Xin chào Luật sư, Cháu là Minh 17 tuổi. Vừa rồi mẹ cháu có gửi đơn tố cáo một người về tội vu khống. Cháu có hỏi mẹ nhưng mẹ cháu không trả lời. Vậy xin phép cho cháu hỏi Vu khống người khác là hành vi vi phạm gì? Tội vu khống có phải là tội làm nhục người khác không? Pháp luật có quy định như thế nào về tội này? Mông Luật sư giải đáp giúp cháu. Cháu xin cảm ơn ạ.
Xin chào bạn! Để giải đáp những thắc mắc trên mời quý bạn đọc cùng Luật Sư X tìm hiểu vấn đề trên qua bài viết “Vu khống người khác là hành vi vi phạm gì?” sau đây.
Căn cứ pháp lý
Vu khống người khác là hành vi vi phạm gì?
Theo từ điển Tiếng Việt Vu khống là hành vi bịa đặt chuyện xấu vu cho người nào đó để làm mất danh dự, mất uy tín.
Như vậy, có thể thấy: Vu khống là hành vi bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.
Theo pháp luật Hình sự tội Vu khống có phải là tội làm nhục người khác không?
Khác nhau:
Tiêu chí | Làm nhục người khác | Vu khống |
Căn cứ pháp lý | Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 | Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 |
Hành vi | Dựa trên cơ sở là sự thật từ đó Xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người khác. Các hành vi có thể bằng lời nói hoặc hành động với lỗi cố ý trực tiếp xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác như: lăng mạ, chửi rủa, cắt tóc, lột quần áo giữa đám đông,… nhằm mục đích hạ thấp nhân cách, danh dự, nhân phẩm của người khác mà đặc trưng của hành vi thường diễn ra trực tiếp và công khai trước nhiều người. | – Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật- Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền |
Hậu quả | Nhân phẩm, danh dự của người khác bị xúc phạm nghiêm trọng | – Nhân phẩm, danh dự bị xúc phạm nghiêm trọng- Gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác |
Đối ng | – Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình | – Có tổ chức- Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình |
Hình phạt | – Mức 1:+ Phạt cảnh cáo+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng+ Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm- Mức 2: Phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm- Mức 3: Phạt tù từ 02 năm đến 05 năm | – Mức 1:+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng+ Phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm+ Phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm- Mức 2: Phạt tù từ 01 năm đến 03 năm- Mức 3: Phạt tù từ 03 năm đến 07 năm- Hình phạt bổ sung: bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, |
Trình tự nộp đơn tố giác tội vu khống theo quy định của luật tố tụng hình sự
Quy định của pháp luật về tố giác
Trường hợp có chứng cứ chứng minh về việc có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, gây hậu quả nghiêm trọng đến danh dự và nhân phẩm thì bạn có quyền làm đơn tố giác gửi cơ quan công an để yêu cầu truy cứu trách nhiệm hình sự.
Theo Điều 144 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, công dân có quyền tố giác, tin báo về tội phạm.
- Theo đó, tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.
- Tố giác về tội phạm có thể bằng lời hoặc bằng văn bản.
- Người nào cố ý tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.
Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác bao gồm:
- Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
- Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.
Đơn tố giác
Tố giác tội phạm là một trong những quyền cơ bản của công dân để đảm bảo thực thi nghiêm túc của pháp luật. Trong những trường hợp chứng kiến hoặc phát hiện hành vi vi phạm pháp luật thì mỗi công dân đều có quyền gửi đơn tố giác đến các cơ quan chức năng để được xử lý kịp thời.
Mẫu đơn tố giác cần có các nội dung như:
- Ghi rõ ngày, tháng, năm tố cáo;
- Thông tin người tố giác;
- Thông tin người có hành vi vi phạm;
- Nội dung tố cáo: Trình bày cụ thể thời gian, địa điểm và hành vi làm nhục người khác của người bị tố cáo;
- Nêu căn cứ pháp lý;
- Yêu cầu giải quyết tố cáo;…
Thủ tục tố giác
- Xác định cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận tố cáo:
- Tránh mất thời gian, gây khó khăn cho công tác tiếp nhận, điều tra, khám phá tội phạm.
- Thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết tố giác của cơ quan Công an tương ứng với thẩm quyền xét xử của Tòa án.
- Có thể tố cáo người có hành vi làm nhục người khác tại cơ quan công an nơi tội phạm được thực hiện hoặc người đó đang cư trú. Kèm theo đơn tố cáo là những bằng chứng, chứng cứ chứng minh cho hành vi vi phạm này.
- Lựa chọn hình thức và tiến hành tố giác:
- Bằng miệng (trực tiếp đến trình báo hoặc tố giác, báo tin qua điện thoại);
- Bằng văn bản (gửi trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính).
- Cần cung cấp đầy đủ các thông tin, tài liệu và trình bày rõ những hiểu biết của mình liên quan đến tội phạm mà mình tố giác, báo tin.
- Theo dõi kết quả giải quyết tố giác:
- Khi hết thời hạn 03 ngày kể từ ngày tố giác mà chưa nhận được thông báo bằng văn bản về việc tiếp nhận thì có quyền yêu cầu cơ quan tiếp nhận thông báo bằng văn bản về việc tiếp nhận tố giác.
- Khi hết thời gian giải quyết tố giác theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 147 Bộ luật Tố tụng hình sự mà chưa nhận được văn bản thông báo kết quả giải quyết thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền đề nghị cơ quan
Nộp đơn tố giác tội Vu khống ở đâu?
Theo quy định tại Điều 145 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2021 và Điều 5 Thông tư liên tịch số 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC quy định về nơi nộp đơn tố giác tội phạm bao gồm các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận đơn tố giác sau:
– Cơ quan điều tra;
– Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
– Viện kiểm sát các cấp;
– Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an; Tòa án các cấp; Cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức khác.
Như vậy, theo quy định trên thì cá nhân có thể nộp đơn tố giác tội phạm tại các cơ quan, tổ chức trên. Các cơ quan tổ chức trên có trách nhiệm phải tiếp nhận đơn tố cáo và không được phép từ chối tiếp nhận đơn tố giác tội phạm (theo quy định tại Điều 4 Thông tư liên tịch số 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC)
Để đảm bảo việc tố giác tội phạm được thuận tiện, nhanh chóng, kịp thời, Điều 7 Thông tư liên tịch số 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC quy định về tổ chức hoạt động của nơi tiếp nhận đơn tố giác tội phạm như sau:
– Cơ quan điều tra phải tổ chức trực ban hình sự 24/24 giờ, Viện kiểm sát các cấp phải tổ chức trực nghiệp vụ 24/24 giờ để tiếp nhận đầy đủ mọi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố (kể cả tin báo về tội phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng); phân loại và chuyển ngay cho các cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Địa điểm tiếp nhận phải đặt ở nơi thuận tiện, có biển ghi tên cơ quan và thông báo rộng rãi để mọi người biết.
– Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an phải bố trí cán bộ trực để tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.
– Các cơ quan, tổ chức khác khi có tố giác, tin báo về tội phạm thì phải phân công người tiếp nhận.
Như vậy, trong trường hợp phát hiện và cần tố giác tội phạm đặc biệt là tội vu khống như bạn đã đề cập, cá nhân có thể nộp đơn tố giác tội phạm ở các cơ quan có thẩm quyền nêu trên gần nhất để được xử lý kịp thời.
Có thể bạn quan tâm
- Bị người khác vu khống nên xử lý ra sao? Hình phạt về tội vu khống
- Xúc phạm người khác trên Facebook bị tội gì?
- Sử dụng hình ảnh cá nhân để xúc phạm danh dự có bị đi tù không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề. “Vu khống người khác là hành vi vi phạm gì?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên. Nhằm để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập công ty; tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty; giấy phép bay flycam, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, quy định số căn cước công dân…. của luật sư X. Hãy liên hệ: 0833 102 102.
Hoặc qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1, Điều 147 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 thì khi nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thì cơ quan điều tra được giao nhiệm vụ trong thời hạn 20 ngày phải tiến hành kiểm tra, xác minh và ra một trong những quyết định như: Khởi tố vụ án, quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
Đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn trên không được kéo dài quá 02 tháng. Nếu cần gia hạn thì chậm nhất là 05 ngày trước khi hết thời hạn kiểm tra, xác minh, cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền gia hạn thời hạn kiểm tra, xác minh theo Bộ luật tố tụng hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2021
Cha mẹ không tố giác con phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự. Trừ trường hợp người con phạm tội đặc biệt nghiêm trọng hoặc xâm phạm an ninh quốc gia.
Có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình. Ngoài ra phải xin lỗi công khai cha, mẹ khi có hành vi đó. Căn cứ Khoản 1 Điều 54 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.