Thưa luật sư, khu nhà tôi có một cửa hàng tạp hóa mới mở, ngoài việc mở bán hàng tạp hóa thì cửa hàng này còn bán thêm đò ăn vặt, mở dịch vụ ăn uống cho các bạn học sinh. Chính vì đông khách mà nhu cầu ăn uống của các bạn nhiều nên cửa hàng này có số lượng tiêu thụ rất lớn đồ ăn vặt cho các bạn nhỏ tuổi. Cửa hàng này đã thải ra một lượng rác thải lớn ra quanh quanh đó và không có biện pháp xử lý kịp thời làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Mặc dù đã được cán bộ phường nhắc nhở nhưng mà tình trạng này vẫn diễn ra. Luật sư có thể tư vấn cho tôi về hành vi của cửa hàng kia có bị xử phạt không? Xả chất thải ra môi trường là vi phạm gì? Quy định của pháp luật về vấn đề này ra sao? Mong luật sư tư vấn.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi; để giải đáp thắc mắc của bạn; cũng như vấn đề: Xả chất thải ra môi trường là vi phạm gì? ; Cần phải làm như thế nào? Đây chắc hẳn; là thắc mắc của; rất nhiều người để giải đáp thắc mắc đó cũng như trả lời cho câu hỏi ở trên; thì hãy cùng tham khảo qua; bài viết dưới đây của chúng tôi để làm rõ vấn đề nhé.
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 155/2016/NĐ-CP
- Luật bảo vệ môi trường năm 2020
- Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017
Chất thải là gì?
Chất thải hay còn gọi là rác thải có thể là bao bì, túi nilon, túi đựng thức ăn, giấy… Như vậy, rác thải là là tất cả những gì chúng ta không dùng tới và thải ra môi trường xung quanh.
Bạn có thể tìm thấy rác thải ở bất cứ nơi đâu từ nông thôn đến thành thị, từ đất nước nghèo đói đến các cường quốc lớn mạnh. Các loại chất thải nếu không được xử lý sẽ gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường.
Phân loại chất thải
Có 2 cách phân loại rác thải. Cụ thể như sau:
Phân loại theo nguồn gốc phát sinh
Nếu phân loại theo nguồn gốc phát sinh thì có 6 loại. Bao gồm:
Phân loại rác thải sinh hoạt
Chất thải sinh hoạt là các loại rác bị loại ra trong quá trình sinh hoạt, hoạt động sản của con người, động vật. Cũng có nhiều người đã định nghĩa hóm hỉnh rác thải sinh hoạt là hữu cơ phục vụ cho con người. Khi không còn được sử dụng, chúng được coi là “tàn tích” và bị vứt trả lại môi trường sống.
Bất kỳ một hoạt động sống nào của con người đều sản sinh ra một lượng rác đáng kể. Trung bình sẽ có 0.5 – 1kg lượng rác thải sinh hoạt “được” thải ra một ngày. Nếu không được xử lý thì sẽ gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng.
Phân loại rác thải sinh hoạt: Có 3 loại là rác thải hữu cơ, rác thải vô cơ và rác thải tái chế.
Rác thải hữu cơ
Rác thải hữu cơ rất dễ phân huỷ. Chúng thường được tái chế thành phân hữu cơ hoặc thức ăn cho động vật.
Rác thải hữu cơ bao gồm:
- Phần bỏ đi của thực phẩm sau khi đã lấy đi phần chế biến được: các loại rau củ bị hư thối
- Thực phẩm thừa, hỏng: cơm/canh/thức ăn thừa hoặc thiu, bã chè, cafe
- Hoa, lá, cỏ, cây không được sử dụng: cỏ cây bị cắt xén, hoa rụng…
Rác thải vô cơ
Rác vô cơ là tất cả những loại rác không thể sử dụng cũng không thể tái chế. Chúng chỉ có thể được xử lý bằng cách chôn lấp.
Rác vô cơ bao gồm:
- Bao bì bọc bên ngoài chai/hộp thực phẩm
- Túi nilon được bỏ đi. Những chiếc túi này có thể “sống sót” khá lâu. Nếu chôn ở dưới lòng đất, nó sẽ phân huỷ hết trong 400 – 600 năm.
- Vật dụng/ thiết bị bị bỏ đi trong đời sống hàng ngày của con người.
Rác thải tái chế
Rác tái chế là loại rác khó phân hủy nhưng có thể tái chế sử dụng. Ví dụ như các loại giấy thải, các vỏ hộp/chai/ vỏ lon thực phẩm.
Nghiêm cấm hành vi xả chất thải trái phép ra môi trường
Hành vi xả chất thải trái phép ra môi trường là hành vi bị nghiêm cấm theo quy định tại Điều 7 Luật Bảo vệ môi trường 2020 được quy định như sau:
– Vận chuyển, chôn, lấp, đổ, thải, đốt chất thải rắn, chất thải nguy hại không đúng quy trình kỹ thuật, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
– Xả nước thải, xả khí thải chưa được xử lý đạt QCKT môi trường ra môi trường.
– Thực hiện dự án đầu tư hoặc xả thải khi chưa đủ điều kiện theo quy định về bảo vệ môi trường.
Mức phạt hành chính hành vi xả thải trái phép ra môi trường
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 155/2016/NĐ-CP thì hành vi xả thải gây ô nhiễm môi trường sẽ bị xử lý như sau:
* Hình thức xử phạt chính:
Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
– Cảnh cáo;
– Phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức.
* Hình thức xử phạt bổ sung:
– Tước quyền sử dụng có thời hạn đối với: Giấy phép xử lý chất thải nguy hại/Giấy phép xả thải khí thải công nghiệp.
– Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
– Mọi hoạt động của doanh nghiệp tạo ra chất thải cần xử lý sẽ bị tạm đình chỉ cho – khi hết thời hạn xử lý, các hoạt động khác không liên quan – quá trình xả thải vẫn được phép tiếp tục.
Ngoài ra, doanh nghiệp vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả:
– Buộc khôi phục lại tình trạng môi trường đã bị ô nhiễm hoặc phục hồi môi trường bị ô nhiễm do vi phạm hành chính gây ra;
– Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm theo quy định.
Ngoài ra, việc tước giấy phép xử lý chất thải chỉ tạm dừng các công việc có liên quan tới những hoạt động xả chất thải của doanh nghiệp. Những hoạt động khác sẽ được phép hoạt động bình thường.
Truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gây ô nhiễm môi trường
Theo quy định tại Điều 235 Chương XIX Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) về “Tội gây ô nhiễm môi trường” nếu các doanh nghiệp có hành vi xả thải gây ô nhiễm môi trường thì tùy vào tính chất, mức độ của hành vi mà có thể bị phạt tiền, bị tạm đình chỉ hoặc đình chỉ hoạt động vĩnh viễn. Cụ thể:
Phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 1 tỷ đồng hoặc phạt tù 1 – 5 năm với các hành vi:
– Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải nguy hại hoặc chất hữu cơ khó phân hủy cần phải loại trừ trái quy định của pháp luật từ 3.000kg đến dưới 5.000kg.
– Xả thải ra môi trường từ 5.000 m3/ngày đến dưới 10.000m3/ngày nước thải có các thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 10 lần trở lên.
– Xả nước thải ra môi trường có chứa chất phóng xạ gây nhiễm xạ môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 2 lần đến dưới 4 lần.
– Xả ra môi trường từ 5.000 m3/ngày đến dưới 10.000 m3/ngày nước thải có độ PH từ 0 đến dưới 2 hoặc từ 12,5 đến 14.
– Thải ra môi trường từ 300.000 m3/giờ đến dưới 500.000m3/giờ bụi, khí thải vượt quá quy chuẩn kỹ thuật về chất thải 10 lần trở lên.
– Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải rắn thông thường trái quy định của pháp luật từ 200.000 kg đến dưới 500.000 kg.
– Chất thải có chứa chất phóng xạ, gây nhiễm xạ môi trường thuộc nguồn phóng xạ loại có mức độ nguy hiểm trung bình theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn bức xạ – phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ vượt quy chuẩn cho phép.
– Phát tán ra môi trường bức xạ, phóng xạ vượt quá quy chuẩn kỹ thuật hoặc vượt mức giới hạn theo quy định từ 2 lần đến dưới 4 lần.
Các hành vi vi phạm này nếu ở mức cao hơn có thể bị phạt tiền từ 1 – 3 tỷ đồng hoặc phạt tù 3 – 7 năm:
– Số tiền phạt: Từ 3 tỷ đến 20 tỷ đồng (tùy vào mức độ thiệt hại)
– Tạm đình chỉ hoạt động: Từ 06 tháng đến 36 tháng
– Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn: Trong trường hợp doanh nghiệp gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra.
Theo Luật sư Kỹ, thực tế là cơ quan chức năng tại nhiều địa phương liên tục phát hiện, xử lý nhiều vụ việc ngang nhiên xả thải trái phép ra môi trường, có hành vi tích trữ chất thải chưa qua xử lý chờ cơ hội thuận lợi là tiến hành xả thải ra môi trường, gây bất bình trong dư luận xã hội.
Do đó, thời gian tới, đòi hỏi công tác nắm tình hình, theo dõi địa bàn, phối hợp kiểm tra, thanh tra (thường xuyên/đột xuất) các cơ sở sản xuất kinh doanh có nhiều yếu tố liên quan tới bảo vệ môi trường cần được tiến hành thường xuyên liên tục, đặc biệt là sự hỗ trợ, giám sát thực chất, khách quan của người dân và cộng đồng dân cư. Đồng thời, mức phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường phải đủ sức răn đe đối với hành vi cố tình vi phạm cũng như áp dụng nhiều hình thức xử phạt bổ sung đủ mạnh.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về; “Xả chất thải ra môi trường là vi phạm gì?”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; tra cứu quy hoạch xây dựng giải thể công ty cổ phần ;tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Làm sao để biết công ty có đóng bảo hiểm cho mình hay không?
- Pháp luật được nhà nước sử dụng như thế nào?
- Giấy chuyển viện có giá trị bao nhiêu ngày?
Câu hỏi thường gặp:
Khai thác, kinh doanh, tiêu thụ các loài thực vật, động vật hoang dã thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
Vận chuyển, chôn lấp chất độc, chất phóng xạ, chất thải và chất nguy hại khác không đúng quy trình kỹ thuật về bảo vệ môi trường.
Thải chất thải chưa được XỬ LÝ đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường đã phê duyệt; các chất độc, chất phóng xạ và chất nguy hại khác vào đất, nguồn nước và không khí.
Đưa vào nguồn nước hóa chất độc hại, chất thải, vi sinh vật chưa được kiểm định và tác nhân độc hại khác đối với con người và sinh vật.
Thải khói, bụi, khí có chất hoặc mùi độc hại vào không khí; phát tán bức xạ, phóng xạ, các chất ion hóa vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
Gây tiếng ồn, độ rung vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
Theo Điều 33 nghị định 19/2015/NĐ-CP quy định:
Việc xác định cơ sở thải ra môi trường gây ô nhiễm, ô nhiễm nghiêm trọng phải được tiến hành khách quan, công bằng, đúng pháp luật; căn cứ các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường và mức độ vi phạm của các hành vi gây ô nhiễm môi trường, bao gồm:
Hành vi xả nước thải, khí thải, bụi vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
Hành vi gây tiếng ồn, độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
Hành vi chôn lấp, thải vào đất, môi trường nước các chất gây ô nhiễm ở thể lỏng, rắn, bùn không đúng quy định làm môi trường đất, nước, không khí vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường xung quanh.
Các yếu tố xác định mức độ gây ô nhiễm môi trường như sau:
Lượng nước thải, lưu lượng khí thải, bụi của cơ sở; số lần vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường của các thông số môi trường đặc trưng và số các thông số môi trường đặc trưng vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải có trong nước thải, khí thải, bụi của cơ sở;
Số lần vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn, độ rung; đối tượng chịu tác động; thời điểm và địa điểm diễn ra hành vi;
Số lần vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt, nước ngầm, nước biển, không khí xung quanh và môi trường đất của các thông số môi trường do các hành vi này gây ra.