Vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản là hành vi của một người; tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản; nhưng cho rằng thiệt hại đó không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được nên vẫn để mặc cho sự việc xảy ra. Vậy hậu quả pháp lý của hành vi vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản bị xử lý như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Nội dung tư vấn
Căn cứ pháp lý
Quy định về tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản bị xử lý như thế nào?
Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản được quy định tại điều 180 Bộ luật Hình sự 2015; sửa đổi bổ sung năm 2017:
Điều 180. Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản
1. Người nào vô ý gây thiệt hại cho tài sản của người khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.
2. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản của người khác trị giá 500.000.000 đồng trở lên; thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Cấu thành Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản
Mặt khách thể
- Khách thể của tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản là thiệt hại về tài sản của cơ quan; tổ chức, doanh nghiệp và công dân.
- Đối tượng tác động của tội phạm này là tài sản, bao gồm vật, tiền.
Mặt chủ thể
Mặt khách quan
Mặt chủ quan
Vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản bị xử lý như thế nào?
Điều 180 BLHS quy định hai khung hình phạt đối với người phạm tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản:
- Khung 1. Quy định hình phạt cảnh cáo; hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm áp dụng đối với người nào phạm tội không có tình tiết tăng nặng định khung.
- Khung 2. Quy định hình phạt cải tạo không giam giữ từ 02 năm đến 03 năm; hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm áp dụng đối với người phạm tội gây thiệt hại cho tài sản của người khác trị giá 500.000.000 đồng trở lên.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Phân tích tội chống người thi hành công vụ theo Bộ luật hình sự hiện hành
- Trách nhiệm của cha mẹ khi con gây ra thiệt hại theo quy định pháp luật
- Chuyển hóa tội trộm cắp tài sản thành tội cướp tài sản
Liên hệ Luật Sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư X về Vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản xử lý thế nào?.
Nếu có bất kì thắc mắc nào về các vấn đề pháp lý có liên quan; hãy liên hệ ngay với chúng tôi.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của được thực hiện do vô ý. Cũng như đối với tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản Nhà nước, vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản cũng gồm cả hai trường hợp: Vô ý vì quá tự tin và vô ý vì cẩu thả.
Mức bồi thường thiệt hại được tính dựa vào các yếu tố sau:
– Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.
– Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.
– Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
– Thiệt hại khác do luật quy định.
Nếu người chưa thành niên gây thiệt hại, khoản 2, khoản 3 Điều 586 của Bộ luật dân sự quy định:
– Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật này.
– Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.