Vô ý gây thương tích là hành vi vi phạm là hành vi vi phạm các quy tắc thông thường làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người khác. Vậy vô ý gây thương tích cho người khác có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không? Hãy cùng phòng tư vấn luật hình sự của Luật sư X tìm hiểu nhé.
Căn cứ pháp luật.
Nội dung tư vấn.
Vô ý gây thương tích là gì?
Vô ý gây thương tích là một hành vi vô ý phạm tội gây tổn hại đến sức khỏe, tính mạng của người khác. Hành vi vô ý phạm tội có thể xảy ra một trong các trường hợp sau:
Vô ý phạm tội do quá tự tin: Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.
Vô ý phạm tội do cẩu thả: Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.
Vô ý gây thương tích cho người khác phải chịu trách nhiệm hình sự khi nào?
Căn cứ điều 38 bộ luật hình sự 2015 người thực hiện hành vi vô ý gây thương tích cho người khác sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự khi gây tổn hại sức khỏe người khác từ 31% trở lên. Như vậy, một người nếu thực hiện hành vi gây thương tích cho người khác mà tổn hại sức khỏe dưới 31% sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự, trường hợp này vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Trách nhiệm hình sự của người vô ý gây thương tích cho người khác.
Căn cứ điều 138 bộ luật hình sự 2015 và luật sửa đổi bộ luật hình sự 2017 người thực hiện hành vi vô ý gây thương tích bị xử lý như sau:
Người nào vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ từ 01 năm đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
- Đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
Phạm tội đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên, thì bị phạt cải tạo không giam giữ từ 02 năm đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.
Bài viết xem thêm.
Tội vô ý làm chết người được pháp luật quy định như thế nào?
Xử lý khi người gây thương tích không có tài sản bồi thường.
Tội vô ý gây thương tích do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính.
Căn cứ điều 139 bộ luật hình sự 2015 quy định cụ thể như sau.
Người nào vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ từ 02 năm đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
- Đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
Phạm tội đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.
Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người thực hiện hành vi vô ý gây thương tích.
Căn cứ điều 590 bộ luật dân sự 2015 người thực hiện hành vi gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người khác ngoài việc phải chịu trách nhiệm hình sự họ còn phải chịu trách nhiệm bồi thường như sau:
- Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
- Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
- Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
- Thiệt hại khác do luật quy định.
Ngoài ra, người vi phạm còn phải trả một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người bị tổn hại phải gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Hy vọng bài viết bổ ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hởi thường gặp.
Căn cứ điều 12 bộ luật hình sự 2015 thì người từ đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. Do đó, người 17 tuổi thực hiện hành vi vô ý gây thương tích phải chịu trách nhiệm hình sự.
Căn cứ điều 22 bộ luật hình sự 2015 thì người thực hiện hành vi phòng vệ chính đáng trong giới hạn không phải là tội phạm. Do đó hành vi gây thương tích do phòng vê chính đáng trong giới hạn không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Căn cứ điều 12 bộ luật hình sự 2015 thì người từ đủ 14 đến dưới 16 chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Do đó, người 14 tuổi thực hiện hành vi vô ý gây thương tích không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Người 15 tuổi khi thực hiện hành vi vô ý gây thương tích mặc dù không phải chịu trách nhiệm hình sự tuy nhiên vẫn phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Trường hợp này người chịu trách nhiệm bồi thường sẽ là người quản lý ( cha, mẹ) của người thực hiện hành vi.