Chào Luật sư, tôi có một người hàng xóm rất hung hăng. Chị ta cứ gặp ai cũng cau có, nói chuyện ngang ngược. Gần đây nhất, do tôi buôn bán khách đông nên nhiều khi có người đâu xe trước cửa nhà. Chị ta ra chửi khách, chửi lớn tiếng sang cả tôi. Mỗi lần gặp tôi, chị ta đều nói những câu từ rất khó nghe, thậm chí là thô tục. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác nghị định 167 bị phạt thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu vấn đề này nhé.
Danh dự, nhân phẩm là những giá trị gắn liền với nhân thân của con người, được pháp luật tôn trọng và bảo vệ. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của một cá nhân có thể bằng nhiều hình thức khác nhau. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác nghị định 167 sẽ bị xử phạt thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu vấn đề này nhé.
Căn cứ pháp lý
Quyền được bảo vệ danh dự nhân phẩm uy tín của bản thân
Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, danh dự; nhân phẩm; uy tín của mỗi cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật Việt Nam bảo vệ.
Khi bị ai đó xúc phạm danh dự; nhân phẩm; cá nhân người bị xúc phạm có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự; nhân phẩm; uy tín của mình. Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự; nhân phẩm; uy tín; thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.
Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự; nhân phẩm; uy tín của cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ; cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó. Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ.
Trong trường hợp không xác định được người đã đưa tin ảnh hưởng xấu đến danh dự; nhân phẩm; uy tín của mình thì người bị đưa tin có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thông tin đó là không đúng.
Ngoài ra, việc bảo vệ danh dự; nhân phẩm; uy tín của cá nhân mỗi người còn có thể được thực hiện sau khi cá nhân chết theo yêu cầu của vợ, chồng; hoặc con thành niên; trường hợp không có những người này thì theo yêu cầu của cha, mẹ của người đã chết; trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
Biểu hiện của hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác
Hành vi xúc phạm, danh dự nhân phẩm người khác không chỉ biểu hiện thông qua lời nói; tiếng chửi rủa mà còn có thể thông qua những hành động. Biểu hiện cụ thể như:
- Có hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác.
- Có hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác.
- Sử dụng các phương tiện thông tin nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác.
- Tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của người khác nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của họ.
- Sử dụng điện thoại, phương tiện thông tin khác để đe dọa, chửi bới, xúc phạm người khác.
- Phổ biến, phát tán tờ rơi, bài viết, hình ảnh nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác.
- ….
Xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác nghị định 167
Điều 5 Nghị định 72/2013/NĐ-CP quy định các hành vi bị cấm:
“1. Lợi dụng việc cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng nhằm mục đích…
d) Đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân;…”
Bên cạnh đó; đối với những người được xác định là có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau:
“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;”
Dựa trên quy định tại điểm a khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính; viễn thông; tần số vô tuyến điện; công nghệ thông tin và giao dịch điện tử; đối với những cá nhân có hành vi xúc phạm; lăng mạ; làm nhục người khác trên mạng xã hội có thể bị xử phạt số tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với hành vi cung cấp; chia sẻ thông tin giả mạo; thông tin sai sự thật; xuyên tạc; vu khống; xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân.
Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm giáo viên xử lý ra sao?
Xử phạt vi phạm hành chính hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm giáo viên
Căn cứ quy định tại Điều 26 Nghị định 04/2021/NĐ-CP; thì hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà giáo; bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Điều 26. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục trong cơ sở giáo dục; vi phạm quy định về chính sách đối với nhà giáo
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm; xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục trong cơ sở giáo dục nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về chính sách đối với nhà giáo.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc xin lỗi công khai người bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm; xâm phạm thân thể đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp người bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm; xâm phạm thân thể có yêu cầu không xin lỗi công khai.
Như vậy, nếu xúc phạm danh dự, nhân phẩm của giáo viên; mà chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự; thì sẽ bị xử phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Ngoài ra, người có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà giáo; còn phải bị buộc xin lỗi công khai người bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm; trừ trường hợp người bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm có yêu cầu không xin lỗi công khai.
Truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm giáo viên
Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của giáo viên nếu có tính chất hậu quả nghiêm trọng cấu thành tội phạm có thể bị phạt tù, căn cứ quy định tại Điều 155 Bộ luật hình sự 2015 về tội làm nhục người khác như sau:
Điều 155. Tội làm nhục người khác
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người đang thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
Mời bạn xem thêm bài viết
- Đơn xin xác nhận nhà ở để bất điện
- Lỗi lấn làn đè vạch bị phạt bao nhiêu tiền năm 2022?
- Số điện thoại đường dây nóng bạo hành gia đình
- Nguyên nhân bạo hành gia đình
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác nghị định 167”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, thủ tục đăng ký bảo hộ logo, đơn xin tạm ngừng kinh doanh, khai giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Tại khoản 1 Điều 20 Hiến pháp 2013 quy định như sau: Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
Bạn nên đến phía cơ quan Công an cấp Huyện nơi bạn đang sinh sống làm đơn tố giác về hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác. Bên cạnh đó cung cấp thêm thông tin, bằng chứng, chứng minh hành vi trên để phía cơ quan Công an kiểm tra, xác minh sự việc.
– Xác định cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận tố cáo.
– Lựa chọn hình thức và tiến hành tố giác: Bằng miệng (trực tiếp đến trình báo hoặc tố giác, báo tin qua điện thoại) hay bằng văn bản (gửi trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính).
– Cần cung cấp đầy đủ các thông tin, tài liệu và trình bày rõ những hiểu biết của mình liên quan đến tội phạm mà mình tố giác, báo tin.
-Theo dõi kết quả giải quyết tố giác.