Chào Luật sư, gần xóm tôi có một chị hàng xóm hay ganh ghét bịa đặt nói xấu người khác. Hôm qua tôi tình cờ nghe được chi ta nói tôi và gia đình gần phá sản, đang thiếu nợ ngân hàng rất nhiều tiền. Tôi rất khó chịu đến nói chuyện trực tiếp thì chị ta thách thức và tỏ ra không sợ hãi. Xử lý hành vi tạo và lan truyền tin giả thế nào? Tôi có thể kiện chị ta về hành vi tạo và lan truyền tin giả hay không? Vì thông tin dù không đúng cũng ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống của tôi. Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Tin giả là gì?
Tin giả còn được gọi là tin rác hoặc tin tức giả mạo, là các thông tin giả được lan truyền qua phương tiện truyền thông truyền thống (như in và phát sóng) hoặc phương tiện truyền thông xã hội trực tuyến (như Facebook, Youtube, Lotus,…).
Tin giả (tiếng Anh: fake news), còn được gọi là tin rác hoặc tin tức giả mạo, là một loại hình báo chí hoặc tuyên truyền bao gồm các thông tin cố ý hoặc trò lừa bịp lan truyền qua phương tiện truyền thông tin tức truyền thống (in và phát sóng) hoặc phương tiện truyền thông xã hội trực tuyến. Thông tin sai lệch thường được các phóng viên trả tiền cho các trang đăng tin để được đăng các tin tức này, một thực tế phi đạo đức được gọi là báo chí trả tiền. Tin tức kỹ thuật số đã mang lại và tăng việc sử dụng tin tức giả, hoặc báo chí màu vàng (yellow journalism). Tin tức sau đó thường được nhắc lại là thông tin sai trên phương tiện truyền thông xã hội nhưng đôi khi cũng tìm được đường đến những phương tiện truyền thông chính thống.
Tin giả được viết và xuất bản thường là với mục đích đánh lừa nhằm gây thiệt hại cho một cơ quan, thực thể hoặc người, và/hoặc đạt được về mặt tài chính hoặc chính trị, nó thường sử dụng lối viết giật gân, không trung thực hoặc dùng các tiêu đề bịa đặt để tăng lượng độc giả. Tương tự, các câu chuyện và tiêu đề bẫy để nhấn chuột vào kiếm doanh thu quảng cáo từ hoạt động này.
Sự ảnh hưởng của tin giả đã tăng lên trong chính trị hậu sự thật. Đối với các phương tiện truyền thông, khả năng thu hút người xem vào trang web của họ là cần thiết để tạo doanh thu quảng cáo trực tuyến. Xuất bản ra một câu chuyện với nội dung sai lệch thu hút người dùng mang lại lợi ích cho các nhà quảng cáo và cải thiện xếp hạng của trang. Sự dễ dàng có được doanh thu quảng cáo trực tuyến, phân cực chính trị tăng vọt và sự phổ biến của các phương tiện truyền thông xã hội, chủ yếu là Facebook News Feed, đều có liên quan đến việc lan truyền tin tức giả, cạnh tranh với những câu chuyện tin tức hợp pháp. Các lực lượng thù địch trong chính phủ cũng có liên quan đến việc tạo ra và tuyên truyền tin tức giả, đặc biệt là trong các cuộc bầu cử.
Lý do nhiều người tung tin giả là gì?
Thời gian qua, lợi dụng dịch virus corana, trên mạng xã hội lan truyền nhiều thông tin thất thiệt, gây ảnh hưởng không nhỏ tinh thần người dân, ảnh hưởng đến trật tự, an ninh xã hội. Vì sao đã có nhiều trường hợp đã bị chính quyền xử lý, nhưng nhiều người vẫn điềm nhiên tung tin giả. Bài viết xin liệt kê một số lý do như sau:
– Thích “câu like”, được trở thành người quan trọng trong mắt người khác. Đời sống trên mạng xã hội đối với nhiều người quan trọng hơn cả đời sống thực. Nhu cầu được hỏi han, quan tâm, tung hô…trên mạng xã hội trở nên vô cùng quan trọng đối họ. Họ làm tất cả, thậm chí tung tin giả để được like, share, nhằm chứng minh giá trị của mình.
– Trình độ nhận thức hạn chế, tung tin cho vui, không nghĩ đến hậu quả. Những người này thường ở độ tuổi thanh thiếu niên. Họ có sở thích phao tin đồn nhảm, không có bất kì kiểm chứng nào chỉ để cho vui, họ không hề biết hành vi này bị xử phạt vi phạm hành chính, thậm chí là xử lý hình sự.
– Tạo sự chú ý để bán hàng qua mạng. Kinh doanh online hiện nay rất phổ biến, một số người bán hàng online thường dùng đủ mọi chiêu trò để thu hút sự chú ý của người tiêu dùng, trong đó có tung tin giả.
– Tung tin giả có chủ đích, nhằm gây mất trật tự, an ninh xã hội, kích động người dân.Nhiều tổ chức phản động cài cắm trên mạng xã hội lợi dụng sự hiếu kỳ của nhiều người để tung tin thất thiệt nhằm mục đích chống phá Đảng và Nhà nước. Những tin đồn dạng này gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự an toàn xã hội, là dạng thông tin giả nguy hiểm nhất.
Xử lý hành vi tạo và lan truyền tin giả thế nào?
Tùy thuộc vào nội dung, mức độ hậu quả nghiêm trọng của việc tung tin đồn mà người vi phạm sẽ đối mặt với việc xử lý hành chính hoặc thậm chí là xử lý hình sự.
Các hình thức xử lý hiện nay:
Theo quy định tại Điểm a, Khoản 3, Điều 64 Nghị định 174/2013/NĐ-CP ngày13/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện: Xử phạt từ 20.000.000 đến 30.000.000 đồng với hành vi “cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân”.
Theo quy định tại Điểm g Khoản 3 Điều 66 Nghị định 174/2013/NĐ-CP ngày13/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện: Xử phạt từ 10.000.000 đến 20.000.000 đồng đối với hành vi “Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác”.
Điều 156, Bộ luật Hình sự cũng quy định về tội vu khống như sau:
“Điều 156. Tội vu khống
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;
b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền….
Tin giả trên mạng xã hội là gì?
Trong khi chính quyền và người dân cả nước đang căng mình chống dịch với bao vất vả, lo lắng từ sinh kế cho người lao động tự do, người nghèo tới sức khỏe, tính mạng con người, hàng loạt tin giả lan truyền trên mạng xã hội càng khiến lòng người rối bời như tin đồn về số ca nhiễm, nhất là các thông tin lan truyền về số người chết vì COVID-19 tại TP.HCM…
Ngày 12-7, chánh Thanh tra Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Cà Mau ký quyết định xử phạt hành chính Hồ Minh Giáp (huyện Phú Tân) 7,5 triệu đồng vì tung tin bịa đặt việc phong tỏa toàn tỉnh và bệnh nhân dương tính với COVID-19 gây hoang mang trong nhân dân.
Ngày 14-7 Công an TP Cần Thơ và Thanh tra Sở Thông tin và truyền thông TP Cần Thơ đã xử phạt hai phụ nữ tung tin giả tiểu thương bán bún nhiễm COVID-19 tại chợ Tân An tử vong và dịch lây lan tại khu công nghiệp.
Ngày 15-7 Bộ Y tế phải lên tiếng bác bỏ thông tin sai sự thật về đại dịch gắn mác “Bộ Y tế” được phát tán trên mạng xã hội. Trước đó, mạng xã hội lan truyền đoạn tin nhắn được cho là của Bộ Y tế cung cấp thông tin về một nghiên cứu của Singapore cho rằng COVID-19 là loại vi khuẩn bị nhiễm phóng xạ gây ra đông máu và làm chết người. Tin nhắn còn khẳng định có thể điều trị COVID-19 bằng thuốc kháng sinh, kháng viêm và chống đông máu…
Theo Trung tâm Xử lý tin giả Việt Nam (thuộc Bộ Thông tin và truyền thông), các tin giả liên quan dịch bệnh đang là thông tin được cảnh báo và xử phạt hành chính nhiều nhất thời gian gần đây. Trong vài tháng qua, hàng loạt vụ tung tin giả liên quan dịch COVID-19 đã bị cơ quan chức năng ở nhiều địa phương từ Hà Nội, Bắc Giang, Đà Nẵng, TP.HCM, Sóc Trăng, Cần Thơ, An Giang, Cà Mau xử lý.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Vợ chồng không chung hộ khẩu có làm sổ đỏ được không?
- Mẫu đơn xin nhập hộ khẩu vào nhà người thân mới năm 2022
- Không có hộ khẩu có được tái định cư được không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Xử lý hành vi tạo và lan truyền tin giả thế nào?”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền, đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thay đổi họ tên cha trong giấy khai sinh, đơn xin trích lục hồ sơ địa chính, dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; đơn xác nhận độc thân mới nhất; đơn xác nhận độc thân mới nhất, thành lập công ty hợp danh, đăng ký mã số thuế cá nhân, giấy phép bay flycam,… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;[…]
[…] d) Cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc;[…]
[…] g) Cung cấp, chia sẻ hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia;”
Mức phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống; Cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan; các thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn; Cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội hay cung cấp các ấn phẩm vi phạm sở hữu trí tuệ, chưa được phép lưu hành; Cung cấp, chia sẻ hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia hoặc chia sẻ đường dẫn đến thông tin trên mạng có nội dung bị cấm.
Sử dụng các biện phép khắc phục hậu quả là buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm quy định.