Việc xử phạt lấn chiếm đất rừng là việc chủ thể có thẩm quyền tiến hành bằng biện pháp hành chính để xử lý những chủ thể đã có hành vi lấn chiếm đất rừng. Việc xử phạt được tiến hành theo trình tự, thủ tục nhất định theo quy định của pháp luật về xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai hiện hành. Tùy theo tính chất vụ việc vi phạm thì mức xử phạt sẽ khác nhau. Để hiểu rõ hơn vấn đề mời quý bạn đọc cùng Luật Sư X tìm hiểu qua bài viết “Xử lý vi phạm lấn chiếm đất rừng” sau đây.
Căn cứ pháp lý
Lấn chiếm đất rừng là gì?
Theo Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, lấn đất là việc người sử dụng đất chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất sử dụng mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép hoặc không được người sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó cho phép.
Trong khi đó, chiếm đất là việc sử dụng đất thuộc một trong 4 trường hợp sau:
– Tự ý sử dụng đất mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép.
– Tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác mà không được tổ chức, cá nhân đó cho phép.
– Sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê đất đã hết thời hạn sử dụng mà không được Nhà nước gia hạn sử dụng (trừ trường hợp hộ gia đình/cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất nông nghiệp).
– Sử dụng đất trên thực địa mà chưa hoàn thành các thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật.
Như vậy, lấn đất tức là hành vi có dấu hiệu dịch chuyển, thay đổi ranh giới, mốc giới của thửa đất trên thực tế so với diện tích được quy định trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Chiếm đất thường là những hành vi sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc giao quyền sử dụng.
Đối tượng nào bị áp dụng các biện pháp xử phạt lấn chiếm đất rừng?
Đối tượng có hành vi vi phạm hành chính trong việc lấn chiếm đất rừng bị xử phạt bao gồm:
Một, hộ gia đình, cộng đồng dân cư; cá nhân trong nước, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài (sau đây gọi chung là cá nhân);
Hai, tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (sau đây gọi chung là tổ chức);
Ba, cơ sở tôn giáo.
Xử lý vi phạm lấn chiếm đất rừng
Hành vi chiếm đất rừng sản xuất bị xử phạt theo khoản 3 Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP:
3. Trường hợp cá nhân lấn, chiếm đất nông nghiệp là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn, thì hình thức và mức xử phạt như sau:
– Phạt tiền 3-5 triệu đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm < 0,02 ha;
– Phạt tiền 5-7 triệu đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,02 đến < 0,05 ha;
– Phạt tiền 7-15 triệu đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 đến < 0,1 ha;
– Phạt tiền 15-40 triệu đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 đến < 0,5 ha;
– Phạt tiền 40-60 triệu đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 đến < 01 ha;
– Phạt tiền 60-150 triệu đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 ha trở lên”.
Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả tại Khoản 7 của Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP.
– Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm lấn, chiếm. UBND cấp tỉnh sẽ căn cứ vào tình hình thực tế ở địa phương để quy định mức độ khôi phục đối với từng loại vi phạm lấn, chiếm đất đai.
– Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật. Buộc thực hiện thủ tục hành chính về đất đai; buộc trả lại đất sử dụng không đúng quy định mà có được do hành vi lấn/chiếm.
– Buộc hoàn trả tiền chuyển nhượng/cho thuê đất không đúng quy định pháp luật; chấm dứt hợp đồng mua/bán/cho thuê tài sản gắn liền với đất không đủ điều kiện quy định…
Lấn chiếm đất rừng có bị xử lý hình sự ?
Điều 228 Bộ Luật Hình sự 2015 quy định về hình phạt của tội vi phạm các quy định về xử lý đất đai như sau:
“Điều 228. Tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai
1. Người nào lấn chiếm đất, chuyển quyền sử dụng đất; hoặc sử dụng đất trái với các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai; đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này; hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây; thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Tái phạm nguy hiểm.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”
Ai có thẩm quyền xử phạt lấn chiếm đất rừng?
Theo khoản 2 Điều 40 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định thẩm quyền lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến đất đai, cụ thể như sau:
– Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai quy định tại các Điều 38 và Điều 39 Nghị định 91/2019/NĐ-CP;
– Công chức, viên chức được giao nhiệm vụ thực hiện thanh tra; kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất đai và hoạt động dịch vụ về đất đai.
Công chức kiểm lâm được giao nhiệm vụ thực hiện thanh tra, kiểm tra việc quản lý; sử dụng rừng được lập biên bản- vi phạm hành chính đối với hành vi lấn; chiếm, sử dụng đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất vào mục đích khác. Công chức, viên chức Cảng vụ hàng không được giao nhiệm vụ thực hiện kiểm tra việc sử dụng đất cảng hàng không, sân bay dân dụng.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề; “ Xử lý vi phạm lấn chiếm đất rừng “. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty; Thành lập công ty , tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty; giấy phép bay flycam; Xác nhận tình trạng hôn nhân, đăng ký nhãn hiệu, Tra cứu thông tin quy hoạch; Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833 102 102.
Hoặc qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Có thể bạn quan tâm
- Quyết định ly hôn có hiệu lực khi nào?
- Kiêm nhiệm là gì ?
- Bán trà đá vỉa hè có phải nộp thuế?
- Tên xấu có đổi được không?
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định của Luật đất đai 2013 tại Điều 10 quy định về phân loại đất nông nghiệp và phi nông nghiệp. Trong đó, đất rừng gồm 3 nhóm đất là đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ và đất rừng đặc dụng được phân vào nhóm đất nông nghiệp
Rừng sản xuất: được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, các lâm sản, đặc sản rừng, động vật rừng và kết hợp phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái.
Rừng phòng hộ: được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.
Rừng đặc dụng: được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng quốc gia, nguồn gen thực vật, động vật rừng; nghiên cứu khoa học; bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh, phục vụ nghỉ ngơi, di lịch.