Chế độ ốm đau theo quy định là chính sách an sinh xã hội nhằm bảo đảm thu nhập cho người tham gia BHXH tạm thời bị gián đoạn do phải nghỉ việc vì ốm đau. Chế độ này hỗ trợ một phần kinh phí điều trị, duy trì cuộc sống hàng ngày, giúp người lao động nhanh chóng trở lại làm việc. Hiện nay pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội đã có những quy định cụ thể về điều kiện, thủ tục hưởng BHXH khi nghỉ ốm, trong đó có quy định về việc xin giấy nghỉ ốm hưởng BHXH. Cùng Luật sư X tìm hiểu xin giấy nghỉ ốm hưởng BHXH ở đâu qua bài viết dưới đây.
Đối tượng được hưởng chế độ ốm đau
Theo quy định tại Điều 24 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, người lao động tham gia BHXH được hưởng chế độ là người:
- Làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn/không xác định thời hạn, theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng;
- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
- Cán bộ, công chức, viên chức;
- Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
- Sĩ quan, quân nhân quân đội; sĩ quan, hạ sĩ quan công an; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như quân nhân;
- Người quản lý, điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã có hưởng lương.
Điều kiện hưởng chế độ ốm đau
Người lao động cần phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Cụ thể, người lao động được hưởng chế độ ốm đau khi thuộc một trong các trường hợp:
- Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động, phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền.
Lưu ý: Không giải quyết chế độ ốm đau cho người ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự huỷ hoại sức khoẻ, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy.
- Nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền.
Xin giấy nghỉ ốm hưởng BHXH ở đâu?
Giấy nghỉ ốm hưởng BHXH là giấy tờ không thể thiếu khi người lao động đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Thông tư 56/2017/TT-BYT, giấy nghỉ ốm hợp lệ phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động cấp. Người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh này được ký giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo phân công của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó;
- Phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
- Phù hợp với tình trạng sức khỏe của người bệnh và hướng dẫn chuyên môn của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Theo đó, người lao động muốn nghỉ ốm hưởng BHXH thì phải xin giấy nghỉ ốm tại cơ sở khám chữa bệnh được cấp phép hoạt động.
Cụ thể, sau khi người lao động tiến hành thăm khám, cơ sở khám, chữa bệnh sẽ cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH với thời gian nghỉ phù hợp với tình hình sức khỏe của người đó.
Tra cứu cơ sở y tế cấp giấy nghỉ ốm hưởng BHXH
Để biết chính xác cơ sở y tế nào gần nơi mình ở được phép cấp giấy nghỉ ốm hưởng BHXH, người lao động có thể tra cứu trực tiếp tại link: https://baohiemxahoi.gov.vn/tracuu/Pages/KCB-cap-giay-nghi-viec-huong-bhxh.aspx
Bước 1: Người lao động chọn Tỉnh thành >> Chọn Quận/huyện
Bước 2: Tích chọn “Tôi không phải là người máy” >> Ấn Tra cứu.
Bước 3: Xem thông tin về cơ sở khám, chữa bệnh cấp giấy nghỉ việc hưởng BHXH.
Thời gian hưởng chế độ ốm đau
Theo Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động được nghỉ hưởng chế độ với số ngày tùy theo điều kiện làm việc:
– Làm việc trong điều kiện bình thường:
+ 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm;
+ 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;
+ 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên;
– Làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm:
+ 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm;
+ 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;
+ 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên;
Thời gian nghỉ nêu trên tính theo ngày làm việc, không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
– Trường hợp ốm đau dài ngày:
+ Tối đa 180 ngày;
+ Hết 180 ngày vẫn tiếp tục điều trị thì được thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng BHXH.
Thời gian nghỉ này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Mức hưởng chế độ ốm đau
Theo Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, nhằm bảo đảm thu nhập cho người lao động và hỗ trợ một phần chi phí điều trị, người lao động ốm đau được hưởng chế độ với mức hưởng:
Mức hưởng hàng tháng | = | 75% | x | Mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ |
Đối với người ốm đau dài ngày đã nghỉ hết 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì mức hưởng sẽ thấp hơn:
– Bằng 65% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ nếu đã đóng bảo BHXH từ đủ 30 năm trở lên;
– Bằng 55% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ nếu đã đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;
– Bằng 50% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm.
Riêng sĩ quan, quân nhân quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan công an, người làm công tác cơ yếu được hưởng bằng 100% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ.
Mời bạn xem thêm:
- Hồ sơ hưởng chế độ dưỡng sức sau ốm đau gồm những gì?
- Nghỉ ốm trong thời gian thử việc có được hưởng chế độ ốm đau?
Thông tin liên hệ
Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Xin giấy nghỉ ốm hưởng BHXH ở đâu năm 2022?” Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý về vấn đề đơn xin trích lục quyết định ly hôn. Nếu quý khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline 0833.102.102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ khoản 3 Điều 20 Thông tư 56/2017/TT-BYT, người được ký giấy nghỉ ốm hưởng BHXH là người hành nghề (y, bác sĩ) làm việc tại cơ sở khám, chữa bệnh đã được cấp phép hoạt động.
Trường hợp cơ sở y tế đó không phải là pháp nhân thì người hành nghề phải đăng ký mẫu chữ ký với cơ quan BHXH.
Trường hợp người khám, chữa bệnh đồng thời là người đứng đầu hoặc người được ủy quyền ký đóng dấu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó thì người này chỉ cần ký và đóng dấu ở phần “Xác nhận của thủ trưởng đơn vị” và không phải ký tên ở Phần y, bác sỹ khám, chữa bệnh nhưng vẫn phải ghi ngày, tháng, năm cấp.
Nếu người ký giấy nghỉ ốm này không đúng thẩm quyền thì giấy tờ đó sẽ bị coi là không hợp lệ, cơ quan BHXH sẽ từ chối giải quyết hưởng chế độ cho người lao động.
Theo quy định tại khoản 5 Điều 26 Thông tư 56/2017/TT-BYT, nếu làm mất giấy nghỉ ốm hưởng BHXH, người lao động hoàn toàn có thể xin cấp lại. Giấy nghỉ ốm được cấp lại sẽ đóng dấu Cấp lại.
Không chỉ người lao động ốm đau mới được hưởng chế độ mà pháp luật còn tạo điều kiện để người lao động có thời gian chăm sóc con cái của mình. Theo Điều 27 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, tính theo ngày làm việc, khi con ốm đau, người lao động được nghỉ:
– Tối đa 20 ngày làm việc/năm nếu con dưới 03 tuổi;
– Tối đa 15 ngày làm việc/năm nếu con từ đủ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi.