Chào Luật sư. Tôi có con trai đang 18 tuổi và tôi muốn hỏi Luật sư là con trai tôi như vậy đã đủ tuổi và có đầy đủ năng lực hành vi dân sự hay chưa? Pháp luật quy định các mức độ năng lực hành vi dân sự như thế nào? Mong Luật sư giải đáp giúp tôi. Cảm ơn Luật sư.
Xin chào bạn. Luật sư X cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi về cho chúng tôi để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề “xét về độ tuổi người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự khi nào?, cũng như quy định của pháp luật về mức độ năng lực hành vi dân sự. Chúng tôi mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết “Xét về độ tuổi người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ khi nào?” để làm rõ về vấn đề trên. Mời bạn đọc theo dõi.
Căn cứ pháp lý
Năng lực hành vi dân sự là gì? Thời điểm cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Theo điều 19 Bộ luật Dân sự 2015 giải thích về năng lực hành vi dân sự như sau: “Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.”
Khả năng của chủ thể do pháp luật quy định, bằng hành vi và theo ý chí của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. Năng lực hành vi dân sự của chủ thể bao gồm khả năng bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền dân sự và thực hiện nghĩa vụ dân sự cụ thể; khả năng tự chịu trách nhiệm bằng tài sản về hành vi của mình, bao gồm cả hành vi hợp pháp và hành vi bất hợp pháp.
Bên cạnh đó, theo Điều 20 Bộ luật Dân sự cũng quy định:
- Người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên.
- Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại các điều 22, 23 và 24 của Bộ luật này.
Căn cứ vào hai quy định trên trừ trường hợp mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong làm chủ nhận thức, hành vi thì xét về độ tuổi người trên 18 tuổi là người đã có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và phải chịu trách nhiệm với hành vi của mình. Với những lứa tuổi khác nhau, tình trạng tâm thần khác nhau, kinh nghiệm sống khác nhau… sẽ có sự nhận thức khác nhau. Do đó, pháp luật dân sự không thể công nhận sự bình đẳng về năng lực hành vi trong mọi trường hợp như năng lực pháp luật.
Các mức độ năng lực hành vi dân sự
Bộ Luật dân sự quy định các mức độ năng lực hành vi dân sự như sau:
- Không có năng lực hành vi dân sự: khoản 2 Điều 21 Bộ luật Dân sự quy định “Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện”. Và vì không thể tự thực hiện giao dịch dân sự nên người dưới 06 tuổi là đối tượng không có năng lực hành vi dân sự.
- Có năng lực hành vi dân sự một phần: Người từ đủ 06 tuổi đến dưới 18 tuổi không thể tự mình thực hiện tất cả các giao dịch dân sự, tự mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. Vì thế, họ được coi là người có năng lực hành vi dân sự một phần. Cụ thể căn cứ theo điều 21 Bộ Luật Dân sự quy định:
- Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
- Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện đồng ý.
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ: dựa theo điều 20 Bộ luật Dân sự quy định:
- Người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên.
- Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại các điều 22, 23 và 24 của Bộ luật này. Như vậy có nghĩa là người từ đủ 18 tuổi trở lên là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
- Mất năng lực hành vi dân sự:người mất năng lực hành vi dân sự là người mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi. Trong đó, để công nhận là mất năng lực hành vi dân sự thì phải có quyết định tuyên bố là người mất năng lực hành vi dân sự của Tòa án.Cụ thể theo điều 22 Bộ luật Dân sự quy định về mất năng lực hành vi dân sự như sau:
- “Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự
- Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện”.
- Hạn chế năng lực hành vi dân sự: người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác có thể bị Tòa án ra quyết định tuyên bố là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan,…Sau khi được công nhận là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, việc xác lập giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự phải thông qua người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng. Theo đó, Bộ luật Dân sự quy định về hạn chế năng lực hành vi dân sự tại Điều 24 như sau:
- “Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố người này là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.Tòa án quyết định người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện
- Việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày hoặc luật liên quan có quy định khác
- Khi không còn căn cứ tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự”.
- Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi:Tại điều 23 Bộ Luật Dân sự quy định về người khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi như sau:
- “Người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.
- Khi không còn căn cứ tuyên bố một người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Hạn chế năng lực hành vi dân sự,mất năng lực hành vi dân sự
- Hạn chế năng lực hành vi dân sự là:Tình trạng chủ thể quan hệ pháp luật dân sự không thể tự mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.Người nghiện ma túy hoặc nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình, thì theo yêu cầu của người có quyền và lợi ích liên quan, cơ quan hoặc tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.Mọi giao dịch dân sự có liên quan đến tài sản của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự đều phải thông qua người đại diện do Tòa án quyết định, trừ các giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.
- Mất năng lực hành vi dân sự là:Tình trạng một cá nhân có năng lực hành vi dân sự hoặc có năng lực hành vi một phần không còn năng lực hành vi dân sự bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự. Một người bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người đó mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định có thẩm quyền.
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ
Trên đây là những thông tin liên quan đến vấn đề “độ tuổi người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự”nếu bạn đọc quan tâm, có nhu cầu cần tư vấn các vấn đề tư vấn pháp lý như tra cứu quy hoạch xây dựng,… vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp thắc mắc nhanh chóng nhất. Với đội ngũ chuyên viên tư vấn pháp lý, Luật sư có nhiều năm kinh nghiệm cùng trình độ chuyên môn cao chúng tôi sẽ giúp bạn giải quyết mọi vấn đề nhanh nhất tiết kiệm chi phí đi lại và thời gian. Liên hệ đến Luật sư X qua hotline: 0833102102.
Mời bạn xem thêm
- Người mất năng lực hành vi dân sự là gì?
- Thủ tục đăng ký người giám hộ cho người mất năng lực hành vi dân sự.
- Phạt tiền áp dụng với người dưới 18 tuổi phạm tội áp dụng như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ vào khoản 1 điều 8 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì điều kiện kết hôn giữa nam và nữ phải tuân thủ các điều kiện sau:
– Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
– Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
– Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
– Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 điều 5 Luật hôn nhân và gia đình 2014.
Trong quy định về điều kiện kết hôn thì không có điều kiện nào cấm người hạn chế năng lực hành vi dân sự không được kết hôn chỉ có quy định cấm kết hôn với người mất năng lực hành vi dân sự. Do đó, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự vẫn có quyền kết hôn.
Theo điều 67 Bộ Luật Dân sự quy định nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ mất năng lực hành vi dân sự là:
– Chăm sóc, bảo đảm việc điều trị bệnh cho người được giám hộ;
– Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự;
– Quản lý tài sản của người được giám hộ;
– Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.