Chào Luật sư, tôi tham gia giao thông như không đội mũ bảo hiểm và đã bị phạt 500 ngàn đồng. Luật sư cho tôi hỏi Xử phạt tại chỗ không đội mũ bảo hiểm như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về Xử phạt tại chỗ không đội mũ bảo hiểm như thế nào? Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Vi phạm luật giao thông là gì?
Vi phạm pháp luật giao thông là hành vi trái pháp luật, có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý xâm hại tới trật tự an toàn giao thông và các nội dung khác thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật giao thông.
Hiện nay, các quy định pháp luật về giao thông được thể hiện chủ yếu ở Luật Giao thông đường bộ năm 2008, Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 và các văn bản pháp luật hướng dẫn cụ thể,chi tiết. Vì vậy, hành vi xâm phạm đến các nội dung được quy định trong các văn bản pháp luật trên được coi là vi phạm luật giao thông.
Cấu thành vi phạm luật giao thông
Sau nội dung về giới thiệu định nghĩa vi phạm luật giao thông là gì?, ở phần này chúng tôi sẽ đề cập về thông tin: cấu thành vi phạm giao thông, cụ thể:
– Vi phạm có các dấu hiệu cơ bản sau:
+ Hành vi của con người gồm hành vi hành động và hành vi không hành động;
+ Là hành ví trái quy định của pháp luật giao thông. Tính trái pháp luật của hành vi thể hiện ở chỗ làm không đúng điều pháp luật cho phép, không làm hoặc làm không đầy đủ điều pháp luật bắt buộc phải làm hoặc làm điều mà pháp luật cấm;
+ Là hành vi có chứa đựng lỗi của chủ thể – trạng thái tâm lí thể hiện thái độ tiêu cực của chủ thể đối với hành vi của mình ở thời điểm chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật;
+ Là hành vi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, tức là hành vi đó phải được thực hiện bởi chủ thể đủ độ tuổi chịu trách nhiệm pháp lí theo luật định, không mắc các bệnh tâm thần, có khả năng nhận thức được hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình và hậu quả pháp lí của nó.
Xử phạt tại chỗ không đội mũ bảo hiểm như thế nào?
heo Điểm i và Điểm k Khoản 2 Điều 6; Khoản 3 Điều 11 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì mức phạt trong trường hợp của bạn như sau:
– Mức phạt đối với bạn (người điều khiển xe máy):
+) Hành vi không đội mũ bảo hiểm bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng;
+) Chở người ngồi trên xe không đội mũ bảo hiểm: Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng.
– Đối với con của bạn (người ngồi sau xe máy) không đội mũ bảo hiểm: Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng. Tuy nhiên con bạn mới 15 tuổi thì sẽ chỉ bị phạt cảnh cáo với lỗi này.
Vậy nên tổng mức tiền bạn phải nộp là từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
Thủ tục xử phạt lỗi không đội mũ bảo hiểm
Trường hợp mức xử phạt đối với bạn trên 250.000 đồng thì CSGT sẽ phải lập biên bản hành chính theo quy định.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 58 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định:
“Điều 58: Lập biên bản vi phạm hành chính
2. Biên bản vi phạm hành chính phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; hành vi vi phạm; biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý; tình trạng tang vật, phương tiện bị tạm giữ;
lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ, lời khai của họ; quyền và thời hạn giải trình về vi phạm hành chính của người vi phạm hoặc đại diện của tổ chức vi phạm; cơ quan tiếp nhận giải trình….
3. Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản, phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký;…
Biên bản vi phạm hành chính lập xong phải giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính 01 bản;…”
Về thời gian chấp hành hình phạt, căn cứ Điều 73 của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì trong thời gian 10 ngày từ ngày nhận quyết định xử phạt, bạn phải đến cơ quan công an nộp phạt theo thời gian quy định.
Mời bạn xem thêm:
- Giá trị sử dụng của Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
- Thủ tục sang tên xe máy khi chủ xe đã chết năm 2022
- Đòi nợ thuê được quy định như thế nào trong pháp luật hiện hành
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là toàn bộ những kiến thức mà Luật sư X chia sẻ với các bạn về “Xử phạt tại chỗ không đội mũ bảo hiểm như thế nào?“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Luật sư X chuyên tư vấn giải quyết các vấn đề: giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên, hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, giấy phép sàn thương mại điện tử, dịch vụ thám tử tận tâm, mẫu đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, quy định tạm ngừng kinh doanh, trích lục bản án ly hôn, dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu… hãy liên hệ 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 30 Luật Giao thông đường bộ năm 2008:
Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.
Người tham gia giao thông vi phạm quy định về đội mũ bảo hiểm sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
Điểm i Khoản 3 Điều 6 quy định: Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy( kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ. Trong đó phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi sau đây:
i) Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ;
k) Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật
Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về việc xử lý VPHC trong lĩnh vực giao thông
Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
i) Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ;
k) Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật
Hành vi không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông sẽ bị xử phạt không phụ thuộc vào việc người vi phạm là ai, theo quy định về đối tượng điều chỉnh được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP:
“1. Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”
Mức xử phạt được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP
Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ thuộc một trong các hành vi vi phạm sau đây:
Người Điều khiển, người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ;
Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.