Chào Luật sư, tôi có dự định quảng cáo sản phẩm chức năng của công ty mình nhưng không rõ về quy định pháp luật về vấn đề này. Luật sư cho tôi hỏi Xử phạt quảng cáo thực phẩm chức năng Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về Xử phạt quảng cáo thực phẩm chức năng Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Quy định về nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng như thế nào?
Theo điểm đ khoản 4 Điều 20 Luật Quảng cáo 2012 và Điều 5 Nghị định 181/2013/NĐ-CP, nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng phải đáp ứng những điều kiện cụ thể sau:
1. Nội dung quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm phải phù hợp với Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận phù hợp quy định an toàn thực phẩm.
2. Quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm phải có các nội dung sau đây:
– Tên thực phẩm, phụ gia thực phẩm;
– Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường.
3. Quảng cáo thực phẩm chức năng phải thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 181/2013/NĐ-CP và các nội dung sau đây:
– Tác dụng chính và các tác dụng phụ (nếu có);
– Khuyến cáo “Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”.
4. Không được quảng cáo thực phẩm chức năng gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc.
5. Quảng cáo thực phẩm chức năng trên báo nói, báo hình phải đọc rõ ràng nội dung quy định tại điểm a khoản 2 và khoản 3 Điều 5 Nghị định 181/2013/NĐ-CP.
Hồ sơ quảng cáo thực phẩm chức năng
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ
* Thành phần hồ sơ:
Thành phần hồ sơ xin cấp Giấy xác nhận quảng cáo thực phẩm chức năng được quy định tại Điều 13 Thông tư 09/2015/TT-BYT, cụ thể:
STT | Tên tài liệu |
1 | Văn bản đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo theo quy định tại Phụ lục 01 Thông tư 09/2015/TT-BYT |
2 | Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp hoặc giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài |
3 | Nội dung đề nghị xác nhận quảng cáo- Trường hợp quảng cáo trên báo nói, báo hình: 01 bản ghi nội dung quảng cáo dự kiến trong đĩa hình, đĩa âm thanh, file mềm kèm theo 03 bản kịch bản dự kiến quảng cáo, trong đó miêu tả rõ nội dung, phương tiện dự kiến quảng cáo, phần hình ảnh (đối với báo hình), phần lời, phần nhạc.- Trường hợp quảng cáo trên các phương tiện quảng cáo không phải báo nói, báo hình: có 03 bản ma-két nội dung dự kiến quảng cáo in mầu kèm theo file mềm ghi nội dung dự kiến quảng cáo- Trường hợp quảng cáo thông qua hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện: mẫu quảng cáo sử dụng trong chương trình đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt còn hiệu lực… |
4 | Mẫu nhãn sản phẩm hoặc mẫu nhãn sản phẩm đã được cơ quan y tế có thẩm quyền chấp thuận |
5 | Văn bản ủy quyền hợp lệ kèm Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài của đơn vị được ủy quyền |
6 | Tài liệu tham khảo, chứng minh, xác thực thông tin trong nội dung quảng cáo như: Các tài liệu bằng tiếng Anh phải dịch ra tiếng Việt kèm theo tài liệu gốc bằng tiếng Anh… |
Xử phạt quảng cáo thực phẩm chức năng
Xử phạt vi phạm hành chính là việc cơ quan chức năng phát hiện hành vi vi phạm quy định pháp luật của tổ chức, doanh nghiệp và áp dụng các chế tài hành chính. Căn cứ vào Nghị định 158/2013/NĐ-CP ban hành ngày 12 tháng 11 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực, văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo có nêu: Việc tiến hành quảng cáo thực phẩm chức năng có thể bị phạt vi phạm hành chính trong một số trường hợp sau:
– Mức phạt vi phạm quảng cáo thực phẩm chức năng từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không đọc rõ ràng nội dung khuyến cáo “Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh” khi quảng cáo thực phẩm chức năng trên báo nói, báo hình.
– Mức phạt vi phạm quảng cáo thực phẩm chức năng từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi, quảng cáo thiếu một trong các nội dung: tác dụng chính và tác dụng phụ; tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường;
– Mức phạt vi phạm quảng cáo thực phẩm chức năng từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Quảng cáo thực phẩm chức năng gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh; Quảng cáo thực phẩm dưới hình thức bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế có nội dung mô tả thực phẩm có tác dụng điều trị bệnh; Sử dụng hình ảnh, uy tín, thư tín của đơn vị, cơ sở y tế, nhân viên y tế, thư cảm ơn của bệnh nhân để quảng cáo thực phẩm;
Mời bạn xem thêm:
- Giá trị sử dụng của Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
- Thủ tục sang tên xe máy khi chủ xe đã chết năm 2022
- Đòi nợ thuê được quy định như thế nào trong pháp luật hiện hành
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là toàn bộ những kiến thức mà Luật sư X chia sẻ với các bạn về “Xử phạt quảng cáo thực phẩm chức năng“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về vấn đề hồ sơ xác nhận tình trạng hôn nhân hãy liên hệ 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 20 Thông tư 09/2015/TT-BYT, trình tự để được cấp Giấy xác nhận quảng cáo thực phẩm chức năng bao gồm các bước:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Hồ sơ được nộp trực tiếp tại Cục an toàn thực phẩm thuộc Bộ Y tế.
(Địa chỉ: Ngõ 135 Núi Trúc, Giảng Võ – Ba Đình – Hà Nội).
Bước 2: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ
Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ theo dấu tiếp nhận công văn đến của cơ quan tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản đề nghị đơn vị sửa đổi, bổ sung.
Thời hạn sửa đổi, bổ sung tối đa là 90 ngày.
Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ, trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo dấu tiếp nhận công văn đến của cơ quan tiếp nhận hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo.
Bước 3: Nhận kết quả
Cá nhân, tổ chức nhận Giấy xác nhận quảng cáo thực phẩm chức năng tại trụ sở Cục An toàn thực phẩm.
Cục An toàn thực phẩm có trách nhiệm công bố trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan mình danh mục sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền phụ trách đã được cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo.
Hành vi vi phạm pháp luật về quảng cáo thực phẩm chức năng được hiều là hành vi vi phạm trái pháp luật, trái với quy tắc xử sự chung theo quy định của luật quảng cáo hoặc căc văn bản pháp luật khác có liên quan, gây ảnh hưởng đến xã hội, hay một đối tượng cụ thể ví đụ như là người tiêu dùng.Và mọi hành vi vi phạm pháp luật thì đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, và tuỳ theo tính chất mức độ vi phạm của hành vi mà cá nhân tổ chức vi phạm có thể phải chịu trách nhiệm pháp lý về hành chính, dân sự, hình sự. Và đây sẽ là hành lang pháp lý quan trọng để cơ quan chức năng thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng và cũng là thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước tới đời sống sức khoẻ của nhân dân.
Vì vậy, nếu cá nhân, tổ chức nào có kinh doanh thực phẩm chức năng khi thực hiện quảng cáo thì cần phải tôn trọng pháp luật, tôn trọng người tiêu dùng và thực hiện đúng và đầy đủ các quy định tại luật quảng cáo và các văn bản pháp luật có liên quan, nếu không sẽ bị xử phạt theo quy định.
Nếu cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về quảng cáo đối với thực phẩm chức năng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này rồi hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn tiếp tục vi phạm có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội quảng cáo gian dối theo quy định tại điều 197 bộ luật hình sự 2015. Và hình phạt cho tội này nhẹ thì sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 (phạt tiền có án tích) hoặc nặng sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm. Và còn có thể bị phạt thêm tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.