Ngày 4/1, lực lượng chức năng đã đến khám xét và tống đạt quyết định khởi tố vụ án liên quan đến những lùm xùm tại Tịnh thất Bồng lai (Thiền am bên bờ vũ trụ). Trong quá trình lực lượng chức năng làm việc, an ninh được thắt chặt, đường vào Tịnh thất Bồng Lai cũng được thiết lập các chốt chặn để giữ trật tự trên địa bàn.
Sáng 5/1, cơ quan tố tụng đã khởi tố vụ án và khởi tố cùng lúc 3 tội danh liên quan đến Tịnh thất Bồng Lai. Trong đó, ông Lê Tùng Vân bị khởi tố tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của tổ chức, cá nhân… và tội loạn luân.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Toàn cảnh ồn ào vụ tịnh thất Bồng Lai
Nơi được gọi là tịnh thất Bồng Lai vừa được đổi tên thành thiền am bên bờ vũ trụ là nhà riêng của bà Cao Thị Cúc tại xã Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa. Gần 10 năm trước bà Cúc đưa nhiều tượng Phật, đồ thờ cúng về nhà. Biến nơi này thành cơ sở thờ tự bất hợp pháp. Bằng việc đưa những đứa trẻ có khả năng ca hát, diễn hài lên truyền hình. Tịnh thất Bồng Lai nhanh chóng thu hút được sự chú ý của khán giả từ đó dễ dàng kêu gọi các khoản tiền từ thiện trong và ngoài nước.
Năm 2019, những bí ẩn về Tịnh thất Bồng Lai dần dần được hé lộ. Việc bày ra chuyện nhận nuôi trẻ mồ côi chỉ là một chiêu trò nhằm mục đích kêu gọi từ thiện từ các nhà hảo tâm hòng trục lợi. Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Long An khẳng định nơi này không phải là cơ sở Phật giáo. Thời gian qua, những người tại tịnh thất Bồng Lai đã “lợi dụng danh nghĩa nuôi trẻ mồ côi để kêu gọi lòng tốt của mọi người trong và ngoài nước giúp đỡ; nhằm trục lợi cá nhân, ảnh hưởng đến an ninh trật tự, dư luận xã hội”.
Hồi đầu tháng 11/2021, ông Nguyễn Tiến Trọng, Phó trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ, cho biết vụ việc tại tịnh thất Bồng Lai có dấu hiệu lợi dụng tôn giáo để trục lợi. Ban Tôn giáo Chính phủ đã đề nghị UBND tỉnh Long An xác minh; làm rõ các nội dung liên quan để xử lý theo quy định.
Khởi tố cùng lúc 3 tội danh liên quan đến tịnh thất Bồng Lai
Vụ tịnh thất Bồng Lai bị khởi tố tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Theo quy định của Luật Tín ngưỡng tôn giáo hiện hành. Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi là một những hành vi bị cấm. Tùy vào tính chất, mức độ vi phạm. Việc lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng để trục lợi có thể bị phạt hành chính; hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Với hành vi kêu gọi từ thiện trái pháp luật, nếu đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm, cá nhân liên quan có thể bị xử lý về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” được quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 với mức phạt tù lên đến 20 năm; hoặc tù chung thân.
Nếu hành vi chưa đến mức xử lý hình sự. Cá nhân vi phạm sẽ bị phạt hành chính. Theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Bên cạnh đó, có thể áp dụng các hình phạt bổ sung. Cụ thể:
- Bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
- Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm;
- Tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Vụ tịnh thất Bồng Lai bị khởi tố tội lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của tổ chức, cá nhân
Trường hợp lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng trục lợi xâm phạm quyền và lợi ích Nhà nước hay lợi ích của tổ chức, cá nhân khác. Còn có thể bị xử lý hình sự về Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Quy định tại Điều 331 Bộ luật Hình sự. Bao gồm 2 khung hình phạt:
Khung 1:
Phạt cảnh cáo; phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Đối với trường hợp lợi dụng các quyền tự do ngôn luận; tự do báo chí; tự do tín ngưỡng; tôn giáo; tự do hội họp; lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước; quyền; lợi ích hợp pháp của tổ chức; cá nhân.
Khung 2:
Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. Đối với các trường hợp phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh; trật tự; an toàn xã hội.
Vụ tịnh thất Bồng Lai bị khởi tố tội loạn luân
Loạn luân là một trong những tội phạm được quy định tại chương XIV các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người. Ngoài ra tội phạm này còn xâm phạm đến quan hệ hôn nhân gia đình được pháp luật bảo vệ.
Tội “loạn luận” được quy định tại Điều 184 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. Cụ thể như sau: Người nào giao cấu với người mà biết rõ người đó cùng dòng máu về trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội loạn luân. Khi quyết định hình phạt, căn cứ vào mức độ nghiêm trọng của hành vi; các tình tiết tăng nặng; giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; các yếu tố khác theo quy định của pháp luật. Để quyết định một hình phạt cụ thể.
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Vụ tịnh thất Bồng Lai chính thức bị khởi tố. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan, dịch vụ luật sư tư vấn hình sự, luật sư tranh tụng, luật sư bào chữa trong vụ án hình sự. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Miễn trách nhiệm hình sự là một trong những nội dung thể hiện chính sách nhân đạo, khoan hồng của Nhà nước. Biện pháp này được quy định và áp dụng trong một số trường hợp phạm tội nếu xét thấy không cần phải truy cứu trách nhiệm hình sự; không cần buộc họ phải chịu biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước là hình phạt mà vẫn đảm bảo được yêu cầu phòng và chống tội phạm; vẫn đảm bảo được yêu cầu giáo dục người phạm tội để họ trở thành người có ích cho xã hội.
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là một trong số những tội phạm phổ biến trong nhóm xâm phạm đến quyền sở hữu đã được quy định cụ thể trong Bộ luật Hình sự. Người phạm tội có thể chịu hình phạt tù chung thân nếu chiếm đoạt tài sản từ 500 triệu đồng trở lên; hoặc lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc trẻ em bỏ nhà đi lang thang dưới mọi hình thức.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cha, mẹ, người giám hộ ép buộc trẻ em đi lang thang kiếm sống;
b) Lợi dụng trẻ em đi lang thang để trục lợi.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được. Do thực hiện hành vi vi phạm tại Điểm b Khoản 2 Điều này.