Quy định của pháp luật liên quan đến vốn kinh doanh hộ gia đình được quy định tại luật doanh nghiệp 2020 và Nghị định 01/NĐ-CP. Vậy, vốn kinh doanh hộ gia đình có mấy loại? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ chia sẻ quy định pháp luật về vấn đề nêu trên tới bạn đọc. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích tới bạn.
Căn cứ pháp lý
Vốn kinh doanh hộ gia đình là gì?
Vốn của hộ gia đình là tổng số tiền mà hộ gia đình đó bỏ ra để tiến hành hoạt động kinh doanh. Tùy vào mức độ và phạm vi hoạt động kinh doanh mà vốn điều lệ có thể nhiều hoặc ít. hộ kinh doanh do chủ hộ kinh doanh là cá nhân hoặc hộ gia đình bỏ vốn ra để thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình. Như vậy, vốn điều lệ của hộ kinh doanh không tách rời với tài sản của chủ hộ kinh doanh.
Vốn kinh doanh hộ gia đình có mấy loại?
Căn cứ theo quy định Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định như sau:
“1. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.”
Căn cứ vào Phụ lục III-1 Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT, giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh phải có thông tin về số vốn điều lệ. Tuy nhiên, trước khi quyết định đăng ký số vốn điều lệ với cơ quan đăng ký kinh doanh, chủ hộ kinh doanh cần cân nhắc những vấn đề sau:
– Vốn điều lệ không ảnh hưởng tới quyền và nghĩa vụ của hộ kinh doanh. Mọi hộ kinh doanh dù có vốn điều lệ nhiều hay ít đều có quyền lợi và trách nhiệm bình đẳng như nhau.
– Vốn điều lệ nên được đăng ký phù hợp với ngành, nghề kinh doanh, quy mô và chiến lược kinh doanh của hộ kinh doanh.
– Nếu hộ kinh doanh chấm dứt hoạt động, sau khi đã dùng hết số vốn điều lệ để thanh toán các khoản nợ mà vẫn còn, chủ hộ kinh doanh phải dùng tài sản của mình để thanh toán hết các khoản nợ đó.
Hiện nay pháp luật không quy định số vốn điều lệ tối đa hay tối thiểu khi thành lập hộ kinh doanh cá thể. Việc đăng ký số vốn điều lệ bao nhiêu là tùy thuộc vào khả năng và quyết định của chủ hộ kinh doanh. Vốn điều lệ nên đăng ký ở mức vừa phải so với khả năng tài chính của chủ hộ kinh doanh.
Hướng dẫn thủ tục thành lập kinh doanh hộ cá thể.
Hộ kinh doanh cá thể là gì?
Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP định nghĩa về hộ kinh doanh như sau: “Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ.”
Đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.
Hộ kinh doanh không được quy định trong Luật Doanh nghiệp 2020. Hộ kinh doanh và doanh nghiệp đều được coi là các tổ chức kinh tế, thực hiện các hoạt động thương mại, tuy nhiên hộ kinh doanh không phải là một loại hình doanh nghiệp.
Đặc điểm của hộ kinh doanh cá thể.
Theo quy định Chương VIII Nghị định 01/2021/NĐ-CP, có thể rút ra một số đặc điểm của hộ kinh doanh cá thể như sau:
– Hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân như đa phần các loại hình doanh nghiệp khác;
– Đăng ký hộ kinh doanh cá thể là hộ gia đình hoặc cá nhân, nhưng các thành viên của hộ kinh doanh đều là người Việt Nam;
– Hộ kinh doanh được phép kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải đăng ký một địa điểm làm trụ sở chính;
– Hộ kinh doanh không bị giới hạn việc sử dụng lao động
– Hộ kinh doanh có thể thuê người quản lý hoạt động kinh doanh.
– Hộ kinh doanh phải nộp các loại thuế sau: Thuế giá trị gia tăng, Thuế thu nhập cá nhân, Lệ phí môn bài.
– Hộ kinh doanh không được phép sử dụng hoá đơn đỏ (hoá đơn VAT)
Điều kiện thành lập hộ kinh doanh cá thể.
Theo khoản 1 Điều 82 của Nghị định 01/2021/NĐ-CP, Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh chỉ được cấp cho hộ kinh doanh đáp ứng các điều kiện:
– Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
– Tên của hộ kinh doanh được đặt theo đúng quy định tại Điều 88 Nghị định này, cụ thể:
+ Tên hộ kinh doanh bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây: cụm từ “Hộ kinh doanh” và Tên riêng của hộ kinh doanh.
Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu.
+ Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho hộ kinh doanh.
+ Hộ kinh doanh không được sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên hộ kinh doanh.
+ Tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi cấp huyện.
– Có hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh hợp lệ;
– Nộp đủ lệ phí đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.
Hướng dẫn thủ tục thành lập kinh doanh hộ cá thể.
Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh hộ cá thể được quy định cụ thể tại Điều 87 của Nghị định 01/2021/NĐ-CP.
1. Thành phần hồ sơ:
STT | Tên tài liệu |
1 | Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh |
2 | Giấy tờ pháp lý (CCCD/CMND/Hộ chiếu) của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh |
3 | Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh |
4 | Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh |
5 | Văn bản uỷ quyền kèm giấy tờ pháp lý cá nhân đối với người nhận uỷ quyền thự hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh |
2. Nơi nộp hồ sơ:
Sau khi chuẩn bị các loại giấy tờ nêu trên, cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình đến nộp tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh. Cụ thể nộp tại Bộ phận một cửa (bộ phận dịch vụ công) thuộc UBND cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh
3. Thời gian làm thủ tục:
Trong 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
Sau 03 ngày làm việc mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ thì người đăng ký kinh doanh có quyền khiếu nại.
4. Lệ phí giải quyết
Do HĐND cấp tỉnh quyết định (theo Thông tư 85/2019/TT-BTC). Thông thường, lệ phí giải quyết là 100.000 đồng/lần.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Khi nào được giảm mức hình phạt đã tuyên?
- Án tích có tự xóa sau khi chấp hành xong hình phạt không?
- Lỗi lấn làn đè vạch bị phạt bao nhiêu tiền năm 2022?
- Có thể tra cứu bảo hiểm thất nghiệp theo những cách nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Vốn kinh doanh hộ gia đình có mấy loại?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu, hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Phục vụ cho hoạt động sản xuất – kinh doanh mang mục tiêu là quỹ tích lũy, sinh lời.
Vốn kinh doanh phải có trước hoạt động sản xuất – kinh doanh.
Sau một chu kỳ hoạt động, vốn kinh doanh phải được thu về để phục vụ cho hoạt động kinh doanh tiếp theo.
Mất vốn kinh doanh đồng nghĩa với nguy cơ phá sản.
Trình tự, thủ tục đăng kí kinh doanh theo hình thức hộ kinh doanh cá thể được quy định tại Điều 87 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về đăng kí doanh nghiệp.
Khi tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ hoặc người thành lập hộ kinh doanh biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).