Với nguy cơ quá tải điều trị Covid-19 tại các cơ sở y tế, nhiều địa phương đã cho phép F0 không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ được điều trị, cách ly tại nhà. Vậy F0 điều trị ở nhà có được hưởng chế độ ốm đau không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu 3 bước để hưởng chế độ ốm đau với F0 điều trị tại nhà thông qua bài viết dưới đây:
Căn cứ pháp lý
F0 điều trị tại nhà có được chế độ ốm đau?
Theo quy định tại Điều 24, Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014; khi bản thân gặp vấn đề về sức khỏe, người lao động tham gia BHXH sẽ được hưởng chế độ ốm đau nếu đáp ứng các điều kiện sau:
– Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc.
– Có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
Theo đó, nếu không may bị lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng; người lao động đang đóng BHXH là F0 điều trị tại nhà cũng có cơ hội được hưởng chế độ ốm đau nếu có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền.
Mẫu giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH
Căn cứ Công văn 1492/KCB-PHCN&GĐ của Cục Quản lý khám, chữa bệnh, người lao động là F0 muốn hưởng chế độ ốm đau phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo mẫu quy định.
Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH có thời hạn tối đa là 30 ngày; nếu người bệnh cần nghỉ dài hơn 30 ngày thì khi hết hoặc sắp hết thời hạn nghỉ; người bệnh phải tiến hành tái khám để được xem xét.ADVERTISINGX
Theo Công văn hướng dẫn của Sở Y tế các địa phương; điển hình là Công văn 9000/SYT-NVY của Sở Y tế TP.HCM; cơ sở có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH cho bệnh nhân F0 điều trị tại nhà bao gồm:
– Trung tâm y tế quận, huyện, thành phố trực thuộc tỉnh; trạm y tế phường, xã, thị trấn chăm sóc và quản lý F0 tại nhà.
– Trường hợp trạm y tế lưu động; tổ chăm sóc người nhiễm Covid-19 tại cộng đồng hỗ trợ chăm sóc F0 tại nhà: Bác sĩ được phân công trực tiếp chăm sóc F0 ký xác nhận vào vị trí “người hành nghề KB, CB”; đơn vị chủ quản là trung tâm y tế cấp huyện chịu trách nhiệm ký đóng dấu vào giấy chứng nhận hoặc ủy quyền bằng văn bản cho trạm y tế phường, xã, thị trấn ký đóng dấu vào giấy này.
Cách ghi Mẫu C65-HD:
Các bác sỹ, y sỹ làm việc trong các cơ sở y tế có trách nhiệm ghi; và cấp cho người lao động tham gia BHXH để nghỉ việc điều trị ngoại trú hoặc chăm con ốm. Giấy phải được ghi đầy đủ, rõ ràng; không được tẩy xóa và ghi toàn bộ bằng tiếng Việt (nội dung trên 2 liên phải như nhau).
- Góc trên bên trái: Ghi đầy đủ tên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (KCB); ghi số khám bệnh vào dòng phía dưới (là số thứ tự khám do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp). Trường hợp cơ sở KCB có nhiều bộ phận khám bệnh thì ghi số khám bệnh theo bộ phận khám bệnh đó.
- Mục I: ghi đầy đủ thông tin người bệnh gồm họ tên, ngày sinh, mã số BHXH (nếu có), giới tính, đơn vị làm việc.
- Mục II: ghi chẩn đoán bệnh và phương pháp điều trị. Phần chẩn đoán phải mô tả cụ thể về tình trạng sức khỏe hoặc ghi tên bệnh. Ghi rõ nghỉ từ ngày nào đến ngày nào.
- Mục III: ghi thông tin cha/mẹ (trong trường hợp bệnh nhân là trẻ em).
Người lao động phối hợp cung cấp thông tin để các y bác sĩ có thể ghi chi tiết và đầy đủ các thông tin, phục vụ cho việc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH.
Thủ tục hưởng chế độ ốm đau với F0 điều trị tại nhà
Bước 1: Xin cấp Giấy chứng nhận. Sau khi hoàn thành cách ly và điều trị người lao động là F0 cần liên hệ trung tâm y tế hoặc quản lý để xin cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH.
Bước 2: Nộp hồ sơ hưởng chế độ ốm đau. Người lao động nộp lại GCN nghỉ việc hưởng BHXH cho doanh nghiệp từ đó doanh nghiệp sẽ lập thêm Mẫu số 01B-HSB và gửi toàn bộ hồ sơ cho cơ quan BHXH trong 10 ngày làm việc.
Bước 3: Nhận tiền trợ cấp ốm đau
Nhận tiền trợ cấp sau 6 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ. Và Số tiền trợ cấp được tính theo công thức dưới đây:
Mức hưởng | = | 75% | x | Tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc | : | 24 | x | Số ngày nghỉ |
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Thời gian tối thiểu đóng BHXH để được hưởng chế độ thai sản là bao lâu?
- Điều kiện để tạm dừng đóng BHXH vào quỹ hưu trí và tử tuất
- 04 thông tin Người lao động cần biết về lương tháng 13
- Cách tính phụ cấp độc hại cho người lao động?
Trên đây là bài viết tư vấn của chúng tôi về “3 bước để hưởng chế độ ốm đau với F0 điều trị tại nhà”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Thời gian nghỉ trong giờ làm việc của người lao động được quy định tại Điều 109 Bộ luật lao động năm 2019 như sau:
Thứ nhất, Người lao động làm việc theo thời giờ làm việc bình thường (Điều 105) từ 06 giờ trở lên trong một ngày thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút liên tục, làm việc ban đêm thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục. Trường hợp này thời gian nghỉ giữa giờ sẽ không được tính vào thời gian làm việc.
Thứ hai, người lao động làm việc theo ca liên tục từ 06 giờ trở lên thì thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc.
Thứ ba, ngoài thời gian nghỉ giữa giờ như trên người sử dụng lao động bố trí cho người lao động các đợt nghỉ giải lao và ghi vào nội quy lao động.
– Người lao động làm việc vào ban đêm; thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương; hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường (Khoản 2 Điều 98 BLLĐ 2019).
– Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương; hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.