Hiện nay, hộ kinh doanh là mô hình kinh doanh phổ biến hiện nay bởi vì sự đơn giản trong quy mô và quản lý. Bên cạnh đó, trong quá trình hoạt động hộ kinh doanh có một số người vẫn chưa nắm được quy định iên quan về nghĩa vụ thuế của hộ kinh doanh. Đồng thời trên thực tế có nhiều trường hợp chậm nộp thuế hoặc không thực hiện nghĩa vụ thuế dẫn đến bị xử phạt. Vậy các loại thuế của hộ kinh doanh được hiểu là gì? Pháp luật xử phạt nợ thuế đối với hộ kinh doanh như thế nào?
Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về ” Xử phạt nợ thuế đối với hộ kinh doanh ” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP
- Luật quản lý thuế 2019
- Nghị Định 125/2020/NĐ-CP
Hộ kinh doanh cá thể là gì?
Hộ kinh doanh là do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.
Đối với hộ kinh doanh do một cá nhân làm chủ, cá nhân đó có toàn quyền quyết định về mọi hoạt động kinh doanh của hộ. Đối với hộ kinh doanh do một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, mọi hoạt động kinh doanh của hộ do các thành viên trong nhóm hoặc trong hộ quyết định. Nhóm người hoặc hộ gia đình cử một người có đủ điều kiện là đại diện cho nhóm hoặc hộ để tham gia giao dịch với bên ngoài.
Hộ kinh doanh hoạt động kinh doanh một cách thường xuyên, có quy mô nghề nghiệp ổn định thì mới cần phải đăng ký. Hộ kinh doanh có sử dụng thường xuyên từ mười lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định.
Các trường hợp không phải đăng ký kinh doanh được quy định tại khoản 2 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, các trường hợp này gồm:
- Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối;
- Những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp.
Tuy nhiên nếu kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện, những đối tượng nêu trên vẫn phải đăng ký kinh doanh theo quy định.
Chủ hộ kinh doanh cá thể là một cá nhân hoặc một người trong hộ gia đình đứng tên hộ kinh doanh cá thể. Chủ hộ kinh doanh cá thể là người đại diện theo pháp luật, có quyền vô hạn đối với hộ kinh doanh của họ. Ngoài ra, chủ hộ kinh doanh đại diện cho hộ kinh doanh phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế đối với nhà nước.
Các loại thuế của hộ kinh doanh?
Hiện nay, theo quy định pháp luật, có 3 loại thuế chính hộ kinh doanh phải nộp là:
- Lệ phí (thuế) môn bài;
- Thuế giá trị gia tăng (GTGT),
- Thuế thu nhập cá nhân (TNCN).
Ngoài ra, hộ kinh doanh cá thể còn có thể phải nộp thuế bảo vệ môi trường, thuế tài nguyên… trong trường hợp hộ kinh doanh kinh doanh hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế của các luật này.
Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của hộ kinh doanh
Căn cứ theo quy định tại Điều 44, Luật quản lý thuế 2019 về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế thì:
Thứ nhất, thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế khai theo tháng, theo quý được quy định như sau:
- Chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khai và nộp theo tháng;
- Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khai và nộp theo quý.
Thứ hai, thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế có kỳ tính thuế theo năm được quy định như sau:
- Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ quyết toán thuế năm; chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu tiên của năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ khai thuế năm;
- Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 4 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch đối với hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân của cá nhân trực tiếp quyết toán thuế;
- Chậm nhất là ngày 15 tháng 12 của năm trước liền kề đối với hồ sơ khai thuế khoán của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán; trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh mới kinh doanh thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế khoán chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày bắt đầu kinh doanh.
Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế khai và nộp theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế.
Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với trường hợp chấm dứt hoạt động, chấm dứt hợp đồng hoặc tổ chức lại doanh nghiệp chậm nhất là ngày thứ 45 kể từ ngày xảy ra sự kiện.
Ngoài ra, hiện nay Chính phủ quy định thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với thuế sử dụng đất nông nghiệp; thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; tiền sử dụng đất; tiền cấp quyền khai thác khoáng sản; tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước; tiền thuê đất, thuê mặt nước ; lệ phí trước bạ; lệ phí môn bài; khoản thu vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công; báo cáo lợi nhuận liên quốc gia.
Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện theo quy định của Luật Hải quan.
Trường hợp người nộp thuế khai thuế thông qua giao dịch điện tử trong ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế nhưng gặp trường hợp cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế gặp sự cố thì người nộp thuế phải thực hiện nộp hồ sơ khai thuế, chứng từ nộp thuế điện tử trong ngày tiếp theo sau khi cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế tiếp tục hoạt động.
Xử phạt nợ thuế đối với hộ kinh doanh như thế nào?
Trường hợp doanh nghiệp của bạn phát sinh thu nhập tính thuế thì việc xử lý vi phạm sẽ là xử lý đối với việc chậm nộp tiền thuế tiền phạt theo quy định tại Điều 42 Nghị Định 125/2020/NĐ-CP
“Điều 42. Tiền chậm nộp tiền phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn
- Tính tiền chậm nộp tiền phạt
- a) Tổ chức, cá nhân chậm nộp tiền phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thì bị tính tiền chậm nộp tiền phạt theo mức 0,05%/ngày tính trên số tiền phạt chậm nộp.
- b) Số ngày chậm nộp tiền phạt bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ theo chế độ quy định và được tính từ ngày kế tiếp ngày hết thời hạn nộp tiền phạt đến ngày liền kề trước ngày tổ chức, cá nhân nộp tiền phạt vào ngân sách nhà nước.
- Không tính tiền chậm nộp tiền phạt trong các trường hợp sau:
- a) Trong thời gian được hoãn thi hành quyết định phạt tiền;
- b) Trong thời gian xem xét, quyết định miễn tiền phạt;
- c) Số tiền phạt chưa đến hạn nộp trong trường hợp được nộp tiền phạt nhiều lần.
- Trường hợp tổ chức, cá nhân không tự giác nộp tiền phạt, tiền chậm nộp tiền phạt vào ngân sách nhà nước thì cơ quan thuế quản lý trực tiếp tổ chức, cá nhân đó có trách nhiệm thông báo, đôn đốc tổ chức, cá nhân nộp tiền phạt, tiền chậm nộp tiền phạt theo quy định.
Như vậy theo quy định trên thì trường hợp hộ kinh doanh cá thể nợ thuế sẽ phải nộp tiền thuế và tiền phạt chậm nộp theo quy định pháp luật.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Xử phạt nợ thuế đối với hộ kinh doanh”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như Thủ tục phá sản công ty hợp danh. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm
- Cách tính thuế khoán cho hộ kinh doanh cá thể như thế nào?
- Mức đồng thuế khoán hộ kinh doanh là bao nhiêu?
- Hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
04 trường hợp được xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt
+ Doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản đã thực hiện các khoản thanh toán theo quy định của pháp luật phá sản mà không còn tài sản để nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt.
+ Cá nhân đã chết được pháp luật coi là đã chết, mất năng lực hành vi dân sự mà không có tài sản, bao gồm cả tài sản được thừa kế để nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ.
+ Các khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của người nộp thuế mà cơ quan quản lý thuế đã áp dụng biện pháp cưỡng chế thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và các khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt này đã quá 10 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế nhưng không còn khả năng thu hồi.
+ Tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đối với các trường hợp bị ảnh hưởng do thiên tai, thảm họa, dịch bệnh có phạm vi rộng đã được xem xét miễn tiền chậm nộp và đã được gia hạn nộp thuế mà vẫn còn thiệt hại, không có khả năng phục hồi được sản xuất, kinh doanh và không có khả năng nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt.
+ Cơ quan thuế quản lý trực tiếp hồ sơ xóa nợ tiền thuế theo thẩm quyền
+ Cơ quan hải quan nơi quản lý khoản nợ trực tiếp lập hồ sơ xóa nợ tiền thuế.
+ Trường hợp hồ sơ xoá nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt chưa đầy đủ thì trong thời hạn mười (10) ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan quản lý thuế cấp trên phải thông báo cho cơ quan đã lập hồ sơ để hoàn chỉnh hồ sơ.
+ Trong thời hạn sáu mươi (60) ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ xoá nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt, người có thẩm quyền phải ra quyết định xoá nợ hoặc thông báo trường hợp không thuộc diện được xoá nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt.
Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ; các hộ gia đình có quyền thành lập hộ kinh doanh và có nghĩa vụ đăng ký hộ kinh doanh. Mỗi cá nhân, hộ gia đình chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc. Cá nhân thành lập và tham gia góp vốn thành lập hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.