Vụ án ly hôn là một trong những vụ án được Tòa dân sự thụ lý và giải quyết theo pháp luật tố tụng dân sự. Tuy vậy, vụ án ly hôn lại mang trong đó những đặc trưng rất riêng biệt, đặc thù so với những vụ án dân sự thông thường khi mà nó còn có những quy định liên quan đến Luật hôn nhân và gia đình. Vì lẽ đó mà quan hệ phản tố trong vụ án ly hôn lại càng tăng thêm tính phức tạp trong vấn đề xác định và thụ lý giải quyết. Sau đây, Luật sư X mời các độc giả cùng đón đọc bài viết “Yêu cầu phản tố trong vụ án ly hôn hiện nay quy định ra sao?” đề tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề trên nhé!
Căn cứ pháp lý:
Quy định chung về phản tố
Phản tố là khởi kiện thêm một vụ án khác. Chính vì vậy, thủ tục yêu cầu phản tố được quy định tại Điều 202 Bộ luật tố tụng dân sự là “Thủ tục yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập được thực hiện theo quy định của Bộ luật này về thủ tục khởi kiện của nguyên đơn”.
Yêu cầu phản tố cũng là yêu cầu độc lập. Tuy nhiên, là yêu cầu độc lập của bị đơn đối với nguyên đơn nên được gọi là “phản tố” (Điều 200 Bộ luật tố tụng dân sự), còn là yêu cầu của người khác đối với nguyên đơn và bị đơn thì gọi là “yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan” (Điều 201 Bộ luật tố tụng dân sự).
Khi người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập, sau đó nguyên đơn hoặc bị đơn có yêu cầu độc lập đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì đó cũng là phản tố.
Đặc trưng quan trọng nhất là các loại yêu cầu nêu ra ở trên là độc lập với nhau, có nghĩa mỗi yêu cầu có thể giải quyết bằng một vụ án riêng, không phụ thuộc vào nhau; việc giải quyết trong cùng một vụ án là để “chính xác và nhanh hơn” mà thôi (Khoản 3 Điều 200 Bộ luật tố tụng dân sự).
Yêu cầu phản tố trong vụ án ly hôn
Do vụ án ly hôn có những điểm khác biệt so với vụ án dân sự thông thường nên việc xác định phản tố cũng có những khác biệt . Trong vụ án ly hôn, giải quyết về việc nuôi con chung là bắt buộc nên nguyên đơn không nêu ra yêu cầu về nuôi con chung thì cũng phải coi như có yêu cầu giải quyết việc nuôi con chung. Và do vậy, đơn xin ly hôn không nói gì đến việc nuôi con, bị đơn có yêu cầu Tòa án giải quyết việc nuôi con thì không phải là yêu cầu phản tố; bị đơn không phải làm các thủ tục, nghĩa vụ của người phản tố. Tuy nhiên, đối với việc chia tài sản thì không bắt buộc phải giải quyết cùng với việc ly hôn nên việc xác định phản tố như các vụ án dân sự thông thường khác; có nghĩa là nếu đơn xin ly hôn của nguyên đơn không có yêu cầu chia tài sản thì bị đơn có yêu cầu chia tài sản là yêu cầu phản tố.
Chế định tài sản của vợ chồng hiện hành được quy định theo hướng mở rộng quyền định đoạt của các chủ thể. Vợ, chồng có thể có thể yêu cầu chia tài sản trong thời hôn nhân và họ có thể tự chia theo quy định của pháp luật. Sau ly hôn, tài sản chung vợ chồng có thể vẫn tiếp tục duy trì (do chưa muốn chia, chưa thể chia hoặc để giành cho con…), họ cũng có thể tự chia theo quy định, và thực tế là việc tự chia ngày càng nhiều vì tự chia sẽ không bị mất án phí.
Thực tiễn xét xử và xác định yêu cầu phản tố trong vụ án ly hôn
Từ những đặc điểm của vụ án ly hôn, việc xác định phản tố trong một số trường hợp khá phức tạp, có ý kiến khác nhau. Xin điểm đến một số trường hợp sau:
1. Nguyên đơn khởi kiện xin ly hôn, khai rằng tài sản chung của vợ chồng có ngôi nhà số 2 phố X và ngôi nhà số 3 phố Y nhưng chỉ yêu cầu phân chia nhà số 2 phố X; bị đơn yêu cầu xác định nhà số 2 phố X là tài sản riêng của mình và yêu cầu chia nhà số 3 phố Y.
Bị đơn có 2 yêu cầu, trong đó yêu cầu xác định nhà số 2 phố X là tài sản riêng của mình không phải là yêu cầu độc lập với yêu cầu của nguyên đơn vì khi giải quyết yêu cầu của nguyên đơn chia nhà số 2 phố X là đã phải xem xét nhà đó là tài sản riêng hay tài sản chung. Đối với yêu cầu thứ hai của bị đơn là yêu cầu chia nhà số 3 phố Y thì đây là yêu cầu độc lập với yêu cầu của nguyên đơn. Tuy nguyên đơn cũng xác định nhà số 3 phố Y là tài sản chung của vợ chồng nhưng chưa có yêu cầu chia. Do đó, nếu không có yêu cầu của bị đơn thì Tòa án sẽ không chia nhà số 3 phố Y. Vì vậy, yêu cầu của bị đơn xin chia nhà số 3 phố Y là yêu cầu phản tố.
2. Nguyên đơn khởi kiện xin ly hôn, bị đơn yêu cầu xác định một người con chung không phải là con mình.
Khi khởi kiện xin ly hôn là nguyên đơn vừa có yêu cầu ly hôn vừa đã có yêu cầu về nuôi con chung. Tuy nhiên, tranh chấp về nuôi con chung trong vụ án ly hôn chỉ gồm việc giao cho ai trực tiếp nuôi và cấp dưỡng nuôi con thế nào; không bao gồm tranh chấp về quan hệ cha, mẹ, con. Vì vậy, tranh chấp về quan hệ cha, mẹ, con không đương nhiên nằm trong yêu cầu xin ly hôn của nguyên đơn. Trong các vụ án ly hôn thông thường, Tòa án giải quyết việc nuôi con trên cơ sở con được đương nhiên coi là con chung của cha mẹ, Tòa án không giải quyết về việc xác định cha, mẹ, con. Chỉ trong trường hợp có tranh chấp, có yêu cầu thì Tòa án mới giải quyết về việc xác định cha, mẹ, con. Thực tế, một người tồn tại trong xã hội đều đã được xác định là con của những người cụ thể, pháp luật quy định việc được yêu cầu xác định cha, mẹ chính là cho phép được xác định lại quan hệ cha mẹ cho con. Do đó, khi nguyên đơn xin ly hôn và không có yêu cầu xác định cha, mẹ cho con thì yêu cầu của bị đơn xác định một người con không phải là con mình là yêu cầu phản tố (đây cũng là trường hợp được nêu trong ví dụ của Khoản 5 Điều 12 Nghị quyết 05/2012/NQQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng Thẩm phán).
3. Nguyên đơn khởi kiện xin ly hôn và yêu cầu chia tài sản chung, bị đơn không đồng ý ly hôn và yêu cầu chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân.
Tuy cũng là yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng nhưng hai tranh chấp này là khác nhau. Yêu cầu chia tài sản của nguyên đơn chỉ được giải quyết khi Tòa án chấp nhận yêu cầu ly hôn, và nếu Tòa án không chấp nhận yêu cầu ly hôn thì yêu cầu chia tài sản đương nhiên không được giải quyết. Đối với bị đơn, việc không đồng ý ly hôn không phải là yêu cầu độc lập với yêu cầu của nguyên đơn vì Tòa án phải phán xét về quan hệ hôn nhân dù bị đơn đồng ý ly hôn hay không đồng ý ly hôn, nhưng với yêu cầu chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân thì chỉ được giải quyết khi Tòa án không chấp nhận yêu cầu ly hôn của nguyên đơn. Mặt khác, khi bị đơn đã yêu cầu chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân thì dù Tòa án không chấp nhận yêu cầu xin ly hôn của nguyên đơn, Tòa án vẫn phải giải quyết về việc chia tài sản, khác với vụ án ly hôn thông thường khi không chấp nhận ly hôn thì đương nhiên không giải quyết về tài sản. Do đó, yêu cầu của bị đơn chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân cũng là yêu cầu phản tố.
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề thuận tình ly hôn đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Khi nào được đưa ra yêu cầu phản tố khi bị khởi kiện dân sự?
- Mẫu đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự mới
- Đơn đề nghị không khởi tố vụ án mới
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Yêu cầu phản tố trong vụ án ly hôn hiện nay quy định ra sao?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ văn phòng dịch vụ thám tử một cách nhanh chóng… vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Câu hỏi thường gặp:
Thủ tục yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập được thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 về thủ tục khởi kiện của nguyên đơn và thủ tục yêu cầu phản tố được quy định như sau:
+ Thẩm quyền giải quyết: TAND thụ lý vụ án.
+ Trình tự thực hiện:
Bước 1: Gửi đơn yêu cầu phản tố tới TAND có thẩm quyền.
Bước 2: Thẩm phán xem xét đơn yêu cầu phản tố của bị đơn.
Bước 3: Bị đơn bổ sung đơn yêu cầu phản tố hoặc nhận lại (nếu không được chấp nhận yêu cầu).
+ Cách thức thực hiện: Có thể nộp đơn trực tiếp hoặc bằng đường bưu tiện tới TAND có thẩm quyền giải quyết vụ án.
+ Yêu cầu thực hiện:
Phải gửi yêu cầu phản tố trước thời điểm mở phiên hộp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo về việc thụ lý vụ án bị đơn phải gửi yêu cầu phản tố nếu có.
+ Thành phần hồ sơ:
Thứ nhất, đơn yêu cầu phản tố.
Thứ hai, Các tài liệu chứng minh tính hợp pháp của yêu cầu phản tố.
Số lượng: 01 bộ hồ sơ.
+ Lệ phí hành chính: Không mất phí.
+ Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ, thẩm phán sẽ ra quyết định chấp nhận hay không chấp nhận đơn phản tố.
+ Đối tượng thực hiện: Bị đơn.
+ Kết quả:
Yêu cầu hợp lý: Thẩm phán chấp nhận yêu cầu phản tố của bị đơn.
Yêu cầu không hợp lý: Thẩm phán không chấp nhận yêu cầu phản tố của bị đơn.
Về nội dung của đơn phản tố cần đảm bảo một trong các điều kiện sau đây thì mới được tòa án châp thuận:
+ Yêu cầu trong đơn phản tố nhằm mục đích bù trừ nghĩa vụ cho yêu cầu của nguyên đơn‚ những người có nghĩa vụ và quyền lợi liên quan đến vụ án dân sự này sẽ có yêu cầu độc lập khác
+ Nội dung yêu cầu của bị đơn trình bày trong đơn phản tố khi được toà án chấp thuận sẽ dẫn đến hệ quả là loại trừ sự chấp nhận toàn bộ hoặc một phần yêu cầu của nguyên đơn‚ những người có nghĩa vụ và quyền lợi liên quan đến vụ án dân sự này sẽ có yêu cầu độc lập khác”
Căn cứ tại khoản 3 Điều 200 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, thời điểm để bị đơn thực hiện quyền yêu cầu phản tố của mình là phải trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.