Chào Luật sư X, Tôi năm nay 23 tuổi. Tôi mới cưới chồng cách đây không lâu thì biết rằng anh ta là một kẻ nghiện rượu. Ban ngày anh ta đối xử tốt với tôi nhưng đêm xuống khi đã sử dụng rượu anh ta trở thành một con người khác. Khi về nhà anh ta đầy hơi men và kiếm chuyện đánh đập tôi. Cho tôi hỏi để tố cáo người chồng bạo lực thì viết đơn như thế nào? Nộp đơn đó ở đâu? Tôi xin cảm ơn Luật sư nhiều.
Chào bạn! Để giải đáp những thắc mắc trên mời quý bạn đọc cùng Luật Sư X tìm hiểu vấn đề trên qua bài viết “Tố cáo người chồng bạo lực gia đình” sau đây.
Căn cứ pháp lý
- Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007
- Nghị định 144/2021/NĐ-CP
Cách nhận diện những hành vi bạo lực gia đình
Điều 1 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007. Gia đình là tế bào của xã hội, là hình thức thu nhỏ của xã hội nên bạo lực gia đình có thể coi là hình thức thu nhỏ của bạo lực xã hội với nhiều dạng khác nhau.
Có thể nhận diện bạo lực gia đình ở những hình thức chủ yếu sau:
– Bạo lực về thể chất: là hành vi ngược đãi, đánh đập thành viên gia đình, làm tổn thương tới sức khỏe, tính mạng của họ.
– Bạo lực về tinh thần: là những lời nói, thái độ, hành vi làm tổn thương tới danh dự, nhân phẩm, tâm lý của thành viên gia đình.
– Bạo lực về kinh tế: là hành vi xâm phạm tới các quyền lợi về kinh tế của thành viên gia đình (quyền sở hữu tài sản, quyền tự do lao động…).
– Bạo lực về tình dục: là bất kỳ hành vi nào mang tính chất cưỡng ép trong các quan hệ tình dục giữa các thành viên gia đình, kể cả việc cưỡng ép sinh con.
Mỗi hình thức bạo lực có thể được biểu hiện dưới nhiều hành vi khác nhau. Tại Điều 2 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 đã quy định các hành vi bạo lực bao gồm:
– Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng.
– Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
– Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng.
– Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.
– Cưỡng ép quan hệ tình dục.
– Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ.
– Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình.
– Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính.
– Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.
Cách viết đơn tố cáo khi nhận thấy có dấu hiệu bạo lực gia đình như thế nào?
Bước 1: Đầu tiên phải có tên cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo. Thẩm quyền giải quyết tố cáo bạo hành gia đình được xác định tại Điều 18 Luật chống bạo hành gia đình 2007.
Bước 2: Tiếp theo là ghi tên, nơi cư trú của người làm đơn (người tố cáo).
Bước 3: Trình bày nội dung tố cáo: lý do, mục đích, yêu cầu giải quyết để cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
- Tóm tắt diễn biến, hành vi bạo hành của người bị tố cáo (các sự việc diễn ra theo trình tự thời gian như các hành vi xúc phạm, đánh đập thành viên trong gia đình).
- Hành vi bạo hành của người bị tố cáo vi phạm quy định pháp luật nào (điểm, khoản, điều của Luật chống bạo hành gia đình 2007 chẳng hạn như chồng đánh bạc đánh đập vợ, chửi bới và bôi nhọ vợ con,…)
- Hậu quả của hành vi bạo hành đối với người tố cáo (tổn thương tinh thần, vật chất,…) và chứng minh thiệt hại (giấy khám bệnh của bệnh viện, hồ sơ bệnh án, hóa đơn tiền thuốc,…)
- Yêu cầu giải quyết tố cáo (yêu cầu xử lý người bị tố cáo hoặc yêu cầu bồi thường,…)
Bước 4: Cuối đơn là chữ ký cũng như họ tên đầy đủ của người làm tố cáo.
Bước 5: Trình bày danh mục tài liệu, chứng cứ liên quan kèm theo đơn tố cáo chứng minh nhân dân, hình ảnh, clip chứng minh hành vi bạo hành,… nhằm thuận lợi cho công tác điều tra và đảm bảo quyền và lợi ích cho các bên.
Tải mẫu đơn tố cáo hành vi bạo hành gia đình năm 2022
Số điện thoại đường dây nóng bạo lực gia đình
Chiều ngày 15/12/2021, tại Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp Quỹ Dân số Liên hợp quốc Việt Nam (UNFPA) tổ chức Lễ công bố Đường dây nóng 1800.1768 miễn phí hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực và bàn giao bộ đồ dùng thiết yếu cho nữ nông dân có nguy cơ bị bạo lực trong bối cảnh dịch Covid-19 theo hình thức trực tuyến.
Cùng với đó, tổng đài Quốc gia 111 hỗ trợ tiếp nhận tố cáo những trường hợp bạo hành, xâm hại trẻ em, bảo vệ các quyền của trẻ em.
Bên cạnh đó, nếu muốn được tư vấn pháp lý về hành vi bạo hành gia đình, các quyền của người bị bạo hành thì các tổng đài tư vấn pháp luật như 0833 102 102 cũng là một nơi để hỗ trợ tốt nhất cho những nạn nân bị bạo hành gia đình.
Biện pháp ngăn chặn, bảo vệ hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực gia đình
Căn cứ Điều 18 Luật chống bạo hành gia đình 2007 quy định như sau:
“Điều 18. Phát hiện, báo tin về bạo lực gia đình
1. Người phát hiện bạo lực gia đình phải kịp thời báo tin cho cơ quan công an nơi gần nhất hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi xảy ra bạo lực, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 23 và khoản 4 Điều 29 của Luật này.
2. Cơ quan công an, Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư khi phát hiện hoặc nhận được tin báo về bạo lực gia đình có trách nhiệm kịp thời xử lý hoặc kiến nghị, yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền xử lý; giữ bí mật về nhân thân và trong trường hợp cần thiết áp dụng biện pháp bảo vệ người phát hiện, báo tin về bạo lực gia đình.“
Để phòng chống bạo lực gia đình người phát hiện bạo lực gia đình kịp thời báo tin cho cơ quan gần nhất hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi xảy ra vụ việc. Cơ quan công an, ủy ban nhân dân hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư khi phát hiện hoặc nhận được tin báo về vụ việc bạo lực gia đình thì phải kịp thời xử lý hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý.
Cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ để kịp thời giúp bảo vệ nạn nhận bị bạo lực gia đình, chấm dứt các hành vi bạo lực gia đình và giảm thiểu hậu quả do hành vi đó gây ra. Các biện pháp này bao gồm:
- Buộc chấm dứt ngay hành vi bạo lực gia đình.
- Cấp cứu nạn nhân bạo lực gia đình.
- Các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc pháp luật về tố tụng hình sự đối với người có hành vi bạo lực gia đình.
- Cấm người có hành vi bạo lực gia đình đến gần nạn nhân, sử dụng điện thoại hoặc các phương tiện thông tin khác để có hành vi bạo lực với nạn nhân hay còn gọi là biện pháp cấm tiếp xúc theo quyết định của Uỷ ban nhân dân cấp xã và quyết định của Tòa án.
- Những người có mặt tại nơi xảy ra bạo lực gia đình tuỳ theo tính chất, mức độ của hành vi bạo lực và khả năng của mình có trách nhiệm thực hiện các biện pháp buộc chấm dứt hành vi bạo lực gia đình va cấp cứu nạn nhân.
Như vậy, khi bị bạo lực gia đình, nạn nhân hoặc người nhà nạn nhân phải báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất hoặc ủy ban nhân dân xã hoặc trưởng thôn hay tổ trưởng tổ dân phố để có thể kịp thời được can thiệp và có biện pháp xử lý.
Có thể bạn quan tâm
- Tội vu khống người khác bị phạt như thế nào?
- Sử dụng hình ảnh cá nhân để xúc phạm danh dự có bị đi tù không?
- Xử lý hành chính hành vi hủy hoại tài sản
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề. “Tố cáo người chồng bạo lực gia đình“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên. Nhằm để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập công ty; tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty; giấy phép bay flycam, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, nghỉ hưu có phải đóng BHXH…. của luật sư X. Hãy liên hệ: 0833 102 102.
Hoặc qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 52. Hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình Nghị định 144/2021/NĐ-CP
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;
b) Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với các hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này;
b) Buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều này
Có. Căn cứ Điều 58. Hành vi bạo lực về kinh tế Nghị định 144/2021/NĐ-CP
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
1. Chiếm đoạt tài sản riêng của thành viên gia đình.
2. Ép buộc thành viên gia đình lao động quá sức hoặc làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại hoặc làm những công việc khác trái với quy định của pháp luật về lao động.
3. Ép buộc thành viên gia đình đi ăn xin hoặc lang thang kiếm sống.
Theo khoản 1 Điều 20 và khoản 1 Điều 21 Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 quy định:
“Điều 20. Cấm tiếp xúc theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra bạo lực gia đình quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc trong thời hạn không quá 3 ngày khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có đơn yêu cầu của nạn nhân bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; trường hợp cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có đơn yêu cầu thì phải có sự đồng ý của nạn nhân bạo lực gia đình;
b) Hành vi bạo lực gia đình gây tổn hại hoặc đe doạ gây tổn hại đến sức khỏe hoặc đe doạ tính mạng của nạn nhân bạo lực gia đình;
c) Người có hành vi bạo lực gia đình và nạn nhân bạo lực gia đình có nơi ở khác nhau trong thời gian cấm tiếp xúc.
Điều 21. Cấm tiếp xúc theo quyết định của Toà án
1. Toà án đang thụ lý hoặc giải quyết vụ án dân sự giữa nạn nhân bạo lực gia đình và người có hành vi bạo lực gia đình quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc trong thời hạn không quá 4 tháng khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có đơn yêu cầu của nạn nhân bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; trường hợp cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có đơn yêu cầu thì phải có sự đồng ý của nạn nhân bạo lực gia đình;
b) Hành vi bạo lực gia đình gây tổn hại hoặc đe doạ gây tổn hại đến sức khỏe hoặc đe doạ tính mạng của nạn nhân bạo lực gia đình;
c) Người có hành vi bạo lực gia đình và nạn nhân bạo lực gia đình có nơi ở khác nhau trong thời gian cấm tiếp xúc.”
Như vậy, nếu nguyên đơn có đủ điều kiện trên thì có thể nộp đơn yêu cầu cho Tòa án hoặc UBND xã để áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc đối với bị đơn.