Vi phạm luật giao thông ở nước ta hiện nay đã không còn là vấn đề xa lạ với cuộc sống hằng ngày. Bởi lẽ, ý thức tham gia giao thông của người dân nước ta vẫn còn thấp, chủ quan và tin tưởng vào bản thân quá nhiều. Chính vì vậy, việc tỷ lệ xảy ra tại nạn ở nước hằng năm đều đáng báo động. Trong đó, tình trạng vượt đèn đỏ diễn ra rất phổ biến. Vượt đèn đỏ bị xử phạt như thế nào ? Khi vượt đèn đỏ bị phạt bao nhiêu tiền? Hãy cùng luật sư X giải đáp.
Căn cứ pháp lý
Xử phạt vượt đèn đỏ
Ô tô vượt đèn đỏ bị phạt bao nhiêu tiền?
Ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô khi vượt đèn đỏ sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng; đồng thời bị tước quyền sử dụng GPLX từ 1 tháng đến 3 tháng.
Trường hợp gây tai nạn giao thông sẽ bị tước giấy phép lái xe từ 2 đến 4 tháng; (Điểm a Khoản 5, Điểm b, c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Xe máy vượt đèn đỏ bị phạt bao nhiêu tiền?
Xe máy, mô tô vượt đèn đỏ vi phạm quy định về dừng đèn đỏ sẽ bị phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Bên cạnh đó; người điều khiển phương tiện sẽ bị tước quyền sử dụng GPLX từ 1 đến 3 tháng;(Điểm e, khoản 4 và Điểm b Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Xe máy chuyên dùng vượt đèn đỏ bị phạt bao nhiêu tiền?
Máy kéo; xe máy chuyên dùng khi vượt đèn đỏ sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng; đồng thời tạm tước một số giấy tờ sau:
• Quyền sử dụng GPLX (khi điều khiển máy kéo).
• Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ; (khi điều khiển xe máy chuyên dùng).
Thời gian tạm tước các loại giấy tờ trên từ 1 tháng đến 3 tháng. Trường hợp gây tai nạn sẽ bị tước từ 2 đến 4 tháng (Điểm đ Khoản 5; Điểm a, b Khoản 10 Điều 7).
Với xe đạp, xe đạp máy, xe đạp điện
Nếu vượt đèn đỏ; xe đạp, xe đạp máy và cả xe đạp điện sẽ bị phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng (điểm đ khoản 2 Điều 8).
Người đi bộ vượt đèn đỏ
Người đi bộ vượt đèn đỏ cũng sẽ bị phạt hành chính như khi điều khiển các phương tiện khác; vì hành vi này cũng gây ra nhiều mối nguy hiểm khi giao thông. Cụ thể, mức phạt cho người đi bộ vượt đèn đỏ là từ 60.000 – 100.000 đồng (điểm b khoản 1 Điều 9).
Lưu ý:
Bên cạnh lỗi vượt đèn đỏ, việc vượt đèn vàng cũng khiến bạn phải chịu mức phạt theo quy định. Lỗi vượt đèn vàng được hiểu là lỗi không tuân thủ quy định “khi thấy tín hiệu đèn vàng; (trừ tiến hiệu vàng nhấp nháy) phải dừng lại trước vạch dừng; trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp”.
Bị xử phạt sai nên làm gì?
Trong quá trình tham gia giao thông; nếu bị cảnh sát giao thông mời mời vào xử phạt vượt đèn đỏ cả trong trường hợp quên giấy tờ; nếu bạn có căn cứ cho rằng mình không vi phạm thì có thể tiến hành giải trình.
Tuy nhiên; nếu do khó khăn trong quá trình chứng minh, hoặc cảnh sát giao thông vẫn nhất quyết xử phạt. Bạn có thể vẫn tiến hành nộp phạt; sau đó tiến hành thủ tục khiếu nại ,khởi kiện để xem xét lại quyết định đó; lợi ích của bạn vẫn được đảm bảo. Sau khi bị xử phạt vi phạm giao thông sai bạn có 2 lựa chọn; tiến hành khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm giao thông hoặc tiến hành khởi kiện vụ án hành chính tại tòa án
Xem thêm bài viết: Không đội mũ bảo hiểm bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Không có giấy tờ xe bị xử phạt như thế nào?
Ngoài vấn đề vượt đèn đỏ bị phạt bao nhiêu tiền? còn có thắc mắc của nhiều người rằng “nếu thiếu giấy tờ xe,người lái xe sẽ bị phạt bao nhiêu? Cụ thể mức phạt theo Nghị định 100 như sau:
- Bằng lái xe
Đối với ô tô:
Không có: Phạt tiền từ 04 – 06 triệu đồng (không thay đổi so với trước đây).
Không mang theo: Phạt tiền từ 200.000 – 400.000 đồng (không thay đổi so với trước đây).
Đối với xe máy:
Không có: Phạt tiền từ 800.000 đồng – 1,2 triệu đồng (không thay đổi so với trước đây).
Không mang theo: Phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng (trước đây bị phạt từ 80.000 – 120.000 đồng).
- Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định (Chỉ áp dụng đối với ô tô)
Không có: Phạt tiền từ 04 – 06 triệu đồng; tước Bằng lái xe từ 01 – 03 tháng (không thay đổi so với trước đây).
Không mang theo: Phạt tiền từ 200.000 – 400.000 đồng (không thay đổi so với trước đây).
- Bảo hiểm bắt buộc
Đối với ô tô:
Không có hoặc không mang theo: Phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng (không thay đổi so với trước đây).
Đối với xe máy:
Không có hoặc không mang theo: Phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng (trước đây bị phạt từ 80.000 – 120.000 đồng).
Câu hỏi thường gặp
Xe máy, mô tô vi phạm quy định về dừng đèn đỏ sẽ bị phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Bên cạnh đó, người điều khiển phương tiện sẽ bị tước quyền sử dụng GPLX từ 1 đến 3 tháng (Điểm e, khoản 4 và Điểm b Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Người đi bộ vượt đèn đỏ cũng sẽ bị phạt hành chính như khi điều khiển các phương tiện khác, vì hành vi này cũng gây ra nhiều mối nguy hiểm khi giao thông. Cụ thể, mức phạt cho người đi bộ vượt đèn đỏ là từ 60.000 – 100.000 đồng (điểm b khoản 1 Điều 9).
Bên cạnh lỗi vượt đèn đỏ, việc vượt đèn vàng cũng khiến bạn phải chịu mức phạt theo quy định. Lỗi vượt đèn vàng được hiểu là lỗi không tuân thủ quy định “khi thấy tín hiệu đèn vàng (trừ tiến hiệu vàng nhấp nháy) phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp.
Trên đây là tư vấn của luật sư X về vấn đề ” Vượt đèn đỏ bị phạt bao nhiêu tiền” . Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833102102