Hiện nay việc tham gia giao thông có rất nhiều các quy định điều chỉnh với các mức xử phạt khác nhau một trong số đó có xử phạt vi phạm hành chính. Vậy xử phạt vi phạm hành chính là gì? Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ được quy định như thế nào?
Căn cứ pháp lý
Vi phạm hành chính là gì ?
Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
Khoản 2 Điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định
Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.
Ví dụ: Người nào đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau sẽ bị phạt tiền 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Đây là hành vi vi phạm quản hành chính về lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội.
Khoản 1 Điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định nguyên tắc xử phạt bao gồm:
– Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật;
– Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật;
– Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;
– Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định.
+ Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.
+ Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó.
+ Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm;
– Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính;
– Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Xử lý vi phạm hành chính đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm nồng độ cồn
Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô
a) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở (điểm c khoản 6, điểm e khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng.
b) Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở (điểm c khoản 8, điểm g khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng.
c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở (điểm a khoản 10, điểm h khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.
d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ (điểm b khoản 10 và điểm h khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.
Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy
a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở (điểm c khoản 6, điểm đ khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng.
b) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở (điểm c khoản 7, điểm e khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng.
c) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở (điểm e khoản 8 và điểm g khoản 10 điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.
d) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ (điểm g khoản 8 và điểm g khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.
Xử phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác
a) Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở (điểm q khoản 1 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
b) Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở (điểm e khoản 3 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; Điểm k Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
c) Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở (điểm c khoản 4 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)
b) Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ (điểm d khoản 4 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Một số quy định xử phạt đối với người điều khiển xe vi phạm về tốc độ
Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô
a) Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h (điểm a khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
b) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h (điểm i khoản 5 Điều 5, điểm b khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; Điểm đ Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
c) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h (điểm a khoản 6, điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h (điểm c khoản 7, điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy
a) Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h (điểm c khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; khoản 34, điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
b) Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h (điểm a khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; khoản 34, điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
c) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h (điểm a khoản 7 và điểm c khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
Một số quy định xử phạt đối với người điều khiển xe vi phạm quy tắc giao thông trên đường cao tốc
Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô
a) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe không tuân thủ các quy định khi vào hoặc ra đường cao tốc; điều khiển xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp hoặc phần lề đường của đường cao tốc; chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước khi chạy trên đường cao tốc; không tuân thủ quy định về khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước khi chạy trên đường cao tốc (điểm g khoản 5, Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; điểm đ khoản 34, điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng. Trường hợp thực hiện hành vi trên mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng (điểm b,c khoản 11, Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
b) Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc, lùi xe trên đường cao tốc, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định (điểm a khoản 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 05 tháng đến 07 tháng (điểm đ khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định; không có báo hiệu để người lái xe khác biết khi buộc phải dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định; quay đầu xe trên đường cao tốc (điểm d, khoản 3 điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
Mời bạn xem thêm
- Quy trình làm việc của Cảnh sát giao thông như thế nào?
- Tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng giao thông khi xử phạt hành chính
- Những lỗi vi phạm giao thông nào cần hình ảnh?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề ”Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và logo; Bảo hộ logo độc quyền; thành lập công ty; hợp pháp hóa lãnh sự; công văn tạm ngừng kinh doanh; xin giấy phép bay Flycam, công chứng tại nhà …. hãy liên hệ: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Các cấp có thẩm quyền xử phạt, gồm:
– Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ;
– Trạm trưởng, Đội trưởng của Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ;
– Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất;
– Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt; Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên;
– Giám đốc Công an cấp tỉnh;
– Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội;
a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở (điểm c khoản 6, điểm đ khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng.
b) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở (điểm c khoản 7, điểm e khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng.
c) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở (điểm e khoản 8 và điểm g khoản 10 điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.
d) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ (điểm g khoản 8 và điểm g khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.
Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người đi bộ đi vào đường cao tốc, trừ người phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc (khoản 2 Điều 9 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).