Trong trường hợp một người trở thành bị đơn của một vụ án dân sự, thì phía bị đơn sẽ có những quyền lợi và nghĩa vụ pháp lý được pháp luật ghi nhận đầy đủ. Và một trong những quyền đó bao gồm có quyền đưa ra yêu cầu phản tố. Tuy vậy trên thực tế xét xử, không ít các trường hợp bị đơn bị xâm phạm quyền lợi do không được cập nhật thông tin cũng như kiến thức về quyền phản tố này. Vậy Yêu cầu phản tố được chấp nhận khi nào? Sau đây, hãy cùng Luật sư X đi tìm hiểu nhé!
Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật tố tụng dân sự 2015;
- Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP.
Quyền phản tố là gì?
Phản tố là quyền của bị đơn trong vụ án dân sự. Thực chất việc phản tố của bị đơn là việc bị đơn khởi kiện ngược lại người đã kiện mình, nhưng được xem xét, giải quyết cùng với đơn khởi kiện của nguyên đơn trong vụ án vì việc giải quyết yêu cầu của hai bên có liên quan chặt chẽ với nhau. Nếu yêu cầu của bị đơn là một việc hoàn toàn không liên quan đến đơn khởi kiện của nguyên đơn thì bị đơn phải khởi kiện thành một vụ án dân sự mới.
Như vậy, yêu cầu phản tố của bị đơn chỉ phát sinh khi có việc nguyên đơn kiện bị đơn; và Toà án có thẩm quyền thụ lý vụ việc đối với yêu cầu của nguyên đơn; sau đó bị đơn cũng cho rằng quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm; và có đơn yêu cầu toà án giải quyết những vấn đề có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn trong cùng một vụ án dân sự.
Ai được thực hiện quyền phản tố?
Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 200 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015; bị đơn được “Đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn nếu có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn; hoặc đề nghị bù trừ với nghĩa vụ mà nguyên đơn yêu cầu”.
Theo quy định này thì yêu cầu phản tố chỉ được thực hiện khi; và chỉ khi bị đơn có yêu cầu đối với nguyên đơn. Trong trường hợp người đại diện theo uỷ quyền của bị đơn tham gia tố tụng trong vụ án có yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn thì Toà án giải quyết như thế nào.
Giả sử khi nhận được thông báo về việc thụ lý vụ án; bị đơn được xác định có yêu cầu phản tố đã uỷ quyền cho người khác theo đúng thủ tục để tham gia tố tụng tại Toà án; và có toàn quyền thay mặt bị đơn quyết định các vấn đề có liên quan trong vụ án. Trong trường hợp này; đã có rất nhiều Toà án chấp nhận yêu cầu phản tố của người đại diện theo ủy quyền; nhưng cũng có những Toà án không chấp nhận vì cho rằng để thực hiện yêu cầu phản tố bị đơn phải là người trực tiếp yêu cầu. Người đại diện theo ủy quyền không có quyền yêu cầu phản tố; vì họ không phải là bị đơn mà chỉ là người đại diện theo uỷ quyền của bị đơn.
Khi nào có quyền thực hiện yêu cầu phản tố?
Dẫn theo Điều 200 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, quyền này chỉ phát sinh trong trường hợp nguyên đơn khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết và được Tòa án thụ lý. Và bị đơn cho rằng việc nguyên đơn khởi kiện có xâm phạm trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình được pháp luật bảo vệ.
Căn cứ tại khoản 3 Điều 200 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, thời điểm để bị đơn thực hiện quyền yêu cầu phản tố của mình là phải trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.
Về thời điểm đưa ra yêu cầu đã bảo đảm được quyền tố tụng cho bị đơn, đồng thời cũng đẩy nhanh tiến độ giải quyết của chủ thể tiến hành tố tụng. Bởi nếu không quy định thời điểm có thể sau phiên hòa giải hoặc tại phiên tòa sơ thẩm bị đơn mới đưa ra yêu cầu phản tố, lúc này sẽ tăng thêm tính phức tạp cho vụ án cũng như gây cản trở về mặt thời gian giải quyết.
Yêu cầu phản tố được chấp nhận khi nào?
Yêu cầu phản tố theo Điều 200 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định là việc bị đơn được đưa ra yêu cầu ngược trở lại đối với nguyên đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong vụ án dân sự. Nói một cách dễ hiểu nhất thì yêu cầu phản tố có thể là bị đơn kiện ngược lại người đã kiện mình, nhưng yêu cầu này phải có mối liên hệ mật thiết với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, nếu như không có liên quan gì đến nhau thì bị đơn có thể khởi kiện vụ án dân sự độc lập khác.
Để giải thích chi tiết về quyền yêu cầu phản tố của bị đơn thì tại khoản 1, Điều 12 Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP do Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao ban hành ngày 03 tháng 12 năm 2012 quy định rõ để được coi là yêu cầu phản tố nếu yêu cầu đó độc lập, không cùng với yêu cầu mà nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập yêu cầu Tòa án giải quyết.
Như vậy, pháp luật Tố tụng dân sự quy định vấn đề này không chỉ bảo vệ quyền lợi cho bị đơn trong vụ án dân sự mà còn thể hiện được thế chủ động trong quá trình tố tụng, giúp cho các chủ thể được bình đẳng với nhau về pháp lý, để hoạt động tố tụng được diễn ra một cách thuận lợi nhất.
Yêu cầu phản tố của bị đơn đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập được chấp nhận khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;
b) Yêu cầu phản tố được chấp nhận dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;
c) Giữa yêu cầu phản tố và yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có sự liên quan với nhau và nếu được giải quyết trong cùng một vụ án thì làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn.
3. Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải”.
Như vậy, theo quy định về quyền yêu cầu phản tố của bị đơn, yêu cầu phản tố của bị đơn đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập được chấp nhận khi thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Khoản 2, Điều 200 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Yêu cầu phản tố được chấp nhận khi nào? chúng tôi cung cấp dịch vụ luật sư bào chữa người phản tố Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Khi nào được đưa ra yêu cầu phản tố khi bị khởi kiện dân sự?
- Mẫu đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự mới
- Đơn đề nghị không khởi tố vụ án mới
Thông tin liên hệ:
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Yêu cầu phản tố được chấp nhận khi nào theo QĐ năm 2023” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là tìm hiểu về tư vấn pháp lý về đăng ký lại giấy khai sinh bị mất nhanh chóng, uy tín… Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Câu hỏi thường gặp:
Có thể thấy rằng yêu cầu này có liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ của bị đơn đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong vụ án đang được giải quyết và nhằm cho vụ án giải quyết chính xác, nhanh chóng hơn nên bị đơn có quyền yêu cầu giải quyết trong cùng vụ án. Trong trường hợp, nguyên đơn rút yêu cầu khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan rút yêu cầu độc lập thì vụ án vẫn được tiếp tục. Khi đó, Tòa án sẽ ban hành quyết định đình chỉ yêu cầu khởi kiện, yêu cầu độc lập và ra thông báo thay đổi địa vị tố tụng cho đúng với tư cách tham gia tố tụng của các đương sự trong vụ án.
Khi nguyên đơn rút đơn khởi kiện; nếu như bị đơn đã đưa ra yêu cầu phản tố và không rút thì vai trò của các bên sẽ thay đổi, bị đơn sẽ trở thành nguyên đơn và ngược lại, nguyên đơn lại trở thành bị đơn, vụ án vẫn tiếp tục được giải quyết.
Tại khoản 1 Điều 244 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định như sau: “Hội đồng xét xử chấp nhận việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự nếu việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của họ không vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập ban đầu”.