Một bạn gửi câu hỏi liên quan đến lĩnh vực giao thông; như sau: “Khi lưu thông vào đường dốc hẹp, xe tôi xuống được ½ dốc; thì gặp một xe ngược chiều đang lên dốc. Họ nhá đèn, bóp còi xin lên dốc nhưng xe tôi đã chạy ½ dốc rồi nên tôi không tránh. Sau khi xuống dốc, 2 bên có cự cãi về việc xe nào phải tránh khi lên xuống dốc. Vậy, nếu tôi sai thì xe xuống dốc không nhường đường cho xe lên dốc bị xử phạt thế nào?”. Hãy cùng Phòng tư vấn pháp luật của Luật sư X. tìm hiểu về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt
Nội dung tư vấn
Xe xuống dốc không nhường đường cho xe lên dốc là hành vi vi phạm pháp luật
Theo quy định tại Điều 17 Tránh xe đi ngược chiều của Luật giao thông đường bộ năm 2008; quy định: Trên đường không phân chia thành hai chiều xe chạy riêng biệt; hai xe đi ngược chiều tránh nhau, người điều khiển phải giảm tốc độ và cho xe đi về bên phải; theo chiều xe chạy của mình.
Các trường hợp nhường đường khi tránh nhau quy định như sau:
- Nơi đường hẹp chỉ đủ cho một xe chạy và có chỗ tránh xe; thì xe nào ở gần chỗ tránh hơn phải vào vị trí tránh, nhường đường cho xe kia đi.
- Xe xuống dốc phải nhường đường cho xe đang lên dốc.
- Xe nào có chướng ngại vật phía trước phải nhường đường cho xe không có chướng ngại vật đi trước.
Như vậy, khi tránh xe đi ngược chiều cần tuân thủ quy định nêu trên. Trường hợp xe bạn như trên là vi phạm pháp luật; vì xe đang xuống dốc thì phải nhường đường cho xe đang lên dốc theo luật định.
Xe xuống dốc không nhường đường cho xe lên dốc bị xử phạt thế nào?
Theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, trường hợp xe ô tô xuống dốc không nhường đường cho xe lên dốc bị xử phạt hành chính:
- Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe sử dụng đèn chiếu xa; khi tránh xe đi ngược chiều (điểm g, khoản 3 Điều 5).
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe; tránh xe đi ngược chiều không đúng quy định; trừ hành vi vi phạm sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều. (điểm e khoản 5 Điều 5).
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe tránh xe không đúng quy định gây tai nạn giao thông. (điểm a khoản 7 Điều 5). Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
Đối với trường hợp người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy
- Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe tránh xe không đúng quy định; sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều (điểm m khoản 1 Điều 6).
- Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe tránh xe không đúng quy định gây tai nạn giao thông (điểm b khoản 7 Điều 6). Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
Phương thức nộp phạt khi vi phạm xe xuống dốc không nhường đường cho xe lên dốc
Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định 81/2013/NĐ-CP và Khoản 16 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP thì cá nhân, tổ chức vi phạm giao thông thực hiện việc nộp tiền phạt theo một trong các hình thức sau:
- Nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt được ghi trong biên bản xử phạt
- Nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt.
- Nộp trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Trường hợp xử phạt hành chính không lập biên bản (áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ).
+ Tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt.
- Nộp vào Kho bạc nhà nước thông qua dịch vụ bưu chính công ích (Ví dụ như Bưu điện).
Ngoài ra, từ ngày 1/7/2020, người dân còn có thể thực hiện nộp phạt vi phạm giao thông trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Người vi phạm có thể tra cứu và nộp phạt vi phạm giao thông online. Khi đó, Cảnh sát giao thông căn cứ vào biên lai thu tiền phạt để trả giấy tờ cho người dân qua bưu điện.
Chậm nộp phạt khi vi phạm xe xuống dốc không nhường đường cho xe lên dốc
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
“Điều 78. Thủ tục nộp tiền phạt
1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Nếu quá thời hạn nêu trên, thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì cá nhân; tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.”
Như vậy, có thể thấy trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt mà bạn không đi nộp phạt thì sẽ coi là nộp phạt giao thông chậm. Khi đó, bạn sẽ bị tính tiền lãi và khi nộp phạt; thì tiền lãi sẽ được cộng vào để tính ra mức phạt bạn phải đóng. Số tiền nộp phạt = tổng số tiền phạt chưa nộp + (tổng số tiền phạt chưa nộp x 0,05% x số ngày chậm).
Liên hệ Luật sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về; “Xe xuống dốc không nhường đường cho xe lên dốc bị xử phạt thế nào?” ; Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0833102102 để được hỗ trợ, giải đáp.
Xem thêm:
- Đỗ xe trên cầu bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định pháp luật?
- Vận chuyển ma túy mà không biết có phạm tội không
- Không biết đang vận chuyển ma túy có bị phạt tù không?
Câu hỏi thường gặp
– Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với điều khiển xe ô tô tải có kích thước thùng xe không đúng thiết kế của nhà sản xuất hoặc thiết kế đã đăng ký với cơ quan đăng ký xe hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) (điểm đ khoản 3 Điều 16).
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe xe ô tô tải, máy kéo (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô chở hàng vượt trọng tải cho phép của xe trên 30% đến 50% (điểm a khoản 5 Điều 24). Người điều khiển xe còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng (điểm a khoản 9 Điều 24).