng so sánh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường để nhận biết và lựa chọn phương tiện, thiết bị tiết kiệm năng lượng.“
Khác với nhãn năng lượng xác nhận, nhãn năng lượng so sánh là loại nhãn được dán trên các thiết bị và phương tiện lưu thông trên thị trường Việt Nam có mức hiệu suất năng lượng khác nhau. Một sao đến 5 sao là các mức hiệu suất năng lượng ứng với các thiết bị này.
Đặc biệt, trong trường hợp nếu như thấy một thiết bị được dán nhãn 5 sao tức là thiết bị đó có mức tiêu thụ năng lượng cực kì tối thiểu, cực kì tiết kiệm điện. Và ngược lại, nếu như thiết bị càng ít sao thì càng tốn điện.
Các trường hợp miễn dán nhãn năng lượng năm 2022
Thông tư 36/2016/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định về dán nhãn năng lượng cho các phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng có hiệu lực thi hành 10/2/2017 quy định cụ thể, chi tiết 4 nhóm đối tượng nằm trong diện được miễn trừ việc dán nhãn năng lượng.
Theo quy định, có 4 nhóm đối tượng nằm trong diện được miễn trừ dán nhãn năng lượng như sau:
- Thứ nhất, nhóm hàng hóa, vật tư thiết bị tạm nhập – tái xuất, Hàng hóa quá cảnh hay hàng hóa chuyển khẩu.
- Thứ hai, hàng hóa doanh nghiệp trong nước sản xuất, gia công phục vụ xuất khẩu (không tiêu thụ trong nước).
- Thứ ba, hàng hóa thuộc lĩnh vực an ninh quốc phòng, bí mật quốc gia, an toàn bức xạ hạt nhân
- Thứ tư, hàng hóa nhập khẩu phi thương mại: Hành lý cá nhân, hàng hóa ngoại giao, hàng hóa tham gia triển lãm, hội chợ; Quà biếu, tặng; Hàng hóa vật tư, phụ tùng, linh kiện nhập khẩu đơn chiếc phục vụ mục đích sử dụng thay thế trong các công trình, dự án đầu tư phục vụ công việc như hội nghị, hội thảo, nghiên cứu khoa học, thi đấu thế thao, biểu diễn văn hóa, biểu diễn nghệ thuật và các loại hàng hóa khác không nhằm mục đích kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Hồ sơ thực hiện thủ tục đăng ký dán nhãn năng lượng
Căn cứ khoản 2 Điều 5 Thông tư 36/2016/TT-BTC
Hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng bao gồm:
- Giấy công bố dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng, trong đó nêu rõ doanh nghiệp đăng ký dán nhãn so sánh hay nhãn xác nhận theo mẫu tại Phụ lục 1;
- Kết quả thử nghiệm do tổ chức thử nghiệm cấp cho model sản phẩm;
- Tài liệu chứng minh phòng thử nghiệm nước ngoài đã đáp ứng đủ Điều kiện (Đối với trường hợp việc thử nghiệm dán nhãn năng lượng được thực hiện bởi tổ chức thử nghiệm nước ngoài);
- Mẫu nhãn năng lượng dự kiến.
Doanh nghiệp đăng ký dán nhãn năng lượng được lựa chọn hình thức gửi hồ sơ qua mạng internet tại Trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương hoặc gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện về Bộ Công thương. Trường hợp các hồ sơ, tài liệu tại khoản 2 Điều này bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch sang tiếng Việt và có công chứng.
Thủ tục đăng ký dán nhãn năng lượng
Bước 1: Lập hồ sơ đăng ký
Trước khi đưa phương tiện, thiết bị ra thị trường, doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu phương tiện, thiết bị đó phải lập 01 bộ hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng và gửi về Bộ Công Thương.
Bước 2: Đăng ký
Doanh nghiệp đăng ký dán nhãn năng lượng được lựa chọn hình thức gửi hồ sơ qua mạng internet tại Trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương hoặc gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện về Bộ Công Thương. Trường hợp các hồ sơ, tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch sang tiếng Việt và có công chứng.
Sau khi nộp hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng đến Bộ Công Thương doanh nghiệp được tự thực hiện việc dán nhãn năng lượng phù hợp với thông tin trong Giấy công bố dán nhãn năng lượng cho sản phẩm đã đăng ký. Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực đối với các thông tin đã công bố trong Giấy công bố dán nhãn năng lượng và thông tin hiển thị trên nhãn năng lượng.
Bước 3: Sau đăng ký
Sau khi nộp hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng đến Bộ Công Thương, doanh nghiệp được tự thực hiện việc dán nhãn năng lượng phù hợp với thông tin trong Giấy công bố dán nhãn năng lượng cho sản phẩm đã đăng ký. Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực đối với các thông tin đã công bố trong Giấy công bố dán nhãn năng lượng và thông tin hiển thị trên nhãn năng lượng.
Đối với trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu lô hàng lần đầu tiên:
- Sau khi hàng tới cảng, doanh nghiệp sẽ làm thủ tục để đưa hàng về kho bảo quản.
- Doanh nghiệp cử người mang mẫu sản phẩm đi thử nghiệm tại các trung tâm thử nghiệm hiệu suất năng lượng. Chú ý, hạn muộn nhất là 30 ngày kể từ khi hàng về kho, doanh nghiệp bắt buộc phải trình lên cơ quan hải quan kết quả thử nghiệm sản phẩm.
- Trình lên hải quan kết quả thử nghiệm hiệu suất năng lượng.
- Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ với các giấy tờ cần thiết để xin xác nhận công bố dán nhãn năng lượng cho thiết bị nhập khẩu.
- Tiến hành in nhãn năng lượng được cấp theo mẫu và dán lên tất cả các đơn vị sản phẩm trong lô hàng.
Đối với trường hợp, doanh nghiệp nhập khẩu lô hàng trong các lần sau:
- Để được thông quan tờ khai, doanh nghiệp phải nộp kết quả thử nghiệm hiệu suất năng lượng của lô trước khi vẫn còn hiệu lực trong vòng 6 tháng.
- Trong trường hợp kết quả đã quá 6 tháng thì doanh nghiệp bắt buộc phải trình công văn xác nhận mình đã tiến hành công bố dán nhãn năng lượng của Bộ Công thương cho đơn vị hải quan.
- Tiếp theo, doanh nghiệp sẽ không cần thực hiện thủ tục công bố dán nhãn nữa mà sẽ in nhãn theo thông tin cô bố của lô hàng trước. Cuối cùng chỉ việc dán nhãn lên các sản phẩm trước khi chính thức đưa ra kinh doanh trên thị trường.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Xử lý hành chính hành vi hủy hoại tài sản
- Vu khống người khác là hành vi vi phạm gì?
- Tội vu khống người khác bị phạt như thế nào?
Thông tin liên hệ:
Trên đây là bài viết tư vấn về “Các trường hợp miễn dán nhãn năng lượng năm 2022” Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan như dịch vụ tra cứu quy hoạch xây dựng nhanh chóng, chính xác… thì hãy liên hệ ngay tới hotline 0833102102 Luật sư X để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
Câu hỏi thường gặp:
Về phía người tiêu dùng, nhãn dán tiết kiệm năng lượng dường như là một yếu tố thúc đẩy hành động mua hàng của họ và tạo ra cơ hội sử dụng các sản phẩm tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu chi phí tối đa
Đối với các đơn vị sản xuất khi tung ra thị trường những sản phẩm được dán Nhãn Năng Lượng sẽ tạo sự chu ý từ cộng đồng, vượt lên trên các đối thủ chưa dán Nhãn Năng Lượng. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp đầu tư, chú trọng nâng cao hiệu suất cho sản phẩm trước khi đưa đến tay người tiêu dùng.
Đặc biệt, tham gia chương trình dán Nhãn Năng Lượng, doanh không chỉ nhận nhiều ưu đãi về tài chính mà lâu dài còn mở ra cơ hội quảng bá thương hiệu cũng như khẳng định uy tín doanh nghiệp trên thị trường.
Nhãn năng lượng phải có các thông tin cơ bản sau:
– Tên nhà sản xuất/nhập khẩu đầy đủ hoặc viết tắt;
– Mã hiệu phương tiện, thiết bị;
– Thông tin về mức tiêu thụ năng lượng;
– Tiêu chuẩn hoặc quy định áp dụng.