Gần một tháng qua, ngôi nhà của vợ chồng ông Trương Văn Vũ (35 tuổi) và bà Nguyễn Thị Bích Kiều (38 tuổi) ở xã Bình Phục, huyện Thăng Bình, Quảng Nam; bị một bức tường xây chắn ngay cổng ra vào. Người xây bức tường là ông Nguyễn Tài (hàng xóm nhà ông Vũ). Tường được xây dựng kiên cố với 7 trụ bê tông dài khoảng 15 m, cao 2,5 m. “Trước kia, lối đi nhà ông Vũ là đất của vườn nhà tôi. Khi gia đình tôi yêu cầu Vũ trả lại đường đi; họ không trả và còn xây dựng thêm và lên Facebook dọa; nên tôi quyết định xây dựng bức tường“, ông Tài nói. Vậy hành vi xây tường rào chắn ngang cổng nhà hàng xóm có phạm luật hay không? Hãy cùng Phòng tư vấn Luật dân sự của Luật sư X tìm hiểu nhé!
Căn cứ pháp lý
Luật Xây dựng năm 2014.
Nghị định 139/2017/NĐ-CP.
Nội dung tư vấn
Xây tường rào chắn ngang cổng nhà hàng xóm có phạm luật không?
Đối với sự việc trên, về bản chất, việc ông Tài – người có quyền sử dụng đất hợp pháp; có hành vi xây dựng tường rào trên phần đất đã được cơ quan chức năng cấp là không sai. Trong vụ việc này, nếu lối đi qua nhà ông Tài không phải là lối đi duy nhất; ông Vũ còn những con đường khác để đi lại; thì người này không có quyền yêu cầu chủ sở hữu của bất động sản đó phải nhượng lại lối đi đó cho mình.
Còn việc ông Vũ nói xấu ông Tài trên Facebook; mà ông Tài cảm thấy bị xức phạm danh dự, nhân phẩm; thì có thể khởi kiện ra tòa án yêu cầu giải quyết.
Giả sử bức tường rào của ông Tài xây dựng bịt hết lối đi; ông Vũ không còn lối đi nào khác; hoặc lối đó không đủ để đi; thì ông Vũ có quyền yêu cầu ông Tài nhượng lại lối đi cho mình.
Theo khoản 1 Điều 254 Bộ luật Dân sự 2015 quy đinh:
“1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.
Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.
Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
Do đó trong trường hợp này, nếu căn nhà của ông Vũ không có lối đi ra đường công cộng; và phía đi ngang qua phần đất của ông Tài là lối duy nhất; nếu không thể tự thỏa thuận được về giá trị phần lối đi này; thì có thể khởi kiện yêu cầu tòa án có thẩm quyền giải quyết (theo Điều 124 Bộ luật Dân sự 2015). Đây là quyền của ông Vũ được pháp luật bảo vệ.
Xử lý ra sao khi hàng xóm xây tường rào chắn ngang cổng?
Việc xây tường rào chắn ngang cổng nhà hàng xóm của ông Tài có thể bị xử phạt hành chính; nếu không được sự cho phép của chính quyền. Bởi xây dựng tường chắn không thuộc trường hợp được miễn giấy phép xây dựng; theo quy định tại Khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng 2014. Do đó, việc xây dựng của ông Tài phải có giấy phép xây dựng. Nếu ông Tài xây tường rào chắn ngang cổng nhà hàng xóm nhưng chưa xin phép xây dựng; thì bị xử phạt hành chính và buộc phải tháo dỡ.
Cụ thể, theo quy định tại Khoản 5 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP thì phạt tiền từ 20-30 triệu đồng đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng; mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng; đồng thời buộc tháo dỡ công trình.
Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn đọc!
Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ luật sư dân sự của Luật sư X: 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo điểm đ Khoản 1 Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP: Hành vi lấn chiếm đất chưa sử dụng tại nông thôn với diện tích 1 héc ta bị phạt tiền từ 30 đến 70 triệu đồng.
Điều 176 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về mốc giới ngăn cách các bất động sản như sau:
1. Chủ sở hữu bất động sản chỉ được dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn trên phần đất thuộc quyền sử dụng của mình.
2. Các chủ sở hữu bất động sản liền kề có thể thỏa thuận với nhau về việc dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn trên ranh giới để làm mốc giới ngăn cách giữa các bất động sản; những vật mốc giới này là sở hữu chung của các chủ thể đó.
Trường hợp mốc giới ngăn cách chỉ do một bên tạo nên trên ranh giới và được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý thì mốc giới ngăn cách đó là sở hữu chung, chi phí để xây dựng do bên tạo nên chịu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác; nếu chủ sở hữu bất động sản liền kề không đồng ý mà có lý do chính đáng thì chủ sở hữu đã dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn phải dỡ bỏ.
3. Đối với mốc giới là tường nhà chung, chủ sở hữu bất động sản liền kề không được trổ cửa sổ, lỗ thông khí hoặc đục tường để đặt kết cấu xây dựng, trừ trường hợp được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý.
Trường hợp nhà xây riêng biệt nhưng tường sát liền nhau thì chủ sở hữu cũng chỉ được đục tường, đặt kết cấu xây dựng đến giới hạn ngăn cách tường của mình.
Đối với cây là mốc giới chung, các bên đều có nghĩa vụ bảo vệ; hoa lợi thu được từ cây được chia đều, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Căn cứ theo Điều 254 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền về lối đi qua như sau:
1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.
Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.
Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.
3. Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.