Việc bố trí bình chữa cháy trên xe đúng cách là rất cần thiết; bởi nó sẽ đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông thông không chỉ cho bản thân; mà còn cho những người xung quanh. Tuy nhiên, Xe ô tô có phải lắp đặt bình chữa cháy theo quy định pháp luật không? Nếu không sẽ bị xử phạt như thế nào theo quy định pháp luật? Hãy cùng Phòng tư vấn pháp luật của Luật sư X. tìm hiểu về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt
Nội dung tư vấn
Bình cứu hỏa là gì?
Bình chữa cháy là một sản phẩm thuộc thiết bị chữa cháy trực tiếp sử dụng nhằm đảm bảo an toàn chữa cháy trực tiếp và lưu động khi đám cháy mới bắt đầu, bình chữa cháy được dùng đa dụng để chữa các đám cháy nhỏ còn trong phạm vi kiểm soát của con người. Nếu được sử dụng đúng cách, bình chữa cháy; có thể cứu được những thiệt hại rất lớn từ con người; tới tài sản của bạn do hỏa hoạn gây ra.
Nghiên cứu cho thấy rằng hơn 90% các vụ cháy; có thể được kiểm soát với việc sử dụng các bình chữa cháy xách tay thích hợp. Bình chữa cháy được phân loại theo các loại lửa mà nhà sản xuất đưa ra.
Vị trí tốt nhất dành cho chiếc bình cứu hỏa là ở dưới gầm ghế; dưới chân hành khách phía trước hoặc hốc để đồ trên cánh cửa. Bởi vì đây là điểm để đặt bình cứu hỏa trên xe ô tô; thuận tiện cho việc lấy trong khi xảy ra sự cố.
Xe ô tô có phải lắp đặt bình chữa cháy theo quy định pháp luật không?
Chính phủ vừa ban hành nghị định 136/2020; quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phòng cháy và chữa cháy (PCCC) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC.
Nghị định 136 có điểm mới hơn so với nghị định 79 là bãi bỏ quy định xe ôtô dưới 9 chỗ ngồi phải trang bị bình cứu hỏa. Theo quy định mới, xe 4 – 9 chỗ ngồi chỉ cần tuân thủ điều kiện hoạt động đã được kiểm định, vật tư, hàng hóa bố trí, sắp xếp trên xe bảo đảm an toàn PCCC.
Còn xe trên 9 chỗ ngồi vẫn phải trang bị phương tiện chữa cháy phù hợp với tính chất, đặc điểm hoạt động, bảo đảm số lượng, chất lượng phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về PCCC hoặc theo quy định của Bộ Công an.
Trước đây, Chính phủ đã ban hành nghị định 79, trong đó quy định các xe từ 4 chỗ ngồi trở lên phải trang bị bình cứu hỏa. Tuy nhiên, đối với quy định này, nhiều chủ phương tiện cho biết lấp đặt qua loa để qua mắt lực lượng chức năng, trong khi cũng lo lắng về nguồn gốc xuất xứ bình chữa cháy. Đã từng có vụ việc bình chữa cháy để trong ô tô phát nổ.
Như vây, với câu hỏi: “xe ô tô có phải lắp đặt bình chữa cháy không”, thì có 2 trường hợp:
- Xe ô tô từ 04 -09 chỗ ngồi: không cần lắp đặt
- Xe ô tô trên 09 chỗ, xe ơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc chở khách được kéo bởi xe ô tô, máy kéo: cần trang bị.
Xử phạt xe ô tô có phải lắp đặt bình chữa cháy nhưng không lắp
Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:
“Điều 16. Xử phạt người điều khiển xe ô tô (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe không có đủ đèn chiếu sáng, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu, cần gạt nước, gương chiếu hậu, dây an toàn, dụng cụ thoát hiểm, thiết bị chữa cháy, đồng hồ báo áp lực hơi, đồng hồ báo tốc độ của xe hoặc có những thiết bị đó nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn thiết kế (đối với loại xe được quy định phải có những thiết bị đó), trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm m khoản 3 Điều 23, điểm q khoản 4 Điều 28 Nghị định này;”.
Như vậy, đối với hành vi không trang bị phương tiện chữa cháy thông dụng cho phương tiện giao thông cơ giới theo quy định thì sẽ bị xử phạt hành chính từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng.
Phương thức nộp phạt khi vi phạm lắp đặt bình chữa cháy
Quy định áp dụng cho xe ô tô có phải lắp đặt bình chữa cháy. Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định 81/2013/NĐ-CP và Khoản 16 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP thì cá nhân, tổ chức vi phạm giao thông thực hiện việc nộp tiền phạt theo một trong các hình thức sau:
– Nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt được ghi trong biên bản xử phạt.
– Nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt.
– Nộp trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Trường hợp xử phạt hành chính không lập biên bản (áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ).
+ Tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt.
– Nộp vào Kho bạc nhà nước thông qua dịch vụ bưu chính công ích (Ví dụ như Bưu điện).
Ngoài ra, từ ngày 1/7/2020, người dân còn có thể thực hiện nộp phạt vi phạm giao thông trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Người vi phạm có thể tra cứu và nộp phạt vi phạm giao thông online.
Liên hệ Luật sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về; “Xe ô tô có phải lắp đặt bình chữa cháy theo quy định pháp luật không?” ; Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0833102102 để được hỗ trợ, giải đáp.
Xem thêm:
- Đi xe chở hàng cồng kềnh bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định?
- Vô tình làm cháy nhà người khác có bị đi tù theo quy định pháp luật?
- Không biết đang vận chuyển ma túy có bị phạt tù không?
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 38 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT:
“Điều 38. Quy định đối với xe taxi
3. Trên xe có trang bị bình chữa cháy còn sử dụng được và còn hạn theo quy định”.
Như vậy, đối với xe taxi thì buộc phải có trang bị bình chữa cháy còn sử dụng được và còn hạn theo quy định.
Căn cứ quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 14 Thông tư 01/2016/TT-BCA như sau:
“Điều 14. Nội dung kiểm soát
1. Thực hiện việc kiểm soát người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ; xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ đối với người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ, gồm các nội dung sau:
b) Kiểm soát các điều kiện tham gia giao thông của phương tiện
– Kiểm soát việc trang bị các phương tiện phòng cháy và chữa cháy, giấy phép vận chuyển theo quy định của pháp luật đối với các phương tiện chở khách, chở xăng, dầu, chở hàng nguy hiểm”.
Theo đó, Cảnh sát giao thông vẫn có quyền kiểm tra bình chữa cháy trên ô tô của bạn. Việc kiểm tra đó là hoàn toàn đúng thẩm quyền.