Khi nào đó chúng ta cần tiền cho các mục đích khác nhau thì chúng ta sẽ có nhu cầu vay vốn. Vay vốn thế chấp là hoạt động khá phổ biến, trong đó thế chấp là 1 trong những biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự. Sau đây, hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề “Yêu cầu về độ tuổi của người đứng ra bảo lãnh vay vốn thế chấp” qua bài viết sau đây nhé!
Bảo lãnh vay vốn thế chấp
Vay thế chấp là hoạt động vay vốn từ các ngân hàng, tổ chức tín dụng bằng cách thế chấp các tài sản có giá trị để đảm bảo khoản vay của mình. Có nhiều loại tài sản được thế chấp: vàng, bạc, kim cương; nhà và đất; ô tô, giấy tờ xe, v.v. Tuy nhiên, tất cả những tài sản có giá trị này phải do bạn đứng tên người vay mới được chấp thuận.
Vay vốn ngân hàng thế chấp sổ đỏ
Vay vốn ngân hàng thế chấp sổ đỏ là hình thức vay vốn mà khách hàng sẽ dùng sổ đỏ để làm tài sản đảm bảo khi đăng ký vay và hạn mức duyệt vay sẽ dựa trên giá trị của tài sản thế chấp, phương án sử dụng vốn và thu nhập của khách hàng.
Theo quy định, trong thời gian vay Ngân hàng sẽ giữ lại sổ đỏ của khách hàng. Hạn mức cho khoản vay thế chấp ngân hàng bằng sổ đỏ tối đa có thể lên tới 80% giá trị tài sản đảm bảo.
Hiện nay có nhiều Ngân hàng hỗ trợ khoản vay vốn thế chấp với mức lãi suất rất thấp như VietcomBank, Maritime Bank, BIDV… Khách hàng có thể vay tới 80% giá trị tài sản trong thời gian 2 năm, 5 năm, 10 năm hoặc lâu hơn.
Để có thể vay vốn ngân hàng thế chấp sổ đỏ, khách hàng cần phải đáp ứng các điều kiện của ngân hàng như sau:
– Là công dân Việt Nam có đầy đủ năng lực hành vi dân sự;
– Có các giấy tờ pháp lý cá nhân như căn cước công dân, chứng minh nhân dân, hộ chiếu còn hiệu lực;
– Không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng;
– Có tài sản để vay vốn ngân hàng thế chấp như sổ đỏ, sổ hồng,…
Theo pháp luật hiện hành, các loại đất được thế chấp bao gồm:
+ Đất nông nghiệp được Nhà nước giao trong hạn mức;
+ Đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất;
+ Đất được cho thuê trả tiền đất một lần cho cả thời gian thuê;
+ Đất được nhà nước công nhận quyền sử dụng đất;
+ Đất được nhận chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, nhận thừa kế.
Đặc điểm hình thức vay thế chấp
– Phải có tài sản đảm bảo, tài sản này này sẽ được ngân hàng thẩm định giá trị.
– Lãi suất thấp hơn nhiều so hình thức vay tín chấp.
– Thời gian cho vay kéo dài.
– Số tiền mà khách hàng có thể vay rất lớn và khoảng 70% – 80% giá trị tài sản đảm bảo.
– Hình thức trả nợ linh hoạt.
Thủ tục thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng
Khi thực hiện hồ sơ vay thế chấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất, ngân hàng sẽ tiến hành những thủ tục sau với sự phối hợp cùng với khách hàng là bên thế chấp:
Kiểm tra tính pháp lý:
Điều 188 Luật Đất đai 2013 về “Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, vay thế chấp quyền sử dụng đất; Góp vốn bằng quyền sử dụng đất”, gồm:
-Kiểm tra Giấy chứng nhận hoặc các giấy tờ hợp pháp khác quy định tại khoản 3 Điều 186 và khoản 1 Điều 168 Luật Đất đai 2013 để xác định tính xác thực của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất, nghĩa vụ tài chính liên quan đến quyền sử dụng đất;
-Kiểm tra lại chính quyền địa phương để xác định đất không có tranh chấp, quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án;
– Kiểm tra thực địa: Khảo sát, đo đạc và tiến hành định giá tài sản
– Nhận bản gốc giấy chứng nhận: Nhận bản gốc giấy chứng nhận hoặc các giấy tờ hợp pháp khác theo quy định của Luật Đất đai 2013;
– Soạn hợp đồng thế chấp:Lập và ký hợp đồng thế chấp giữa ngân hàng và bên thế chấp (người có quyền sử dụng đất),
– Công chứng hợp đồng thế chấp:Thực hiện công chứng hợp đồng thế chấp tại tổ chức hành nghề công chứng;
– Đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất:Tiến hành việc đăng ký thế chấp tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở tài nguyên môi trường và Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc phòng tài nguyên môi trường và Môi trường quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Như vậy, không phải cứ có sổ đỏ là có thể thực hiện vay thế chấp tại ngân hàng được mà phải đáp ứng đủ các điều kiện như luật đất đai 2013 quy định. Những trường hợp không đủ điều kiện để vay thế chấp thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền được quyền từ chối đăng ký thế chấp.
Yêu cầu về độ tuổi của người đứng ra bảo lãnh vay vốn thế chấp
Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
Như vậy, khi đã thực hiện bảo lãnh cho em trai bạn thì bạn đã thực hiện cam kết với bên cho vay tiền rằng sẽ thực hiện nghĩa vụ trả tiền nếu khi đến hạn mà em trai bạn không thể trả nợ. Đây là một ràng buộc pháp lý bởi một khi bạn đã nhận bảo lãnh thì bạn bắt buộc phải trả tiền nếu bên vay tiền không trả được nợ. Bộ luật dân sự năm 2015 đã quy định rõ về trách nhiệm của bên bảo lãnh như sau:
Điều 342. Trách nhiệm dân sự của bên bảo lãnh
“1. Trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ đó.
2. Trường hợp bên bảo lãnh không thực hiện đúng nghĩa vụ bảo lãnh thì bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh thanh toán giá trị nghĩa vụ vi phạm và bồi thường thiệt hại”.
Hầu hết các ngân hàng đều có 1 quy định về độ tuổi cho vay tương đối giống nhau, cụ thể như sau:
“Khách hàng vay vốn phải từ đủ 18 tuổi trở lên, và không quá 65 tuổi đối với nam, và không quá 60 tuổi đối với nữ”
Tuy nhiên, cũng có 1 số ít ngân hàng: Muốn gia tăng lượng Khách hàng giao dịch nên có sự linh động hơn 1 chút. Cụ thể như sau:
“Khách hàng vay vốn phải từ đủ 18 tuổi trở lên, và không quá 70 tuổi đối với nam, và không quá 65 tuổi đối với nữ”
Mời bạn xem thêm bài viết
- Thủ tục thế chấp quyền sử dụng đất vay vốn ngân hàng
- Vợ ủy quyền cho chồng vay ngân hàng
- Tài khoản vay ngắn hạn theo thông tư 133
- Đơn trình báo vay tiền không trả
- Mẫu đơn xin vay vốn ngân hàng chính sách
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Yêu cầu về độ tuổi của người đứng ra bảo lãnh vay vốn thế chấp”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như tra cứu quy hoạch xây dựng đăng ký mã số thuế cá nhân, điều kiện cấp phép bay flycam, cách tra cứu thông tin quy hoạch, dịch vụ thành lập công ty trọn gói giá rẻ, tìm hiểu về trích lục hồ sơ nguồn gốc đất… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Tài sản được định giá cao và thông thường tài sản được chấp thuận bởi bộ phận thẩm định của ngân hàng. Số tiền có thể vay lên đến 70 – 80% giá trị thực của tài sản.
– Thời hạn vay dài, giảm gánh nặng tài chính cho người vay.
– Lãi suất cho vay của ngân hàng rất cạnh tranh. Lãi suất có thể chỉ từ 6% – 8%/năm trong 1 đến 2 năm đầu và dao động ở mức 10% đến 12%/năm trong những năm tiếp theo. Tỷ lệ này thường thấp hơn nhiều so với vay tín chấp ngân hàng.
– Khách hàng có thể yên tâm về tài sản của mình và vẫn được toàn quyền sử dụng tài sản đó.
– Khách hàng là công dân Việt Nam từ 18 đến 65 tuổi tại thời điểm tất toán khoản vay.
– Mục đích vay thế chấp là chính đáng và tuân thủ các quy định của ngân hàng cho vay trong từng thời kỳ
– Nguồn thu nhập ổn định và đảm bảo khả năng trả nợ ngân hàng
– Lịch sử tín dụng tốt, không có nợ xấu tại thời điểm vay
– Tài sản đảm bảo đáp ứng yêu cầu của ngân hàng cho vay.
– Phần tài sản thế chấp vay vốn ngân hàng: nhà ở, công trình xây dựng, tài sản gắn liền với đất, giá trị quyền sử dụng đất, tàu biển, máy bay … các tài sản khác do pháp luật quy định. Tài sản khách hàng bảo đảm cho khoản vay phải đáp ứng các điều kiện sau:
– Tài sản thế chấp bắt buộc do chính người đi vay sở hữu, quản lý hoặc sử dụng.
– Tài sản phải được pháp luật cho phép và không bị cấm mua bán, chuyển đổi, thế chấp.