Thưa luật sư, nhà tôi cùng nhiều nhà trong khu vực của chúng tôi trồng rất nhiều nông sản nên muốn xuất khẩu ra nước ngoài để tăng thu nhập cho mọi người. Luật sư có thể tư vấn cho tôi rằng chúng tôi có cần Xin Giấy kiểm dịch thực vật không? và Xin Giấy kiểm dịch thực vật ở đâu? Mong luật sư giải đáp.
Hiện nay, xã hội ngày càng phát triển kéo theo rất nhiều hệ lụy trong đó việc kiểm dịch thực vật cũng ảnh hưởng không ít. Trong quá trình khi cho hàng hóa nhập khẩu, kiểm dịch thực vật giúp đảm bảo không cho các mầm bệnh theo hàng hóa nhập khẩu đi vào thị trường nội địa. Vấn đề Xin Giấy kiểm dịch thực vật ở đâu đây chắc chắn là câu hỏi của rất nhiều người; đặc biệt là những người trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Để giải đáp cho câu hỏi trên hãy cùng tham khảo qua bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.
Kiểm dịch thực vật là gì?
Trên thực tế, trong quá trình khi cho hàng hóa nhập khẩu, kiểm dịch thực vật giúp đảm bảo không cho các mầm bệnh theo hàng hóa nhập khẩu đi vào thị trường nội địa. Còn đối với các loại hàng hóa xuất khẩu, kiểm dịch cũng tương tự như là một giấy phép thông hành đảm bảo đủ điều kiện để chuyển ra nước ngoài. Với một số loại hàng hóa, kiểm dịch thực vật là bắt buộc trong các quy định của pháp luật.
Trong trường hợp, lô hàng trong danh sách bắt buộc kiểm dịch; mà lại chưa có giấy tờ chứng minh thì hàng hóa này sẽ bị cơ quan Nhà nước; có thẩm quyền dừng lại khi làm thủ tục tại hải quan. Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu ra đời để các cá nhân, tổ chức xin cấp giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu
Thực chất, hoạt động Kiểm dịch thực vật; là công tác quản lý của Nhà nước nhằm mục đích; để ngăn chặn những loài sâu, bệnh, cỏ dại nguy hiểm; có sự lây lan giữa các vùng trong nước; và giữa nước ta với nước ngoài.
Với các loại hàng hoá nhập khẩu có liên quan; hoặc có nguồn gốc thực vật thì hoạt động kiểm dịch có vai trò quan trọng để đảm bảo không cho; mầm bệnh theo hàng hóa nhập khẩu đi vào nước ta. Còn đối với các loại hàng hoá được xuất khẩu; là để chứng minh hàng đảm bảo điều kiện về kiểm dịch và đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu ra nước ngoài.
Cần lưu ý rằng, các hoạt động kiểm dịch động thực vật; đều thuộc loại Kiểm tra chất lượng Nhà nước bắt buộc với một số mặt hàng; khi làm thủ tục hải quan.
Mục đích của hoạt động kiểm dịch thực vật; là nhằm đảm bảo chất lượng hàng hoá để hàng hoá không mang các mần bệnh độc hại; và nguy hiểm vào thị trường nước khác.
Trong quá trình thực hiện hoạt động kiểm dịch, cần có giấy kiểm định thực vật. Đây là loại chứng từ có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu; nhằm để chứng minh hàng hoá đủ điều kiện nhập khẩu; vào thị trường của nước nhập hàng theo quy định pháp luật.
Như vậy, ta nhận thấy, hoạt động kiểm dịch thực vật thực chất; là công tác quản lý của Nhà nước, các cơ quan chức năng nhằm mục đích cơ bản; là để ngăn chặn những loài sâu bệnh, vi sinh vật có hại, cỏ dại nguy hiểm. Các loài sâu bệnh, vi sinh vật có hại, cỏ dại; nguy hiểm có thể gây ra nguy cơ lây lan, nhiễm bệnh giữa các vùng trong nước hoặc giữa nội địa; và nước ngoài. Để có thể làm thủ tục cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, các chủ thể cần tuân thủ; các quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu và đảm bảo thực hiện các trình tự, thủ tục theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành.
Quy trình kiểm dịch thực vật hiện hành?
Bạn có thể tra cứu quy trình này trong thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT có hiệu lực từ 1/1/2015 (thay thế Thông tư 65/2012/TT-BNNPTNT).
Tùy theo loại hình xuất khẩu, nhập khẩu mà quy trình có sự khác nhau ít nhiều. Tuy nhiên Thông tư trên nêu khá chi tiết và rõ ràng các bước tiến hành, cũng như hồ sơ phải nộp để thực hiện việc kiểm dịch cho hàng hóa xuất nhập khẩu. Về cơ bản có một số bước như sau:
– Bước 1: Chủ vật thể nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật nhập khẩu tại cơ quan kiểm dịch thực vật.
– Bước 2: Cơ quan kiểm dịch thực vật có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra ngay tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì yêu cầu chủ vật thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
– Bước 3: Căn cứ kết quả kiểm tra hồ sơ, cơ quan kiểm dịch thực vật quyết định địa điểm và bố trí công chức kiểm tra ngay lô vật thể.
– Bước 4: Cơ quan kiểm dịch thực vật cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa trong vòng 24 giờ kể từ khi bắt đầu kiểm dịch đối với lô vật thể không bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật hoặc đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam hoặc sinh vật gây hại lạ.
Trường hợp kéo dài hơn 24 giờ do yêu cầu về chuyên môn kỹ thuật hoặc trường hợp không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật thì cơ quan kiểm dịch thực vật phải thông báo hoặc trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho chủ vật thể biết.
Hiện nay, hình thức nộp hồ sơ tại cơ quan kiểm dịch đã có thể thực hiện trên phần mềm của cơ quan kiểm dịch (PQS) hoặc nộp online trên hệ thống 1 cửa quốc gia tùy vào từng loại hàng mà bạn làm kiểm dịch nên thời gian nộp hồ sơ cũng đã nhanh hơn trước rất nhiều.
Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật?
Sau khi hoàn thành thủ tục, thu phí, lấy và kiểm tra mẫu đạt yêu cầu, trong vòng 24 giờ, cơ quan kiểm dịch sẽ cấp Giấy kiểm dịch cho lô hàng của bạn.
Nội dung chính của giấy này có thông tin như:
- Tên & địa chỉ người xuất khẩu, người nhập khẩu
- Số lượng và loại bao bì
- Nơi sản xuất
- Tên & khối lượng sản phẩm
- Tên khoa học của thực vật
- v.v…
Trong trường hợp bạn vẫn chưa biết làm thủ tục kiểm dịch ở đâu, thì cần biết thông tin về…
Xin Giấy kiểm dịch thực vật ở đâu?
Về việc xin giấy kiểm dịch thực vật ở đâu. Xin trả lời rằng bạn có thể nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan kiểm dịch thực vật hay Cục Bảo vệ thực vật.
Tại đây nếu hồ sơ của bạn đạt yêu cầu và vật thể được kiểm định đầy đủ thì bạn sẽ được cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật. Ngược lại nếu thủ tục chưa đạt thì cơ quan này sẽ yêu cầu bạn hoàn thành các thủ tục. Còn để biết các thủ tục như thế nào thì hãy theo dõi tiếp theo mục bên dưới.
Một số trường hợp sau thủ tục đã đầy đủ, hợp lệ nhưng khi kiểm định chưa đạt thì cũng sẽ không được cấp giấy chứng nhận. Lúc này cơ quan cấp giấy kiểm dịch thực vật sẽ nói rõ để người nộp hồ sơ có thể nắm bắt vấn đề và khắc phục điều đó.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về; “Xin Giấy kiểm dịch thực vật ở đâu”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; đăng ký mã số thuế cá nhân giải thể công ty cổ phần ;tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Làm sao để biết công ty có đóng bảo hiểm cho mình hay không?
- Pháp luật được nhà nước sử dụng như thế nào?
- Giấy chuyển viện có giá trị bao nhiêu ngày?
Câu hỏi thường gặp:
Cơ quan cấp phép: Cục bảo vệ thực vật
Đường dẫn cấp phép qua mạng: https://dvc.mard.gov.vn/Pages/default.aspx
Những tài liệu cần chuẩn bị khai báo hồ sơ: Scan Đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp nhập khẩu hoặc doanh nghiệp vận tải quá cảnh
Email xác nhận tài khoản
Số điện thoại của doanh nghiệp hoặc của người liên hệ
Chữ ký số của doanh nghiệp
Giấy tờ cần chuẩn bị: Đăng ký kinh doanh ( bản công chứng hoặc đóng dấu công ty)
Hợp đồng mua bán hoặc hợp đồng vận chuyển ( kèm theo hợp đồng mua bán)
Khi lô hàng được cơ quan kiểm dịch thực vật thông qua sẽ được cấp loại giấy gọi là giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật. Loại giấy này bao gồm những nội dung, thông tin như sau:
Tên và địa chỉ người nhập khẩu, người xuất khẩu.
Số lượng và loại bao bì.
Nơi sản xuất mặt hàng.
Tên và khối lượng hàng hóa.
Tên khoa học của loại thực vật đó là gì,…
Về cơ bản, hàng hóa có nguồn gốc thực vật như nông sản, gỗ, thức ăn chăn nuôi… nhiều khả năng sẽ phải làm kiểm dịch.
Bạn có thể tra cứu Thông tư 40/2012/TT-BNNPTNT để biết chính xác Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch là gì. khóa học xuất nhập khẩu nâng cao
Tuy nhiên, Thông tư 40 này quy định còn rất chung chung, và khó áp dụng cho doanh nghiệp cũng như với cả các bác hải quan.
Với hàng xuất khẩu, đồ gỗ đã qua chế biến không phải kiểm dịch thực vật.