Hiện nay với tình hình giao thông ngày càng phức tạp; cơ sở hạ tầng phát triển không đáp ứng kịp so với sự gia tăng về số lượng phương tiện. Mật độ và số lượng các phương tiện tăng một cách đột biến, nhất là lượng xe ôtô. Vì thế, cần thiết phải có một thiết bị giám sát hành trình; giúp ghi lại toàn cảnh hành trình mà xe đi qua; giúp người lái xe chủ động trong mọi tình huống. Vậy, Xe ô tô không lắp camera hành trình có bị xử phạt tiền theo quy định? Hãy cùng Phòng tư vấn pháp luật của Luật sư X. tìm hiểu về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt
Nội dung tư vấn
Camera hành trình là thiết bị như thế nào?
Camera hành trình còn được gọi là thiết bị giám sát hành trình; hay camera giám sát hành trình là hệ thống camera giúp lưu trữ các thông tin; ghi được trên suốt quá trình xe lăn bánh. Ngoài ra, camera hành trình còn có khả năng quan sát xung quanh với góc quay rộng; hỗ trợ cho việc lái xe an toàn cũng như tránh được những rủi ro đáng tiếc; có thể xảy ra.
Đối với bất cứ phương tiện nào khi tham gia giao thông; cũng cần phải đặt yếu tố an toàn lên hàng đầu. Vì thế, việc sử dụng camera hành trình đối với những loại phương tiện phổ biến; như ôtô, xe máy là điều hết sức cần thiết, bởi nó giúp đảm bảo an toàn cho người điều khiển phương tiện; và các phương tiện khi tham gia giao thông.
Xe ô tô không lắp camera hành trình có bị xử phạt tiền?
Ngày 17/01/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ;Quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ôtô; trong đó quy định thời hạn đối với các xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa; bằng công – ten – nơ xe đầu kéo; xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách có sức chứa từ 09 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên phải lắp camera (camera giám sát) đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh trên xe trước ngày 01/7/2021.
Nếu không thực hiện hoặc không thực hiện đúng việc lắp camera hành trình; cả người điều khiển xe và đơn vị kinh doanh vận tải; sẽ bị xử phạt hành chính theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Điều 8 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT, sửa đổi bởi Thông tư 02/2021/TT-BGTVT; đã hướng dẫn cụ thể yêu cầu đối với việc lắp đặt camera hành trình; cho các loại xe kinh doanh vận tải nói trên. Theo đó, camera lắp trên xe phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật tối thiểu sau:
– Dữ liệu lưu trữ tại camera lắp trên xe dưới định dạng video theo chuẩn; (MP4 hoặc H.264 hoặc H.265) và kèm thông tin tối thiểu gồm: Biển số đăng ký xe; vị trí (tọa độ), thời gian; video lưu trữ tại thẻ nhớ hoặc ổ cứng của camera với khung hình tối thiểu 10 hình/giây và có độ phân giải tối thiểu là 720p. Hình ảnh tại camera phải đảm bảo nhìn rõ trong mọi điều kiện ánh sáng;
Như vậy, theo Nghị định trên; xe ô tô và các loại xe tương tự phải lắp camera hành trình trên xe. Hành vi không lắp sẽ bị coi là vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt tiền theo quy định.
Xe ô tô không lắp camera hành trình có thể bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định?
Tại Khoản 6 Điều 28 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ; quy định về xử phạt vi phạm hành chính; trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt như sau:
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân; từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải; dịch vụ hỗ trợ vận tải thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- Sử dụng xe ô tô kinh doanh vận tải không lắp camera theo quy định (đối với loại xe có quy định phải lắp camera) hoặc có lắp camera nhưng không ghi, không lưu trữ được hình ảnh trên xe, người lái xe trong quá trình xe tham gia giao thông theo quy định;
- Không thực hiện việc truyền, lưu trữ hình ảnh từ camera lắp trên xe ô tô về máy chủ của đơn vị, không cung cấp tài khoản truy cập vào máy chủ của đơn vị cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm trên còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng phù hiệu (biển hiệu) từ 01 tháng đến 03 tháng (nếu có hoặc đã được cấp) đối với xe vi phạm.
Tuy nhiên, tại Nghị quyết 66 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 6 vừa được Chính phủ ban hành; Đề nghị tạm dừng việc xử phạt hành chính với các xe vận tải chưa lắp camera giám sát hành trình của doanh nghiệp vận tải được Chính phủ chấp thuận đến hết ngày 31-12-2021, nhằm tháo gỡ một phần khó khăn do tác động của dịch COVID-19.
Phương thức nộp phạt khi vi phạm xe ô tô không lắp camera hành trình
Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định 81/2013/NĐ-CP và Khoản 16 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP thì cá nhân, tổ chức vi phạm giao thông thực hiện việc nộp tiền phạt theo một trong các hình thức sau:
– Nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt được ghi trong biên bản xử phạt.
– Nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt.
– Nộp trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Trường hợp xử phạt hành chính không lập biên bản (áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ).
+ Tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt.
– Nộp vào Kho bạc nhà nước thông qua dịch vụ bưu chính công ích (Ví dụ như Bưu điện).
Ngoài ra, từ ngày 1/7/2020, người dân còn có thể thực hiện nộp phạt vi phạm giao thông trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Người vi phạm có thể tra cứu và nộp phạt vi phạm giao thông online. Khi đó, Cảnh sát giao thông căn cứ vào biên lai thu tiền phạt để trả giấy tờ cho người dân qua bưu điện.
Liên hệ Luật sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về; “Xe ô tô không lắp camera hành trình có bị xử phạt tiền theo quy định?” ; Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0833102102 để được hỗ trợ, giải đáp.
Xem thêm:
- Đi xe không gương chiếu hậu bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định?
- Vận chuyển ma túy mà không biết có phạm tội không
- Không biết đang vận chuyển ma túy có bị phạt tù không?
Câu hỏi thường gặp
Tại khoản 3 Điều 134 quy định:
– Việc áp dụng hình thức xử phạt, quyết định mức xử phạt đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính phải nhẹ hơn so với người thành niên có cùng hành vi vi phạm hành chính.
– Trường hợp người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì không áp dụng hình thức phạt tiền.
– Trường hợp người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính bị phạt tiền thì mức tiền phạt không quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng đối với người thành niên; trường hợp không có tiền nộp phạt hoặc không có khả năng thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải thực hiện thay.
Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe (điểm c khoản 5 Điều 30).