Quản lý trật tự xây dựng là việc quản lý, đảm bảo hoạt động xây dựng được diễn ra đúng trình tự, tuân thủ theo kế hoạch, quy hoạch, thiết kế, phù hợp với điều kiện tự nhiên. Vậy xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng được quy định ra sao? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu vấn đề này nhé.
Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng
Nghị định quy định về hình thức xử phạt, mức phạt tiền tối đa, biện pháp khắc phục hậu quả và thẩm quyền xử phạt. Cụ thể, hình thức xử phạt chính gồm: Cảnh cáo; phạt tiền.
Hình thức xử phạt bổ sung gồm: Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ năng lực, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 3 tháng đến 24 tháng; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Nghị định cũng quy định mức phạt tiền tối đa đó là: Trong hoạt động xây dựng, kinh doanh bất động sản là 1.000.000.000 đồng; trong hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, quản lý, phát triển nhà là 300.000.000 đồng.
Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng
Hình thức xử phạt, mức phạt tiền tối đa, biện pháp khắc phục hậu quả và thẩm quyền xử phạt
1. Hình thức xử phạt chính:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền;
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ năng lực, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 03 tháng đến 24 tháng;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
3. Trong Nghị định này, mức phạt tiền tối đa được quy định như sau:
a) Trong hoạt động xây dựng, kinh doanh bất động sản là 1.000.000.000 đồng;
b) Trong hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, quản lý, phát triển nhà là 300.000.000 đồng;
Một số khái niệm cần chú ý về cách hợp thức hóa nhà xây dựng không phép, sai phép
– Xây dựng không phép là hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng; mà theo quy định phải có giấy phép.
– Xây dựng sai phép, trái phép là hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không đúng với giấy phép xây dựng đã được cấp.
– Hợp thức hóa nhà xây dựng không phép, sai phép về bản chất là hành vi điều chỉnh giấy phép xây dựng hoặc xin cấp mới giấy phép.
Những trường hợp không được điều chỉnh, cấp giấy phép
Căn cứ điểm d khoản 11 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP; hành vi tổ chức thi công xây dựng sai phép, không phép thuộc một trong những trường hợp dưới đây; sẽ không được điều chỉnh; hoặc cấp giấy phép nhằm hợp thức hóa công trình, phần công trình vi phạm:
1. Xây dựng công trình không phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt.
2. Xây dựng công trình vi phạm chỉ giới xây dựng.
3. Xây dựng công trình sai cốt xây dựng.
4. Hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép hoặc xây dựng không đúng giấy phép mà hành vi vi phạm đã kết thúc.
Cách hợp thức hóa nhà xây dựng trái phép, không phép
Khoản 12 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP quy định:
“12. Đối với hành vi quy định tại khoản 2, khoản 4 và khoản 5 Điều này mà đang thi công xây dựng thì xử lý như sau:
a) Lập biên bản vi phạm hành chính và yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm dừng thi công xây dựng công trình;
b) Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm phải làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh hoặc cấp giấy phép xây dựng;
c) Hết thời hạn quy định tại điểm b khoản này, tổ chức, cá nhân vi phạm không xuất trình với người có thẩm quyền xử phạt giấy phép xây dựng hoặc giấy phép xây dựng được điều chỉnh thì bị áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm”.
Như vậy; đối với hành vi xây dựng không đúng với giấy phép xây dựng (sai phép, trái phép); và hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng; mà theo quy định phải có giấy phép; mà đang thi công; thì tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm phải đề nghị điều chỉnh;
Tiêu chí phân cấp nhà ở riêng lẻ
Dường như dòng người sẽ thấy có gì đó sai sai,chưa hoàn thành … Đúng vì trên thực tế các nhà xây dựng thường không đồng nhất theo những quy chuẩn quy tắc như trên, bởi thế mỗi cho nhà ở có khả năng chia ra thành 2 hoặc 3 hạng dựa theo những nền tảng hầu hết sau :
Đạt 4 tiêu chí đầu đối với villa và 3 tiêu chí đầu của của nhà cấp i, ii, iii, iv được xếp vào duy trì.
- Nếu chỉ đạt ở mức 80 % đối chiếu với duy trì thì xếp vào hạng 2
- Nếu chỉ đạt từ dưới 70 % đối chiếu với duy trì thì xếp vào hạng 3
- Nhà tạm không phân hạng.
- Cấp nào quản lý cấp phát giấy phép nhà ở riêng lẻ.
Hiện tại, có 4 vị trí để nộp xin phép xây dựng là :sở xây dựng, ubnd quận, ubnd huyện, ubnd xã, ban quản lý đầu tư và xây dựng
Xây dựng nhà ở riêng lẻ có phải xin giấy phép không?
Điều kiện để khởi công xây dựng nhà ở riêng lẻ; là phải có giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải có giấy phép. Nghĩa là chủ đầu tư xây dựng (bao gồm cả hộ gia đình, cá nhân) khi khởi công xây dựng nhà ở riêng lẻ phải có giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải có giấy phép; nếu không sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.
Đồng thời; Luật Xây dựng cũng quy định rõ trường hợp nào phải có giấy phép; trường hợp nào không yêu cầu phải có giấy phép xây dựng.
Mời bạn xem thêm:
- Mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng khi hết hạn mới nhất
- Mẫu hợp đồng vận chuyển 2020 được viết như thế nào?
- Tham khảo mẫu hợp đồng xây dựng theo thông tư 09/2016
- Cách hợp thức hóa nhà xây dựng không phép, sai phép
- Sơ đồ quản lý chất lượng công trình xây dựng
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ thành lập công ty hợp danh, giải thể công ty, thủ tục đăng ký bảo hộ logo, tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp, mẫu tạm ngừng kinh doanh, dịch vụ hợp thức hóa lãnh sự, xin giấy phép bay flycam…của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Cảnh cáo;
Phạt tiền;
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ năng lực, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 03 tháng đến 24 tháng;
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.