Xin chào Luật sư. Tôi tên là Lãnh. Do hiểu biết pháp luật còn hạn chế nên tôi lên đây mong được luật sư giải đáp thắc mắc. Cụ thể đó là Xuất sai thuế suất có bị phạt không? Quy định về thuế suất trên hóa đơn? Hướng dẫn cách xử lý hóa đơn đầu ra sai thuế suất? Mong được luật sư giải đáp.
Cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng đặt câu hỏi, dưới đây là phần giải đáp thắc mắc của Luật sư X :
Căn cứ pháp lý
Xuất sai thuế suất có bị phạt không
Pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể về việc xử phạt đối với hành vi xuất hóa đơn sai mức thuế suất. Tuy nhiên, việc xuất hóa đơn sai mức thuế suất có thể dẫn đến việc kê khai thuế sai và doanh nghiệp có thể bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi khai sai này.
Pháp luật về thuế quy định, đối với trường hợp xuất hóa đơn sai mức thuế suất thì doanh nghiệp phải xử lý hóa đơn bằng cách điều chỉnh hoặc thay thế.
Việc xử lý hóa đơn sai sót được thực hiện theo các văn bản sau:
– Điều 20 Thông tư 39/2014/TT-BTC (có hiệu lực đến ngày 30/06/2022);
– Điều 19 Nghị định 123/2021/NĐ-CP (áp dụng đối với hóa đơn điện tử đã chuyển đổi).
Nếu doanh nghiệp cố tình xuất hóa đơn sai mức thuế suất và không thực hiện điều chỉnh hóa đơn xuất sai thì có thể sẽ dẫn đến việc kê khai thuế sai.
Việc xử phạt đối với hành vi khai sai, khai không đầy đủ các nội dung trong hồ sơ thuế không dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc không dẫn đến tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn được quy định tại Điều 12 Nghị định 125/2020/NĐ-CP.
Việc xử phạt đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn được quy định tại Điều 16 Nghị định 125/2020/NĐ-CP.
Kết luận: Nếu doanh nghiệp cố tình xuất hóa đơn có thuế suất 10% đối với mặt hàng được giảm thuế GTGT xuống 8% thì có thể sẽ dẫn đến việc doanh nghiệp kê khai thuế sai, tuy nhiên không làm thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc không làm tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn. Do đó, doanh nghiệp có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 12 Nghị định 125/2020/NĐ-CP:
“Điều 12. Xử phạt hành vi khai sai, khai không đầy đủ các nội dung trong hồ sơ thuế không dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc không dẫn đến tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi khai sai, khai không đầy đủ các chỉ tiêu trong hồ sơ thuế nhưng không liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế, trừ hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.500.000 đồng đối với hành vi khai sai, khai không đầy đủ các chỉ tiêu trên tờ khai thuế, các phụ lục kèm theo tờ khai thuế nhưng không liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Khai sai, khai không đầy đủ các chỉ tiêu liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế trong hồ sơ thuế;
b) Hành vi quy định tại khoản 3 Điều 16; khoản 7 Điều 17 Nghị định này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khai lại và nộp bổ sung các tài liệu trong hồ sơ thuế đối với hành vi quy định tại khoản 1, 2 và điểm a khoản 3 Điều này;
b) Buộc điều chỉnh lại số lỗ, số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ chuyển kỳ sau (nếu có) đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này.”
Quy định về thuế suất trên hóa đơn
Theo Điểm a, Khoản 5, Điều 12, Thông tư 219/2013/TT-BTC, việc ghi và tính thuế suất trên hóa đơn được quy định:
Trong quá trình lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ, cơ sở kinh doanh phải ghi rõ giá bán chưa thuế, thuế suất và tổng số tiền người mua phải thanh toán. Trường hợp hóa đơn chỉ ghi giá thanh toán trên hóa đơn, không ghi giá chưa thuế và thuế GTGT thì thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra sẽ tính căn cứ trên giá thanh toán được ghi trên hóa đơn, chứng từ.
Vì vậy, khi lập hóa đơn, kế toán phải ghi đúng thuế suất trên hóa đơn. Đối với doanh nghiệp kê khai thuế theo phương pháp khấu trừ, nếu bán mặt hàng có thuế suất mà không ghi rõ giá chưa thuế, thuế suất và tiền thuế thì số tiền phải nộp sẽ được tính trên tổng giá thanh toán.
Các trường hợp doanh nghiệp viết sai thuế suất cần xác định trường hợp cụ thể để xử lý.
Hướng dẫn cách xử lý hóa đơn đầu ra sai thuế suất
Căn cứ Điều 20 Thông tư 39/2014/TT-BTC, hóa đơn đầu ra ghi sai thuế suất sẽ được xử lý như sau:
Trường hợp 1: Hóa đơn đầu ra sai thuế suất VAT nhưng chưa xé khỏi cuống.
Trường hợp này, người bán chỉ cần gạch chéo các liên và lưu giữ lại số hóa đơn lập sai. Kế tiếp, người bán lập hóa đơn mới để thay thế hóa đơn lập sai.
Trường hợp 2: Hóa đơn đầu ra sai thuế suất VAT và đã xé khỏi cuống.
* Nếu hóa đơn đầu ra sai thuế suất VAT đã xé nhưng chưa giao cho khách hàng:
Theo khoản 1 Điều 20 Thông tư 39, người bán gạch chéo các liên và lưu giữ số hóa đơn lập sai rồi xuất hóa đơn mới để thay thế hóa đơn viết sai.
* Nếu hóa đơn sai thuế suất đã xé cuống, đã giao cho khách hàng và chưa kê khai thuế:
Theo khoản 2 Điều 20 Thông tư 39/2014/TT-BTC, hóa đơn được xử lý như sau:
– Bước 1: Người bán và người mua lập biên bản thu hồi hóa đơn viết sai, trong đó phải thể hiện được lý do thu hồi hóa đơn.
– Bước 2: Gạch chéo các liên và lưu giữ lại hóa đơn lập sai.
– Bước 3: Lập hóa đơn mới thay thế hóa đơn sai sót.
* Nếu hóa đơn sai thuế suất VAT đã xé cuống, đã giao cho khách hàng và đã kê khai thuế:
Căn cứ khoản 3 Điều 20 Thông tư 39/2014/TT-BTC, hóa đơn sai được xử lý như sau:
– Bước 1: Người bán và người mua phải lập biên bản/thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót.
– Bước 2: Người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót.
+ Hóa đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giảm) thuế suất thuế VAT…, tiền thuế VAT cho hóa đơn số…, ký hiệu…
+ Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh thuế đầu ra, đầu vào.
+ Hóa đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Xuất sai thuế suất có bị phạt không“. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân; tạm ngừng kinh doanh chi nhánh; mẫu đơn xin giải thể công ty, trích lục bản án ly hôn online, của Luật sư , hãy liên hệ: 0833102102 . Ngoài ra , để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Có thể bạn quan tâm
- Các loại thuế doanh nghiệp phải nộp 2022 là gì?
- Doanh nghiệp tư nhân đóng thuế khoán hay không?
- Điều kiện áp dụng thuế đối kháng là gì?
Các câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 của Bộ Tài chính thì: Trường hợp lập hóa đơn chưa giao cho người mua, nếu phát hiện hóa đơn lập sai, người bán gạch chéo các liên và lưu giữ số hóa đơn lập sai.
Theo quy định tại Điều 19 Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 thì: Trường hợp khi bán hàng hóa, dịch vụ nếu danh mục hàng hóa, dịch vụ nhiều hơn số dòng của một số hóa đơn, người bán hàng có thể lập thành nhiều hóa đơn hoặc lựa chọn một trong hai hình thức sau:
1. Người bán hàng ghi liên tiếp nhiều số hóa đơn. Dòng ghi hàng hóa cuối cùng của số hóa đơn trước ghi cụm từ “tiếp số sau” và dòng ghi hàng hóa đầu số hóa đơn sau ghi cụm từ “tiếp số trước”. Các hóa đơn liệt kê đủ các mặt hàng theo thứ tự liên tục từ hóa đơn này đến hóa đơn khác. Thông tin người bán, thông tin người mua được ghi đầy đủ ở số hóa đơn đầu tiên. Chữ ký và dấu người bán (nếu có), chữ ký người mua, giá thanh toán, phụ thu, phí thu thêm, chiết khấu thương mại, thuế giá trị gia tăng được ghi trong hóa đơn cuối cùng và gạch chéo phần còn trống (nếu có).
2. Người bán hàng được sử dụng bảng kê để liệt kê các loại hàng hóa, dịch vụ đã bán kèm theo hóa đơn.
– Trên hoá đơn phải ghi rõ “kèm theo bảng kê số …, ngày …, tháng…, năm…”. Mục “tên hàng” trên hoá đơn chỉ ghi tên gọi chung của mặt hàng.
Bảng kê phải ghi rõ “kèm theo hóa đơn số… Ngày… tháng…. năm” và có đầy đủ các chữ ký của người bán hàng, chữ ký của người mua hàng như trên hóa đơn.
Trường hợp bảng kê có hơn một (01) trang thì các bảng kê phải được đánh số trang liên tục và phải đóng dấu giáp lai. Trên bảng kê cuối cùng phải có đầy đủ chữ ký của người bán hàng, chữ ký của người mua hàng như trên hóa đơn.
Số bảng kê phát hành phù hợp với số liên hóa đơn. Bảng kê được lưu giữ cùng với hóa đơn để cơ quan thuế kiểm tra, đối chiếu khi cần thiết.
Người bán hàng và người mua hàng thực hiện quản lý và lưu giữ bảng kê kèm theo hóa đơn theo quy định.(Điều 19 Thông tư 39/2014/TT-BTC).
Theo quy định tại Điểm đ, Khoản 2, Điều 16, Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 thì đối với việc mua hàng không trực tiếp như: Mua hàng qua điện thoại, qua mạng, Fax thì người mua hàng không nhất thiết phải ký, ghi rõ họ tên trên hoá đơn. Khi lập hoá đơn tại tiêu thức “người mua hàng (ký, ghi rõ họ tên)”, người bán hàng phải ghi rõ là bán hàng qua điện thoại, qua mạng, qua Fax.
Khi lập hoá đơn cho hoạt động bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ ra nước ngoài, trên hoá đơn không nhất thiết phải có chữ ký của người mua nước ngoài