Xin chào Luật sư X, chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm của tôi bị sai thông tin thì có thể xin cấp lại không? Thủ tục xin cấp lai chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm như thế nào? Xin được tư vấn.
Chào bạn, chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm là gì? Sai thông tin trên chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm phải làm sao? Đây là một trong những câu hỏi mà nhiều người còn thắc mắc. Vậy hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé.
Căn cứ pháp lý
- Thông tư 21/2019/TT-BGDĐT
Chứng chỉ Nghiệp vụ Sư phạm là gì?
Trước tiên để trả lời câu hỏi này thì chúng tôi nói một chút về chương trình học của các trường sư phạm: sinh viên tại các trường Sư phạm ngoài việc được học kiến thức chuyên môn, các em còn được học thêm các môn khác như “Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm” để giúp các thầy cô giáo tương lai nắm rõ và áp dụng các biện pháp giảng dạy phù hợp với từng lứa tuổi. Bên cạnh đó, các bạn sinh viên sư phạm ngoại ngữ còn được học thêm môn “Giáo học pháp” để giúp các thầy cô dạy Ngoại ngữ trong tương lai có phương pháp soạn giáo án và giảng dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh.
Những sinh viên không học trường Sư phạm thì không được học những môn đã nói ở trên, do vậy mà các em cần phải học bổ sung thêm một chứng chỉ gọi là “Chứng chi bồi dưỡng Nghiệp vụ sư phạm” thì mới được phép tham gia giảng dạy tại các trường, cơ sở.
Vì vậy, các bạn không tốt nghiệp trường Sư phạm thì cần phải tham dự vào một khóa học Hướng dẫn các kỹ năng đứng lớp, kỹ năng soạn giáo án, kỹ năng giảng dạy phù hợp với từng lứa tuổi học sinh và kết thúc khóa học này các em sẽ được cấp một Chứng chỉ gọi là “CHỨNG CHỈ BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM“.
Chứng chỉ Nghiệp vụ sư phạm có mấy loại?
Trả lời: Trước đây, các trường Đại học thường áp dụng các loại chứng chỉ Nghiệp vụ sư phạm bậc I và Nghiệp vụ sư phạm bậc II, nhưng theo các thông tư mới nhất của Bộ GD&ĐT là Thông tư số 10/2013/TT-BGDĐT ngày 28/3/2013 của Bộ GD&ĐT và Thông tư số 12/2012/TT-BGDĐT ngày 12/4/2012 thì các đối tượng có bằng cử nhân không thuộc hệ sư phạm muốn trở thành Giáo viên giảng dạy các trường Phổ thông, Trung cấp, Cao đẳng và Đại học thì có thể lựa chọn 1 trong 2 hình thức đào tạo Chứng chỉ Nghiệp vụ sư phạm là CHỨNG CHỈ NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CHO GIÁO VIÊN TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP áp dụng cho các bạn muốn đi dạy tại các trường Tiểu học, THCS, THPT và trường Trung cấp – và CHỨNG CHỈ NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CHO GIẢNG VIÊN CAO ĐẲNG, ĐẠI HỌC áp dụng cho các bạn muốn đi dạy tại các trường Cao đẳng, Đại học trên cả nước.
Như vậy, với câu hỏi ở trên thì Bạn sẽ tham dự khóa đào tạo “Chứng chỉ Nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên Trung cấp chuyên nghiệp”.
Các loại chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm áp dụng cho các cấp dạy khác nhau thì nội dung của khóa học cũng khác nhau.
Xin cấp lại chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm ở đâu?
Theo đó, trường hợp bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm, bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, văn bằng giáo dục đại học và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân (gọi tắt là văn bằng, chứng chỉ) đã cấp nhưng phát hiện bị viết sai do lỗi của cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ thì cơ quan đã cấp văn bằng, chứng chỉ có trách nhiệm cấp lại bản chính văn bằng, chứng chỉ.
Về thủ tục cấp lại chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm
- Người có yêu cầu cấp lại văn bằng, chứng chỉ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện cho cơ quan có thẩm quyền cấp lại văn bằng, chứng chỉ một bộ hồ sơ gồm: đơn đề nghị cấp lại văn bằng, chứng chỉ; văn bằng, chứng chỉ đề nghị cấp lại; giấy tờ chứng minh cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ viết sai văn bằng, chứng chỉ;
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp lại văn bằng, chứng chỉ xem xét quyết định việc cấp lại văn bằng, chứng chỉ; nếu không cấp lại thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
- Trường hợp mẫu văn bằng, chứng chỉ tại thời điểm cấp văn bằng, chứng chỉ đã thay đổi, cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ sử dụng mẫu văn bằng, chứng chỉ hiện hành để cấp cho người được cấp lại văn bằng, chứng chỉ.
Thẩm quyền cấp lại chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm
Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ quy định tại Điều 15 của Quy chế quản lý bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm, bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, văn bằng giáo dục đại học và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân ban hành kèm theo Thông tư 21/2019/TT-BGDĐT, cụ thể:
- Bằng tốt nghiệp trung học cơ sở do trưởng phòng giáo dục và đào tạo cấp;
- Bằng tốt nghiệp trung học phổ thông do giám đốc sở giáo dục và đào tạo cấp;
- Bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm, bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm do người đứng đầu cơ sở đào tạo giáo viên hoặc người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học có ngành đào tạo giáo viên cấp;
- Văn bằng giáo dục đại học do giám đốc đại học, hiệu trưởng trường đại học, giám đốc học viện, viện trưởng viện nghiên cứu khoa học được phép đào tạo và cấp văn bằng ở trình độ tương ứng cấp;
- Giám đốc đại học cấp văn bằng giáo dục đại học cho người học của các đơn vị đào tạo, nghiên cứu trực thuộc (trừ các trường đại học thành viên).
Giám đốc sở giáo dục và đao tạo, thủ trưởng cơ sở giáo dục cấp chứng chỉ cho người học theo quy định.
Có thể bạn quan tâm
- Mẫu đơn xin đổi giờ dạy mới năm 2022
- Quy định về xuất hóa đơn bảo hiểm năm 2022
- Biên bản họp gia đình đổi chủ hộ khẩu mới 2022
- Mẫu thông báo thay đổi số tài khoản công ty tới khách hàng mới 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Xin cấp lại chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo thông báo về việc; thủ tục giải thể công ty cổ phần; tờ khai cấp bản sao trích lục hộ tịch; tờ khai trích lục kết hôn, công ty tạm ngừng kinh doanh của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Với mỗi lứa tuổi, mỗi môn học lại đòi hỏi biện pháp giảng dạy & đào tạo khác nhau; do vậy để đi dạy được ở các trường tiểu học, THCS, THPT, các trung tâm, các trường Trung cấp, Cao đẳng, Đại học thì các bạn không tốt nghiệp trường Sư phạm nhất thiết phải tham dự vào Khóa học BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM để sau này khi được nhận vào các trường học còn biết áp dụng những kỹ năng giảng dạy và đào tạo phù hợp với từng đối tượng học sinh.
Hiện nay, theo Hướng dẫn mới nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Thông tư số 10/2013/TT-BGDĐT ngày 28/3/2013 của Bộ GD&ĐT và Thông tư số 12/2012/TT-BGDĐT ngày 12/4/2012), các đối tượng có bằng cử nhân không thuộc hệ sư phạm muốn trở thành Giáo viên giảng dạy các trường Phổ thông, Trung cấp, Cao đẳng và Đại học thì có thể lựa chọn 1 trong 2 hình thức đào tạo Chứng chỉ Nghiệp vụ sư phạm như sau:
– Chứng chỉ Nghiệp vụ sư phạm cho Giáo viên Trung cấp chuyên nghiệp: áp dụng cho đối tượng không tốt nghiệp trường sư phạm muốn đi dạy tại các trường Tiểu học, THCS, TH Phổ thông, trường trung cấp chuyên nghiệp.
– Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên cao đẳng, đại học: áp dụng cho đối tượng không tốt nghiệp trường sư phạm muốn đi dạy tại các trường Cao đẳng, Đại học trên cả nước.
Điều kiện bắt buộc: Để được đi dạy tại các trường, ngoài việc tốt nghiệp Đại học, có chứng chỉ Sư phạm, các bạn còn phải vượt qua các kỳ thi tuyển của các cơ sở giáo dục và đáp ứng yêu cầu cụ thể của từng trường.
Về thời hạn cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc được quy định tại khoản 3, Điều 34 Thông tư 19/2015/TT-BGDĐT. Theo đó:
+ Khi bạn yêu cầu trực tiếp thì ngay trong ngày cơ quan, cơ sở giáo dục tiếp nhận yêu cầu sẽ cấp bản sao bằng Đại học cho bạn. Hoặc trong ngày làm việc tiếp theo, nếu tiếp nhận yêu cầu sau 03 (ba) giờ chiều.
+ Trong trường hợp bạn gửi yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc qua bưu điện thì thời hạn được thực hiện ngay sau khi cơ quan, cơ sở giáo dục nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo dấu bưu điện đến.
+ Đối với trường hợp cùng một lúc yêu cầu chứng thực bản sao từ nhiều sổ gốc, yêu cầu số lượng nhiều bản sao, nội dung văn bằng, chứng chỉ phức tạp khó kiểm tra, đối chiếu mà cơ quan, cơ sở giáo dục không thể đáp ứng được thời hạn quy định nêu trên thì thời hạn cấp bản sao được kéo dài thêm không quá 02 (hai) ngày làm việc hoặc có thể dài hơn theo thỏa thuận bằng văn bản với người yêu cầu cấp bản sao.