Xin chào Luật sư. Mới đây trên mạng xã hội xôn xao về sự việc Tân Hoàng Minh xin bỏ cọc đấu giá đất ở Thủ Thiêm. Luật sư có thể giải đáp giúp tôi về vấn đề này. Trường hợp bên trúng đấu giá đặt cọc tài sản đã đấu giá được, nhưng không thực hiện nghĩa vụ tài chính khi đến hạn và từ chối mua tài sản đấu giá thì khoản đặt cọc xử lý thế nào? Xử lý tiền cọc trong trường hợp từ chối mua tài sản đã trúng đấu giá được pháp luật hiện nay quy định như thế nào? Rất mong được luật sư giải đáp thắc mắc. Tôi xin cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Nghĩa vụ thanh toán của người trúng đấu giá
Khoản 2 Điều 48 Luật Đấu giá tài sản quy định. Người trúng đấu giá có nghĩa vụ thanh toán đầy đủ tiền mua tài sản đấu giá cho người có tài sản đấu giá. Theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán tài sản đấu giá; hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan. Theo Điều 27 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Điều 1 Nghị định số 33/2020/NĐ-CP). Người mua được tài sản bán đấu giá phải nộp tiền vào tài khoản của cơ quan Thi hành án dân sự. Trong thời hạn không quá 30 ngày. Kể từ ngày đấu giá thành và không được gia hạn thêm. Người mua được tài sản bán đấu giá thực hiện việc nộp tiền vào tài khoản tạm giữ của cơ quan Thi hành án dân sự. Mở tại Kho bạc Nhà nước.
Khoản 5 Điều 27 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP đã quy định:
– Trường hợp sau khi phiên đấu giá kết thúc mà người trúng đấu giá tài sản từ chối mua; hoặc đã ký hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá nhưng chưa thanh toán thêm bất kỳ khoản tiền nào thì sau khi trừ chi phí đấu giá tài sản. Khoản tiền đặt trước thuộc về ngân sách nhà nước và được sử dụng để thanh toán lãi suất chậm thi hành án; tạm ứng chi phí bồi thường nhà nước; bảo đảm tài chính để thi hành án và các chi phí cần thiết khác.
– Trường hợp người mua được tài sản bán đấu giá không thực hiện đầy đủ; hoặc không đúng hạn nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng thì tiền thanh toán mua tài sản đấu giá được xử lý theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá và quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán tài sản. Cơ quan Thi hành án dân sự tổ chức bán đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật.
Xử lý tiền cọc trong trường hợp từ chối mua tài sản đã trúng đấu giá
Việc xử lý tiền cọc khi từ chối tài sản đã trúng đấu giá. Được giải quyết theo khoản 5 Điều 27 Nghị định 62/2015/NĐ–CP. Theo đó, trường hợp sau khi phiên đấu giá kết thúc mà người trúng đấu giá tài sản từ chối mua hoặc đã ký hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá. Nhưng chưa thanh toán thêm bất kỳ khoản tiền nào thì khoản tiền đặt trước thuộc về ngân sách nhà nước và được sử dụng để thanh toán lãi suất chậm thi hành án; tạm ứng chi phí bồi thường Nhà nước; bảo đảm tài chính để thi hành án và các chi phí cần thiết khác. Bên cạnh đó. Họ phải chịu các hậu quả pháp lý khác theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán tài sản đấu giá; quy chế cuộc đấu giá…
Như vậy, người trúng đấu giá đã đặt cọc tài sản đấu giá được nhưng từ chối mua tài sản đã đấu giá và chưa thanh toán nghĩa vụ tài chính nào thêm ngoài khoản đặt cọc. Khoản tiền đặt cọc sẽ thuộc về ngân sách nhà nước và để sử dụng để thanh toán lãi suất chậm thi hành án; tạm ứng chi phí bồi thường Nhà nước; bảo đảm tài chính để thi hành án và các chi phí cần thiết khác. Trường hợp người mua tài sản nộp tiền đặt cọc. Hay đặt trước tại Trung tâm bán đấu giá tài sản thì Trung tâm bán đấu giá tài sản phải chuyển số tiền đó về cơ quan thi hành án để xử lý.
Khi nào không được nhận lại tiền đặt trước đã nộp?
Được quy định tại Khoản 6 của Luật Đấu giá tài sản 2016. Người tham gia đấu giá không được nhận lại tiền đặt trước trong những trường hợp sau:
- Đã nộp tiền đặt trước nhưng không tham gia cuộc đấu giá; buổi công bố giá mà không thuộc trường hợp bất khả kháng;
- Bị truất quyền tham gia đấu giá. Do có hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều 9 của Luật này;
- Từ chối ký biên bản đấu giá theo quy định tại khoản 3 Điều 44 của Luật này;
- Rút lại giá đã trả hoặc giá đã chấp nhận theo quy định tại Điều 50 của Luật này;
- Từ chối kết quả trúng đấu giá theo quy định tại Điều 51 của Luật này.
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Xử lý tiền cọc trong trường hợp từ chối mua tài sản đã trúng đấu giá. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan, dịch vụ luật sư tư vấn hình sự, luật sư tranh tụng, luật sư bào chữa trong vụ án hình sự. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại khoản 5 Điều 39 Luật Đấu giá tài sản. Khoản tiền đặt trước chỉ trở thành tiền đặt cọc khi: trường hợp trúng đấu giá thì khoản tiền đặt trước và tiền lãi (nếu có) được chuyển thành tiền đặt cọc để bảo đảm thực hiện giao kết; hoặc thực hiện hợp đồng mua bán tài sản đấu giá; hoặc thực hiện nghĩa vụ mua tài sản đấu giá sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Việc xử lý tiền đặt cọc thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự; và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Theo quy định tại Điều 39 Luật Đấu giá tài sản. Người tham gia đấu giá phải nộp tiền đặt trước. Khoản tiền đặt trước do tổ chức đấu giá và người có tài sản bán đấu giá thỏa thuận. Nhưng tối thiểu là 5%; tối đa là 20% giá khởi điểm của tài sản đấu giá. Tiền đặt trước được gửi vào một tài khoản thanh toán riêng của tổ chức đấu giá tài sản mở tại ngân hàng thương mại; chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.