Hiện nay, các phương tiện khi lưu thông trên đường phải đi đúng làn đường quy định. Trường hợp muốn rẽ sang hướng khác phải báo hiệu và đủ an toàn mới được chuyển làn để đi theo hành trình mình muốn. Trường hợp đi sai làn đường, không tuân thủ quy định pháp luật về an toàn giao thông thì sẽ bị xử lý nghiêm minh. Vậy xe tải đi làn đường nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X để biết thêm thông tin nhé!
Căn cứ pháp lý
Làn đường là gì? Làn đường và phần đường
Theo khoản 6 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008 định nghĩa: “Phần đường xe chạy là phần của đường bộ được sử dụng cho phương tiện giao thông qua lại”.
Còn khái niệm làn đường được định nghĩa tại khoản 7 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008 rằng: “Làn đường là một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường. Có bề rộng đủ cho xe chạy an toàn”.
Như vậy ta có thể hiểu phần đường chính là một đoạn đường bộ dành cho các phương tiện giao thông qua lại. Và trên phần đường có thể sẽ được chia ra thành 1 hoặc nhiều làn đường. Giữa các làn đường được phân định bằng các vạch kẻ đường. Mỗi làn đường sẽ chỉ dành cho một hoặc một số loại phương tiện giao thông nhất định.
Làn đường dành cho xe tải theo đúng quy định
Xe tải chở hàng là một trong những phương tiện phổ biến hiện nay. Cùng với đó là sự đa dạng của không ít các loại phương tiện giao thông khác. Tạo nên một sự đa dạng về giao thông đường bộ trên toàn quốc.
Chính vì vậy mà việc phân chia làn đường để tạo sự phù hợp khi lưu thông giữa các phương tiện là điều tất yếu. Nhất là tại những tuyến đường lớn, có nhiều phương tiện qua lại. Vậy cụ thể thì làn đường dành cho xe tải được Bộ GTVT quy định thế nào?
Xe tải đi làn đường nào?
Sẽ có thể có nhiều tài xế xe tải đã biết điều này. Nhưng chắc chắn sẽ vẫn có một số người chưa thật sự hiểu rõ về vấn đề điều khiển đi đúng làn đường quy định. Bởi vậy, để có thể nắm rõ được quy định này. Thì nhất định bạn cần hiểu đúng về làn đường dành cho xe tải tại phần đường di chuyển
Như chúng ta đã nói ở trên thì phần đường sẽ bao gồm một hoặc nhiều làn đường. Phân chia theo từng loại phương tiện di chuyển. Tức lại tại mỗi phần đường khác nhau thì có thể làn đường cũng sẽ có sự phân chia khác nhau.
Do đó mà tài xế xe tải nói riêng và người tham gia giao thông khi lưu thông trên bất cứ đoạn đường nào. Nhất định đều phải chú ý đến các biển báo đó. Để có thể xác định được đúng nhất làn đường di chuyển của mình theo đúng quy định. Và không được di chuyển vào bất cứ làn đường nào khác
Biển báo làn đường dành cho xe tải
- Số hiệu biển báo: R.412c
- Tên biển báo: Làn đường dành cho ôtô tải
Biển báo làn đường dành cho xe tải là biển báo chỉ dẫn cho tài xế biết có làn đường dành riêng cho xe ôtô tải.
Thông thường, biển sẽ được đặt ở đầu đường theo hướng đi của xe tải như chúng ta đã nói ở trên. Và khi thấy biển báo này, các loại phương tiện khác không được đi vào làn đường có đặt biển của xe tải. Trừ các xe được quyền ưu tiên theo Luật Giao thông đường bộ.
Lỗi sai làn đườn bị xử phạt như thế nào?
Ngoài lỗi thiếu các giấy tờ bắt buộc khi lái xe tải. Thì các phương tiện đi sai làn đường là một trong những lỗi vi phạm mà các tài xế hay mắc phải nhất hiện nay. Chính vì vậy mà mức phạt khi vi phạm cũng là vấn đề được khá nhiều người quan tâm và tìm kiếm
Do đó ngay sau đây sẽ là những quy định chi tiết về mức xử phạt lỗi xe tải đi sai làn đường. Nhất định các bác tài nên biết và nắm rõ
Xe tải đi sai làn đường phạt bao nhiêu?
Nếu như trước đây, xe ô tô đi sai làn đường bị phạt từ 800.000 – 1.200.000 VNĐ. Thì ngày nay, mức xử phạt này đã được nâng lên đáng kể
Theo quy định mới nhất hiện nay, khi xe ô tô đi sai làn đường sẽ phải chịu mức xử phạt sẽ từ 3 triệu – 5 triệu đồng và tước Bằng lái xe từ 01 – 03 tháng
Thêm vào đó, trong trường hợp xe ô tô đi không đúng làn đường, phần đường gây tai nạn giao thông. Thì sẽ bị phạt tiền từ 10 – 12 triệu đồng và tước Bằng lái xe từ 02 – 04 tháng.
Một trong những quy định mà bất cứ ai cũng đều cần đặc biệt lưu ý. Là khi lái xe ô tô muốn chuyển làn đường di chuyển phải có tín hiệu báo trước. Đồng thời đảm bảo an toàn cho các phương tiện đang lưu thông
Chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước
Lỗi chuyển làn đường nhưng không xi nhan báo hiệu cũng là một trong những vi phạm phổ biến nhất hiện nay. Và quy định xử phạt lỗi vi phạm này sẽ được chia thành 3 mức độ như sau:
- Mức 1: Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng. Đối với người điều khiển xe chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước
- Mức 2: Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Đối với người điều khiển xe Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ. Trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức
- Mức 3: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng. Đối với người điều khiển xe chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước khi chạy trên đường cao tốc
Lưu ý, Trường hợp chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước khi chạy trên đường cao tốc gây tai nạn giao thông. Sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
Mời bạn xem thêm:
- Hành vi chặn xe cứu thương có bị xử phạt không?
- Cảnh sát giao thông có được núp bắn tốc độ không?
- Bằng C có thời hạn bao lâu 2022?
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là toàn bộ những kiến thức mà Luật sư X chia sẻ với các bạn về “Xe tải đi làn đường nào?“. Hy vọng qua bài viết các bạn đã nắm được quy tắc thứ tự ưu tiên xe khi đi qua những điểm này để đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người xung quanh.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên, thành lập công ty Hà Nội, hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, muốn đổi tên trong giấy khai sinh, xác nhận tình trạng hôn nhân online tpHCM, coi mã số thuế cá nhân…của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
– Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.
– Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.
– Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải.
Về mức xử phạt, căn cứ theo quy định mới nhất là Nghị định 100/2019/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2020 thì đối với lỗi đi sai làn sẽ bị xử phạt như sau:
-Lỗi ô tô không đi đúng làn đường căn cứ vào điểm đ khoản 5 điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP :
“5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
đ) Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều) trừ hành vi quy định tại điểm c khoản 4 Điều này; điều khiển xe đi qua dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy; điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà;”
-Lỗi xe máy đi không đúng làn đường căn cứ vào điểm g khoản 3 điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:
“2. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường, làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều); điều khiển xe đi qua dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy; điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà;“
Hiện nay theo quy định của Bộ GTVT thì làn đường bộ được chia theo từng loại phương tiện tham gia. Trong đó, bao gồm: Làn đường dành cho xe tải, xe con, xe khách, làn đường cho xe máy, xe thô sơ,…
Và thông thường, giữa các làn đường sẽ có hai loại vạch kẻ đường quen thuộc để phân định như sau:
Vạch trắng đứt khúc: Đây là vạch được kẻ theo chiều dọc. Nó có tác dụng phân chia làn đường. Trong trường hợp vạch ở đầu đường thì có tác dụng hướng dẫn xe chạy đúng tuyến đường.
Vạch liền trắng: Đây cũng là vạch kẻ dọc được dùng để phân cách giữa làn xe có sử dụng động cơ và làn xe không có động cơ. Hoặc vạch này còn có thể để quy định giới hạn ngoài của đường dành riêng cho xe chạy. Trong trường hợp vạch ở đầu đường có tác dụng hướng dẫn xe chạy hoặc xe dừng.