Để rút ngắn một đoạn đường đi mà những người đi ngược chiều trên đường đã cố tình đặt mình và các phương tiện giao thông khác vào tình thế nguy hiểm, đặc biệt trên các tuyến đường được lưu thông với tốc độ cao. Khi có phương tiện khác bất ngờ xuất hiện trên đường một chiều, lái xe rất khó xử lý và phản ứng với tình huống bất ngờ xảy ra, dễ dàng dẫn đến tai nạn giao thông. Lỗi đi ngược chiều đã bị tăng mức phạt lên gấp nhiều lần so với trước đây cho thấy các nhà làm luật đã đánh giá rất cao sự nguy hiểm của hành vi này. Xe ô tô đi ngược chiều phạt bao nhiêu tiền? Cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Xe ô tô đi ngược chiều phạt bao nhiêu tiền?
Đi ngược chiều được xác định khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Đi ngược chiều của đường một chiều.
– Đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”.
Đường một chiều là con đường chỉ được phép lưu thông, hay đi theo một chiều nhất định. Điều này áp dụng cho tất cả xe đạp, xe máy và xe ô tô… Nếu bạn chẳng may không biết và đi theo chiều cấm; chắc chắn sẽ bị xử phạt theo luật giao thông. Chỉ trừ trường hợp duy nhất, xe lưu thông là xe được ưu tiên.
Khi tham gia lưu thông trên đường, bạn sẽ thấy rất nhiều biển báo dọc các tuyến. Đường một chiều cũng sẽ có dấu hiệu cho người đi đường chú ý; tránh trường hợp họ vi phạm luật. Người trực tiếp điều khiển xe bắt buộc nắm luật giao thông và có bằng lái. Bởi khi đó, bạn đã được trải qua khóa tìm hiểu luật giao thông, biển báo giao thông; và thi để được cấp bằng lái xe.
Dưới đây là ý nghĩa của một số loại vạch kẻ đường thường gặp sau đây (quy định tại Phụ lục G QCVN 41:2019/BGTVT có hiệu lực từ 01/7/2020):
Nhóm vạch phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều
- Vạch đơn, đứt nét, màu vàng
Ý nghĩa sử dụng: dùng để phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều nhau. Xe được phép cắt qua để sử dụng làn ngược chiều từ cả hai phía.
Tốc độ vận hành càng cao, chọn chiều dài đoạn nét liền L1 và chiều dài đoạn nét đứt L2 càng lớn.
- Vạch đơn, liền nét, màu vàng
Ý nghĩa sử dụng: dùng để phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều; xe không được lấn làn, không được đè lên vạch.
- Vạch đôi song song, liền nét, màu vàng
Ý nghĩa sử dụng: Dùng để phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều, xe không được lấn làn, không được đè lên vạch.
Vạch này thường dùng để phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều cho đường có từ 4 làn xe cơ giới trở lên, không có dải phân cách giữa trên đoạn đường không đảm bảo tầm nhìn vượt xe, nguy cơ tai nạn giao thông đối đầu lớn hoặc ở các vị trí cần thiết khác.
- Vạch đôi song song, một vạch liền nét, một vạch đứt nét
Ý nghĩa sử dụng: dùng để phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều. Xe trên làn đường tiếp giáp với vạch đứt nét được phép cắt qua và sử dụng làn ngược chiều khi cần thiết; xe trên làn đường tiếp giáp với vạch liền nét không được lấn làn hoặc đè lên vạch.
Vạch này được sử dụng trên đường có từ 2 làn xe trở lên, không có dải phân giữa, ở các đoạn cần thiết phải cấm xe sử dụng làn ngược chiều theo một hướng xe chạy nhất định để đảm bảo an toàn.
Nhóm vạch phân chia các làn xe chạy cùng chiều
- Vạch đơn, đứt nét, màu trắng
Ý nghĩa sử dụng: dùng để phân chia các làn xe cùng chiều. Trong trường hợp này, xe được phép thực hiện việc chuyển làn đường qua vạch.
- Vạch phân chia các làn xe cùng chiều, dạng vạch đơn, liền nét, màu trắng
Ý nghĩa sử dụng: dùng để phân chia các làn xe cùng chiều trong trường hợp không cho phép xe chuyển làn hoặc sử dụng làn khác; xe không được lấn làn, không được đè lên vạch.
- Vạch phân chia các làn xe cùng chiều, dạng vạch kép (một vạch liền, một vạch đứt nét)
Ý nghĩa sử dụng: dùng để phân chia các làn xe cùng chiều, xe trên làn đường tiếp giáp với vạch đứt nét được phép cắt qua khi cần thiết; xe trên làn đường tiếp giáp với vạch liền nét không được lấn làn hoặc đè lên vạch.
Xe ô tô đi ngược chiều bị phạt bao nhiêu tiền?
Nghị định 100 năm 2019 của Chính phủ quy định rõ số tiền phạt với lỗi đi ngược chiều đối với người tham gia giao thông như sau:
– Ôtô và các loại tương tự ôtô:
Phạt từ 3-5 triệu đồng với trường hợp đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”.
Đồng thời, người vi phạm sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 tháng đến 4 tháng theo quy định điểm c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100.
Phạt 10-12 triệu đối với người điều khiển xe đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông.
Đồng thời, người vi phạm sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2-4 tháng.
Phạt tiền từ 16-18 triệu đồng đối với người điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc, lùi xe trên đường cao tốc, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định. Đồng thời, người vi phạm sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 5 tháng đến 7 tháng.
– Xe môtô, xe gắn máy:
Phạt tiền từ 1-2 triệu đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” trừ trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định. Đồng thời, người vi phạm sẽ bị tước quyền sử dung giấy phép lái xe từ 1-3 tháng.
Phạt tiền từ 4-5 triệu đồng đối với người điều khiển xe đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông. Đồng thời, người vi phạm sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2-4 tháng.
– Máy kéo, xe máy chuyên dùng
Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1 triệu đồng đối với người điều khiển xe đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”.
Đồng thời, người vi phạm sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 1-3 tháng.
Phạt tiền từ 6-8 triệu đồng đối với người điều khiển xe đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn.
Phạt tiền từ 10-12 triệu đồng đối với người điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc. Đồng thời, người vi phạm sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 5-7 tháng và tạm giữ phương tiện đến 7 ngày.
Mời bạn xem thêm:
- Lỗi đi ngược chiều xe máy phạt bao nhiêu theo quy định mới nhất?
- Đi ngược chiều gây tai nạn cho người khác bị xử lý thế nào ?
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ thành lập công ty mới, dịch vụ hợp thức hóa lãnh sự, tạm ngưng công ty, tra số mã số thuế cá nhân, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, tra cứu thông tin quy hoạch, xin phép bay flycam…của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Nhìn xung quanh hướng bạn đang lưu thông xem rằng có xe đi cùng chiều với mình không. Nếu không có xe cùng loại xe với mình, khả năng cao bạn đã đi vào chiều cấm. Bởi đoạn đường có thể không cấm ngược chiều với xe máy, nhưng cấm với xe ô tô.
Trước khi vào hướng đường bạn không chắc là đường một chiều hay hai chiều; hãy quan sát tìm biển báo giao thông trước ngã giao nhau. Nhờ vào biển báo để tìm hướng đi đúng luật.
Nếu không có bất kỳ dấu hiệu nào, bạn không thể xác định qua 2 cách trên; hãy hỏi người dân xung quanh.
Người đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” mà gây tai nạn giao thông sẽ có mức phạt cao hơn. Đối với ô tô sẽ bị phạt từ 10 – 20 triệu đồng; xe máy có mức phạt từ 04 – 05 triệu đồng
Ô tô đi ngược chiều trên cao tốc còn có mức phạt lớn hơn nhiều lần, từ 16 – 18 triệu đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 05 – 07 tháng.