Xin chào Luật sư X. Tôi là Hương Linh, tôi có câu hỏi thắc mắc như sau: Ngày hôm qua, thôn xóm tôi đã xảy ra một vụ án mạng. Tôi tìm hiểu nguyên nhân vụ việc thì là do hai bên xảy ra cãi vã từ trước, ngày hôm qua khi chạm mặt nhau anh A luôn kích đểu và buông lời lăng mạ anh C gây nên sự ức chế cho anh C. Anh C trong lúc quá nóng giận, không kiểm soát được hành vi của mình nên đã cầm dao đâm anh A khiến anh A tử vong. Vậy, Luật sư cho tôi hỏi: Đối với trường hợp giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh thì sẽ bị xử phạt như thế nào? Rất mong được Luật sư hồi đáp. Xin chân thành cảm ơn Luật sư. Cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Với thắc mắc này, chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề “Xử phạt hành vi giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh thế nào?” như sau:
Căn cứ pháp lý
Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là gì?
Tình trạng tinh thần bị kích động mạnh là tình trạng người không còn nhận thức; đầy đủ về hành vi phạm tội của mình như lúc bình thường; nhưng chưa mất hẳn khả năng nhận thức. Sự kích động mạnh đó phải là tức thời do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân; gây nên sự phản ứng dẫn tới hành vi giết người; cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác.
Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là khi họ không còn nhận thức đầy đủ về hành vi của mình như lúc bình thường. Người phạm tội không còn khả năng kiềm chế bản thân; và gây ra hành vi nguy hiểm cho xã hội xuất phát từ việc tinh thần bị kích động mạnh.
Cấu thành tội phạm của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là bất kì người nào từ đủ 16 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự.
Thứ nhất, chủ thể của tội phạm có thể là công dân Việt Nam, người nước ngoài, hay người không quốc tịch.
Thứ hai, chủ thể là người từ đủ 16 tuổi. Đây cũng là sự khác biệt đối với tội giết người (Điều 123), tội giết người quy định chủ thể chịu trách nhiệm hình sự là người từ đủ 14 tuổi, tuy nhiên theo Điều 12 Bộ luật Hình sự, chủ thể chịu trách nhiệm đối với tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là người từ đủ 16 tuổi. Quy định này phù hợp với tâm sinh lý của người phạm tội chưa thành niên. Người dưới 16 tuổi thường dễ kích động, chưa biết kiềm chế, dễ rơi vào trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, đặc biệt chưa nhận thức được hết hậu quả xảy ra đối với hành vi của mình.
Thứ ba, chủ thể của tội phạm phải là người có năng lực trách nhiệm hình sự. Như đã phân tích ở trên, vốn dĩ người phạm tội là người bình thường, nhưng lúc phạm tội, tinh thần của họ bị kích động mạnh, sau đó họ sẽ trở lại bình thường. Người bình thường ở đây là người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự bao gồm năng lực nhận thức và năng lực làm chủ hành vi.
Mặt chủ quan của tội phạm
Người phạm tội thực hiện hành vi giết người với lỗi cố ý trực tiếp. Tuy đang bị kích động mạnh, khó có thể làm chủ bản thân nhưng người phạm tội không mất đi hoàn toàn ý thức nhưng họ vẫn thực hiện hành vi với mạng muốn hậu quả chết người xảy ra.
Lỗi cố ý trực tiếp: người phạm tội thấy trước được hậu quả chết người có thể xảy ra; nhưng vì mong muốn hậu quả đó xảy ra nên đã thực hiện hành vi phạm tội.
Lỗi cố ý gián tiếp: người phạm tội nhận thức được hành vi của mình có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người khác, thấy trước hậu quả chết người có thể xảy ra; nhưng để đạt được mục đích của mình nên đã có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
Khách thể của tội phạm
Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh; đã xâm phạm đến quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của con người. Quyền được sống là quyền cơ bản của con người từ khi sinh ra. Điều 19 Hiến pháp 2013 ghi nhận: “Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật”.
Hậu quả của tội phạm được quy định là hậu quả chết người. Nạn nhân của tội phạm là người có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng; và đã làm cho chủ thể của tội phạm lâm vào trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Để buộc chủ thể của tội phạm phải chịu trách nhiệm hình sự; về hậu quả chết người cũng cần chứng minh quan hệ nhân quả; giữa hậu quả này với hành động tước đoạt tính mạng mà họ đã thực hiện.
Mặt khách quan của tội phạm
Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là hành vi của một người không tự kiềm chế được mình trước hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với chính mình hoặc đối với người thân thích của mình nên đã giết chết nạn nhân.
Hành vi thuộc mặt khách quan của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh giống với hành vi của tội giết người. Các phương tiện như súng, dao, gậy gộc, tay chân, thuốc độc… Hành vi tước bỏ quyền sống của người khác thường được thực hiện bằng các phương thức như bắn, chém, đâm, treo cổ, bóp cổ, đầu độc, đấm đá v.v… Tuy nhiên tội phạm này khác tội giết người ở chỗ tinh thần của người phạm tội bị kích động mạnh và có hành vi trái luật của nạn nhân khiến người phạm tội bị kích động mạnh.
Người bị kích động về tinh thần là người không còn nhận thức đầy đủ về hành vi của mình như lúc bình thường, nhưng chưa mất hẳn khả năng nhận thức.
Xử phạt hành vi giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh thế nào?
Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh được quy định tại Điều 125 Bộ luật Hình sự 2015:
Điều 125. Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
1. Người nào giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội đối với 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
Điều 125 Bộ luật Hình sự quy định 02 khung hình phạt đối với người phạm tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.
– Khung hình phạt phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm áp dụng đối với trường hợp giết một người trong trạng thái tình thần bị kích động mạnh.
– Khung hình phạt phạt từ từ 03 năm đến 07 năm áp dụng đối với trường hợp giết từ 02 người trở lên trong trạng thái tình thần bị kích động mạnh. Khi đó, nạn nhân là hai người trở lên đều có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng đối với người phạm tội hoặc đối với người thân thích của người phạm tội.
Có thể bạn quan tâm
- Xét chuyên nghiệp nghĩa vụ công an là gì?
- Văn bản hướng dẫn rút ngắn thời gian thử thách án treo 2022
- Tại sao doanh nghiệp tư nhân không được góp vốn?
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết tư vấn về “Xử phạt hành vi giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh thế nào?“. Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến thủ tục đăng ký logo, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam, dịch vụ hợp thức hóa lãnh sự hay muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, dịch vụ công chứng tại nhà, quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình; mẫu đơn xin trích lục khai sinh; mẫu đơn xin đổi tên trong giấy khai sinh… thì hãy liên hệ đến đường dây nóng của Luật sư X, hotline: 0833.102.102. Để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
Câu hỏi thường gặp
Điều 126 quy định về tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội như sau:
Người nào giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Phạm tội đối với 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.
Câu trả lời là không. Quy định về tội giết người trong bộ luật hình sự yêu cầu phải có hành vi thực tế xảy ra, không phải hình thành trong tiềm thức, suy nghĩ nên chỉ khi nào có hành vi xảy ra trên thực tế thì người đó mới phải chịu trách nhiệm hình sự.
Đối với tội cố ý giết người không thành thì hình phạt cao nhất mà khung điều luật áp dụng cho tội này là từ 12 năm cho đến 20 năm, tù chung thân hoặc hình phạt tử hình.
– Cụ thể nếu như khung hình phạt được áp dụng cho tội giết người của người phạm tội là 12 năm tù cho đến 20 năm tù trong điều luật thì người phạm tội có thể chịu hình phạt cao nhất là tù có thời hạn là từ 9 năm cho đến 15 năm do giết người không thành.
– Nếu như khung hình phạt được áp dụng cho tội giết người của người phạm tội là tử hình hoặc chung thân thì người phạm tội có thể chịu hình phạt cao nhất là 20 năm tù giam do giết người không thành.