Mỗi lĩnh vực công việc khi hoạt động đều phải dựa trên quy định, nguyên tắc, và chuẩn mực. Những vấn đề này đa số đã được quy định trong các văn bản pháp luật. Kế toán cũng tương tự, không phải là trường hợp ngoại lệ. Kế toán có một vai trò rất quan trọng trong các doanh nghiệp, các đơn vị sự nghiệp hay cả các đơn vị, cơ quan hành chính. Kế toán liên quan đến những con số, những thống kê quan trọng để giúp cơ quan, tổ chức, đơn vị đó nắm bắt được tình hình hoạt động trong một khoảng thời gian nhất định. Điều này yêu cầu nhân viên kế toán phải có những hiểu biết rõ ràng các quy định của pháp luật, các chuẩn mực kế toán, và hơn hết là các chế độ kế toán. Vậy chế độ kế toán là gì? Các chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành ra sao? Xử lý hành chính và hình sự vi phạm kế toán như thế nào? Ý nghĩa pháp lý của chế độ kế toán là gì? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé! Hy vọng bài viết sẽ mang đến cho bạn những kiến thức hữu ích nhất.
Căn cứ pháp lý
Chế độ kế toán là gì?
Theo quy định tại Luật Kế toán năm 2015, chế độ kế toán là các quy định và hướng dẫn về một lĩnh vực hay một số công việc cụ thể của kế toán do cơ quan quản lý nhà nước về kế toán hoặc tổ chức được ủy quyền ban hành.
Một trong những công việc của kế toán là thu thập, xử lý thông tin, số liệu theo đối tượng và nội dung để thực hiện công việc kế toán theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán doanh nghiệp. Như vậy có thể rút ra rằng doanh nghiệp phải tuân thủ theo đúng chế độ kế toán đã đăng ký.
Các chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành
Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp, ngành nghề mà doanh nghiệp sẽ áp dụng những chế độ kế toán doanh nghiệp khác nhau.
Chế độ kế toán doanh nghiệp siêu nhỏ
Thông tư số 132/2018/TT-BTC hướng dẫn việc ghi sổ kế toán, lập và trình bày báo cáo tài chính của doanh nghiệp siêu nhỏ.
*Thông tin chung
Ngày ban hành: 28/12/2018, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/2/2019, áp dụng cho năm tài chính bắt đầu hoặc sau ngày 01/04/2019.
*Đối tượng áp dụng
– Doanh nghiệp siêu nhỏ có thể lựa chọn áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp được hướng dẫn theo Thông tư số 132/2018/TT-BTC hoặc Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành theo Thông tư 133/2016/TT-BTC.
– Doanh nghiệp siêu nhỏ không bắt buộc phải bố trí kế toán trưởng và được ký hợp đồng với đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán để thuê dịch vụ làm kế toán hoặc dịch vụ làm kế toán trưởng.
Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa
Thông tư 133/2016/TT-BTC hướng dẫn nguyên tắc ghi sổ kế toán, lập và trình bày báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa.
*Thông tin chung
– Ban hành ngày 26/08/2016, có hiệu lực ngày 01/01/2017
– Thay thế Quyết định 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 về việc ban hành Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa.
*Đối tượng áp dụng
– Thông tư 133/2016/TT-BTC áp dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa (gồm cả doanh nghiệp siêu nhỏ) thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trừ doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, công ty đại chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán, các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định tại Luật Hợp tác xã.
– Theo thông tư 133/2016/TT-BTC, doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể lựa chọn áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế nhưng phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp và phải thực hiện nhất quán trong năm tài chính.
Chế độ kế toán doanh nghiệp
Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn việc ghi sổ kế toán và trình bày báo cáo tài chính cho các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế, không áp dụng cho việc xác định nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp đối với ngân sách Nhà nước.
*Thông tin chung
– Ban hành ngày 22/12/2014, có hiệu lực từ 05/02/2015 và được áp dụng cho năm tài chính bắt đầu hoặc sau ngày 01/01/2015.
– Thông tư 200 thay thế Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành kèm theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC, Thông tư 244/2009/TT_BTC
*Đối tượng áp dụng
Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn kế toán áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang thực hiện kế toán theo Chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ được vận dụng quy định của thông tư này để kế toán phù hợp với đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý của mình.
Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp
Thông tư 107/2017/TT-BTC hướng dẫn danh mục biểu mẫu và phương pháp lập chứng từ kế toán bắt buộc, danh mục hệ thống tài khoản và phương pháp hạch toán tài khoản kế toán, danh mục mẫu sổ và phương pháp lập sổ kế toán, danh mục mẫu báo cáo và phương pháp lập và trình bày báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách của các đơn vị quy định tại điều 2 thông tư này.
*Thông tin chung
– Ngày ban hành: 10/10/2017
– Ngày hiệu lực: 24/11/2017
*Đối tượng áp dụng
Cơ quan nhà nước, đơn vị hành chính sự nghiệp công lập, trừ các đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư được vận dụng cơ chế tài chính như doanh nghiệp, áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định hiện hành, tổ chức đơn vị khác có hoặc không sử dụng ngân sách nhà nước.
Xử lý hành chính vi phạm kế toán
Hiện nay, trong quá trình thanh tra, kiểm tra thuế, các Đoàn kiểm tra thuế cũng thường quan tâm tới lĩnh vực kế toán và lập biên bản xử phạt hành chính khi Doanh nghiệp thực hiện sai quy định.
Xử phạt về tổ chức bộ máy kế toán, bố trí người làm kế toán hoặc thuê làm kế toán
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không tổ chức bộ máy kế toán; không bố trí người làm kế toán hoặc không thuê tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ kế toán làm kế toán theo quy định;
b) Bố trí người làm kế toán mà pháp luật quy định không được làm kế toán;
c) Bố trí người làm kế toán không đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định;
d) Thuê tổ chức, cá nhân không đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề kế toán hoặc không đăng ký kinh doanh theo quy định, cung cấp dịch vụ kế toán cho đơn vị.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Bố trí người có trách nhiệm quản lý, điều hành đơn vị kế toán kiêm làm kế toán, thủ kho, thủ quỹ hoặc mua, bán tài sản trừ doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể;
b) Bố trí người làm kế toán trưởng không đủ tiêu chuẩn, điều kiện quy định;
c) Thuê người làm kế toán trưởng không đủ tiêu chuẩn, điều kiện quy định.
Xử phạt về chứng từ kế toán
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Lập chứng từ kế toán không đủ số liên theo quy định của mỗi loại chứng từ kế toán;
b) Ký chứng từ kế toán khi chưa ghi đủ nội dung chứng từ thuộc trách nhiệm của người ký;
c) Ký chứng từ kế toán mà không có thẩm quyền ký hoặc không được ủy quyền ký.
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Giả mạo, khai man chứng từ kế toán;
b) Thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo, khai man chứng từ kế toán;
c) Lập chứng từ kế toán có nội dung các liên không giống nhau trong trường hợp phải lập chứng từ kế toán có nhiều liên cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
d) Không lập chứng từ kế toán khi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
đ) Lập nhiều lần chứng từ kế toán cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
e) Hủy bỏ hoặc cố ý làm hư hỏng chứng từ kế toán.
Xử phạt về sổ kế toán
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Mở sổ kế toán không theo đúng nguyên tắc chung của một trong các hình thức sổ kế toán theo quy định;
b) Ghi sổ kế toán không tuân thủ phương pháp quy định của chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán;
c) Ghi sổ, khóa sổ kế toán không kịp thời theo quy định;
d) Sửa chữa sai sót trên sổ kế toán không theo đúng phương pháp quy định.
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện việc mở sổ kế toán vào đầu kỳ kế toán năm hoặc từ ngày thành lập đơn vị kế toán;
b) Không có chứng từ kế toán chứng minh các thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán hoặc số liệu trên sổ kế toán không đúng với chứng từ kế toán;
c) Thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán của năm thực hiện không kế tiếp thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán năm trước liền kề hoặc sổ kế toán ghi không liên tục từ khi mở sổ đến khi khóa sổ;
d) Không thực hiện việc khóa sổ kế toán trong các trường hợp mà pháp luật về kế toán quy định phải khóa sổ kế toán;
đ) Không in sổ kế toán ra giấy sau khi khóa sổ trên máy vi tính đối với các loại sổ phải in theo quy định, hoặc không có đầy đủ chữ ký và đóng dấu theo quy định sau khi in sổ.
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Mở sổ kế toán ngoài hệ thống sổ kế toán chính thức của đơn vị;
b) Giả mạo sổ kế toán;
c) Thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo sổ kế toán;
d) Cố ý để ngoài sổ kế toán tài sản của đơn vị hoặc tài sản có liên quan đến đơn vị;
đ) Hủy bỏ trước hạn hoặc cố ý làm hư hỏng sổ kế toán
Xử phạt về tài khoản kế toán
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Hạch toán không theo đúng nội dung quy định của tài khoản kế toán;
b) Sửa đổi nội dung, phương pháp hạch toán của tài khoản kế toán do Bộ Tài chính ban hành hoặc mở thêm tài khoản kế toán trong hệ thống tài khoản kế toán cấp I đã lựa chọn mà không được Bộ Tài chính chấp nhận.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không áp dụng đúng hệ thống tài khoản kế toán quy định cho ngành và lĩnh vực hoạt động của đơn vị;
Xử phạt về báo cáo tài chính
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không lập báo cáo tài chính hoặc lập báo cáo tài chính không đầy đủ nội dung theo quy định;
b) Lập và trình bày báo cáo tài chính không đúng phương pháp; không rõ ràng; không nhất quán theo quy định;
c) Nộp báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm từ 01 tháng đến 03 tháng theo thời hạn quy định;
d) Công khai báo cáo tài chính không đầy đủ nội dung theo quy định, gồm: Quyết toán thu, chi ngân sách nhà nước năm và các khoản thu chi tài chính khác; tình hình tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, kết quả hoạt động kinh doanh, trích lập và sử dụng các quỹ, thu nhập của nguời lao động;
đ) Công khai báo cáo tài chính chậm từ 01 tháng đến 03 tháng theo thời hạn quy định.
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Nộp báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm quá 03 tháng theo thời hạn quy định;
b) Lập báo cáo tài chính không đúng với số liệu trên sổ kế toán và chứng từ kế toán;
c) Giả mạo báo cáo tài chính, khai man số liệu trên báo cáo tài chính;
d) Thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo báo cáo tài chính, khai man số liệu trên báo cáo tài chính;
đ) Cố ý, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật;
e) Thực hiện việc công khai báo cáo tài chính chậm quá 03 tháng theo thời hạn quy định;
g) Thông tin, số liệu công khai báo cáo tài chính sai sự thật;
h) Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền không đính kèm báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật quy định phải kiểm toán.
Xử phạt cá nhân thực hiện dịch vụ kế toán
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Hành nghề kế toán nhưng không đăng ký kinh doanh dịch vụ kế toán;
b) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán không có Chứng chỉ hành nghề kế toán/kiểm toán (Chứng chỉ phải do Bộ Tài chính cấp);
c) Hành nghề kế toán không đảm bảo điều kiện hoạt động theo quy định nhưng vẫn cung cấp dịch vụ kế toán;
d) Cá nhân hành nghề kế toán nhưng không có Chứng chỉ hành nghề kế toán/kiểm toán (Chứng chỉ phải do Bộ Tài chính cấp);
đ) Nhận làm thuê kế toán khi là bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột của người có trách nhiệm quản lý điều hành, kể cả Kế toán trưởng của đơn vị kế toán hoặc có quan hệ kinh tế, tài chính hoặc không đủ năng lực chuyên môn hoặc nhận làm thuê kế toán khi đơn vị kế toán có yêu cầu trái với đạo đức nghề nghiệp, chuyên môn nghiệp vụ kế toán;
e) Cho thuê, cho mượn Chứng chỉ hành nghề kế toán.
9. Một số điểm lưu ý:
a) Thời hạn xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán là: 2 năm
b) Mức xử phạt hành chính tối đa trong lĩnh vực kế toán:
Đối với cá nhân: 30.000.000 đ
Đối với doanh nghiệp: 60.000.000 đ.
c) Mức phạt tiền theo Nghị định 105/2013/NĐ-CP áp dụng đối với cá nhân. Đối với tổ chức vi phạm thì mức phạt bằng 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân có cùng hành vi vi phạm hành chính.
d) Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về kế toán:
Thanh tra viên tài chính;
Tránh thanh tra Bộ Tài chính;
Ủy ban nhân dân các cấp;
Mức xử lý hình sự vi phạm kế toán
Bộ luật Hình sự năm 2015 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018 đã bổ sung thêm vi phạm quy định về kế toán. Đó là người vi phạm có thể bị phạt đến 20 năm tù.
Theo đó, Bộ luật Hình sự mới dành riêng 01 Điều để quy định về Tội vi phạm quy định. Về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng. Cụ thể như sau:
– Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong những hành vi sau đây. Mà gây thiệt hại từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng hoặc dưới 100 triệu đồng. Nhưng đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này. Mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
+ Giả mạo, khai man, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo, khai man, tẩy xóa tài liệu kế toán.
+ Dụ dỗ, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật.
+ Để ngoài sổ kế toán tài sản của đơn vị kế toán hoặc tài sản liên quan đến đơn vị kế toán.
+ Hủy bỏ hoặc cố ý làm hư hỏng tài liệu kế toán trước thời hạn lưu trữ theo 176 quy định của Luật Kế toán.
+ Lập hai hệ thống sổ kế toán tài chính trở lên. Nhằm bỏ ngoài sổ kế toán tài sản, nguồn vốn, kinh phí của đơn vị kế toán.
– Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 12 năm:
+ Vì vụ lợi.
+ Có tổ chức.
+ Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt.
+ Gây thiệt hại từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
– Phạm tội gây thiệt hại 1.000 triệu đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.
Đồng thời, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định. Từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Ý nghĩa pháp lý của chế độ kế toán là gì?
Chế độ kế toán là tổng hợp các quy định và hướng dẫn về kế toán trong một lĩnh vực hoặc một số công việc cụ thể do cơ quan quản lí nhà nước về kế toán hoặc tổ chức được cơ quan quản lí nhà nước về kế toán ủy quyền ban hành.
Với tư cách là công cụ phục vụ hoạt động nghiệp vụ kế toán, chế độ kế toán gồm hai loại quy định: các quy định có tính bắt buộc phải thực hiện và các quy định có tính hướng dẫn. Theo quy định của Luật kế toán được Quốc hội thông qua ngày 17.6.2003, cơ quan quản lí nhà nước về kế toán gồm: Chính phủ, Bộ Tài chính, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quản lí nhà nước về kế toán ở địa phương, các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quản lí nhà nước về kế toán trong ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách.
Chế độ kế toán là tập hợp các quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động kế toán, bộ máy kế toán và quyền, nghĩa vụ của người hành nghề kế toán.
Các văn bản chứa các quy phạm pháp luật về kế toán gồm Luật kế toán và các văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực dưới luật (nghị định của Chính phủ, quyết định của Bộ Tài chính…).
Với tính cách là một bộ phận trong hệ thống pháp luật, chế độ kế toán được áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thành lập và hoạt động tại Việt Nam; chỉ nhánh, văn phòng đại diện của nước ngoài hoạt động tại Việt Nam; hộ kinh doanh cá thể, cá nhân làm kế toán và người khác có liên quan đến kế toán.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Thế nào là con nuôi hợp pháp?
- Di chúc hợp pháp là như thế nào?
- Hệ quả pháp lý của công tác hòa giải tranh chấp đất đai
Khuyến nghị
Đội ngũ công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe, giải đáp, cung cấp dịch vụ liên quan đến tư vấn luật kế toán Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7 giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Ý nghĩa pháp lý của chế độ kế toán là gì?“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến vấn đề tư vấn pháp lý về vấn đề Trích lục ghi chú ly hôn. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102. để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Trong quá trình hoạt động, nhiều doanh nghiệp luôn nghĩ là việc áp dụng chế độ kế toán như thế nào cũng được, song thực tế không phải vậy. Với mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau, với mỗi ngành nghề đặc thù thì pháp luật sẽ có sự điều chỉnh phù hợp với chế độ kế toán.
Ví dụ với Chế độ kế toán doanh nghiệp siêu nhỏ thì phải áp dụng theo văn bản pháp luật tại Thông tư 132/2018/TT-BTC hoặc Chế độ kế toán doanh nghiệp thì áp dụng văn bản pháp luật tại Thông tư 200/2014/TT-BTC.
Tương tự như vậy thì đối tượng áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 133 sẽ bao gồm doanh nghiệp nhỏ và vừa. Cụ thể Thông tư này áp dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm cả doanh nghiệp siêu nhỏ thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Song sẽ ngoại trừ doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, công ty đại chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán, các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định tại Luật Hợp tác xã.
Ngoài ra thì Doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa thuộc lĩnh vực đặc thù như điện lực, dầu khí, bảo hiểm, chứng khoán … đã được Bộ Tài chính ban hành hoặc chấp thuận áp dụng chế độ kế toán đặc thù cũng áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư này.
Hiện nay theo quy định tại Nghị định 41/2018/NĐ-CP ban hành ngày 12 tháng 3 năm 2018 có nêu rõ: Xử phạt hành vi vi phạm quy định chung về pháp luật kế toán trong trường hợp Áp dụng sai chế độ kế toán mà đơn vị thuộc đối tượng áp dụng sẽ bị Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Lưu ý: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi ban hành, công bố chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán, chế độ kế toán không đúng thẩm quyền.
Bước 1: Tiến hành lập công văn để thay đổi chế độ kế toán
Nghiên cứu để xác định chính xác chế độ kế toán muốn áp dụng
Tiến hành lập công văn thay đổi chế độ kế toán áp dụng
Bước 2: Nộp công văn cho bộ phận một cửa tại cơ quan thuế quản lý
Nộp 2 bản. Trong đó cơ quan thuế giữ 1 bản, đóng dấu xác nhận và trả lại doanh nghiệp 1 bản để lưu.