Luật Sư X
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về chúng tôi
    • Đội ngũ luật sư
    • Hồ sơ năng lực
    • Liên hệ luật sư
  • Tin tức hoạt động
    • Feedback từ khách hàng
    • Kết nối các đối tác
    • Sự kiện và hoạt động
  • Kiến thức pháp luật
    • Luật Dân Sự
    • Luật Hình Sự
    • Luật Đất Đai
    • Luật Lao Động
    • Luật Doanh Nghiệp
    • Luật Giao Thông
    • Luật Hành Chính
    • Luật Sở Hữu Trí Tuệ
    • Luật Nghĩa Vụ Quân Sự
    • Luật Hôn Nhân & Gia Đình
    • Luật Khác
No Result
View All Result
Luật Sư X
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về chúng tôi
    • Đội ngũ luật sư
    • Hồ sơ năng lực
    • Liên hệ luật sư
  • Tin tức hoạt động
    • Feedback từ khách hàng
    • Kết nối các đối tác
    • Sự kiện và hoạt động
  • Kiến thức pháp luật
    • Luật Dân Sự
    • Luật Hình Sự
    • Luật Đất Đai
    • Luật Lao Động
    • Luật Doanh Nghiệp
    • Luật Giao Thông
    • Luật Hành Chính
    • Luật Sở Hữu Trí Tuệ
    • Luật Nghĩa Vụ Quân Sự
    • Luật Hôn Nhân & Gia Đình
    • Luật Khác
No Result
View All Result
Luật Sư X
No Result
View All Result
Home Tình huống Luật Khác

Viên chức từ chối công việc được giao có bị kỷ luật không?

Van Anh by Van Anh
Tháng 10 30, 2021
in Luật Khác
0

Có thể bạn quan tâm

Quy định về hóa đơn điện tử hợp lệ như thế nào?

Thủ tục ngừng đóng bảo hiểm xã hội như thế nào?

Thủ tục chuyển khẩu về nhà chồng online

Sơ đồ bài viết

  1. Viên chức là ai?
  2. Viên chức từ chối công việc được giao có bị kỷ luật không?
  3. Viên chức nghiện ma túy bị xử lý như thế nào?
  4. Thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với viên chức
  5. Câu hỏi thường gặp

Viên chức là người được tuyển dụng vào làm việc theo chế độ hợp đồng làm việc. Vậy, trong quá trình làm việc, viên chức từ chối công việc được giao có bị kỷ luật không? Hãy cùng  Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Luật viên chức 2010 sửa đổi 2019

Nghị định 115/2020/NĐ-CP

Nghị định 112/2020/NĐ-CP

Viên chức là ai?

Theo Điều 2 Luật Viên chức năm 2010:

“Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm; làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc; hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.”

Viên chức từ chối công việc được giao có bị kỷ luật không?

Viên chức có được từ chối công việc được giao không?

Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 66 Nghị định 115/2020/NĐ-CP

Viên chức là người làm việc theo chế độ hợp đồng làm việc và đơn vị sự nghiệp công lập sẽ là cơ quan bố trí, phân công nhiệm vụ và kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của viên chức.

Khoản 1 Điều 19 Luật viên chức quy định rõ điều công chức không được làm:

“Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác công việc hoặc nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc; tham gia đình công.”

Về tinh thần, thái độ làm việc của viên chức, điểm a khoản 4 Điều 1 Quyết định số 1847/QĐ-TTg phê duyệt Đề án văn hóa công vụ quy định, chức trách của viên chức là:

“Phải sẵn sàng nhận và nỗ lực hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được phân công; không kén chọn vị trí công tác, chọn việc dễ, bỏ việc khó. Tâm huyết, tận tụy, gương mẫu làm tròn chức trách, nhiệm vụ được giao; không vướng vào “tư duy nhiệm kỳ”

Như vậy, trong quá trình làm việc, viên chức phải sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ; không được trốn tránh, thoái thác công việc hoặc nhiệm vụ được giao.

Viên chức từ chối công việc được giao có bị kỷ luật không?

Hành vi khiến viên chức bị kỷ luật

Một trong các hành vi khiến viên chức bị kỷ luật khiển trách; nêu tại khoản 2 và khoản 4 Điều 16 Nghị định 112/2020/NĐ-CP như sau:

“2. Vi phạm quy định của pháp luật về: thực hiện chức trách, nhiệm vụ của viên chức; kỷ luật lao động; quy định, nội quy, quy chế làm việc của đơn vị sự nghiệp công lập; đã được cấp có thẩm quyền nhắc nhở bằng văn bản;

4. Không chấp hành quyết định phân công công tác của cấp có thẩm quyền; không thực hiện nhiệm vụ được giao mà không có lý do chính đáng; gây mất đoàn kết trong đơn vị;“

Hình thức kỷ luật

Theo đó, nếu viên chức từ chối thực hiện nhiệm vụ cấp trên giao mà không có lý do chính đáng; thì tùy vào mức độ vi phạm sẽ bị kỷ luật bằng các hình thức sau đây:

+ Khiển trách: Vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng.

+ Cảnh cáo: Đã bị khiển trách mà còn tái phạm.

+ Buộc thôi việc: Đã bị cảnh cáo mà tái phạm hoặc từ chối thực hiện công việc cấp trên giao; là vi phạm lần đầu nhưng gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Ngoài ra, nếu là viên chức quản lý mà đã bị cảnh cáo; nhưng tái phạm thì có thể bị cách chức.

Trong đó, mức độ vi phạm được giải thích tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 112/2020/NĐ-CP :

+ Hậu quả ít nghiêm trọng: Tính chất của vi phạm không lớn, chỉ tác động đến phạm vi nội bộ, ảnh hưởng uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.

+ Hậu quả nghiêm trọng: Tính chất của vi phạm lớn, có tác động ngoài phạm vi nội bộ; gây dư luận xấu trong viên chức và nhân dân, làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

+ Hậu quả rất nghiêm trọng: Tính chất, mức độ của vi phạm đặc biệt lớn; phạm vi tác động rộng đến toàn xã hội gây dư luận đặc biệt bức xúc; làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.

Như vậy, tùy vào tính chất; mức độ của hành vi viên chức từ chối công việc được giao mà áp dụng biện pháp kỷ luật phù hợp.

Viên chức nghiện ma túy bị xử lý như thế nào?

Điều 19 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định hình thức xử lý kỷ luật buộc thôi việc như sau:

“Điều 19. Áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với viên chức

Hình thức kỷ luật buộc thôi việc; áp dụng đối với viên chức có hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1. Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với viên chức quản lý; hoặc cảnh cáo đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý mà tái phạm;

2. Có hành vi vi phạm lần đầu; gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 16 Nghị định này;

3. Viên chức quản lý có hành vi vi phạm lần đầu; gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định này;

4. Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận; xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị;

5. Nghiện ma túy; đối với trường hợp này phải có xác nhận của cơ sở y tế hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền.”

Theo quy định trên; viên chức sẽ bị áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc trong trường hợp nghiện ma túy; nếu đã có xác nhận của cơ sở y tế hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền về hành vi nghiện ma túy

Thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với viên chức

Căn cứ Điều 31 Nghị định 122/NĐ-CP :

TH1

+ Đối với viên chức quản lý, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật.

TH2

+ Đối với viên chức giữ chức vụ, chức danh do bầu cử thì cấp trên có thẩm quyền phê chuẩn; quyết định công nhận kết quả bầu cử tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật.

TH3

+ Đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý; người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật.

TH4

+ Đối với viên chức biệt phái; người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi viên chức được cử đến biệt phái tiến hành xem xét xử lý kỷ luật; đề nghị hình thức kỷ luật. Hồ sơ xử lý kỷ luật phải được gửi về đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái; để ra quyết định kỷ luật theo thẩm quyền.

TH5

+ Trường hợp viên chức có hành vi vi phạm trong thời gian công tác tại cơ quan, tổ chức; đơn vị cũ mà khi chuyển sang cơ quan, tổ chức; đơn vị mới mới phát hiện hành vi vi phạm luật; và vẫn còn trong thời hiệu xử lý kỷ luật thì thẩm quyền tiến hành; và xử lý kỷ luật thuộc cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ nơi viên chức công tác.

Hồ sơ, quyết định kỷ luật phải được gửi về cơ quan, tổ chức, đơn vị đang quản lý viên chức.

TH6

+Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập trước đây đã giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách; thì những người có trách nhiệm liên quan phải bàn giao hồ sơ để đơn vị sự nghiệp công lập đang quản lý viên chức thực hiện việc xử lý kỷ luật.


TH7

+ Đối với viên chức làm việc trong Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân; thì thẩm quyền xử lý kỷ luật được thực hiện theo quy định của cơ quan có thẩm quyền của cơ quan quản lý viên chức

Mời bạn xem thêm bài viết

  • Xử lý kỷ luật viên chức theo quy định của pháp luật
  • Viên chức nghiện ma túy bị xử lý kỷ luật như thế nào?
  • Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động theo Bộ luật lao động 2019

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Viên chức từ chối công việc được giao có bị kỷ luật không?” Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Trường hợp được miễn trách nhiệm kỉ luật?

+ Được cơ quan có thẩm quyền xác nhận tình trạng mất năng lực hành vi dân sự khi có hành vi vi phạm.
+ Phải chấp hành quyết định của cấp trên theo quy định tại khoản 5 Điều 9 Luật Cán bộ, công chức.
+ Được cấp có thẩm quyền xác nhận vi phạm trong tình thế cấp thiết, do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan theo quy định của Bộ luật Dân sự khi thi hành công vụ.
+ Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm đến mức bị xử lý kỷ luật nhưng đã qua đời.

Viên chức quản lý là ai?

Viên chức quản lý là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn, chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và được hưởng phụ cấp chức vụ quản lý

Hợp đồng xác định thời hạn là gì?

Hợp đồng làm việc xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 60 tháng 

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Liên hệ và gửi thông tin vụ việc
Tags: Thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với viên chứcViên chức có được từ chối công việc được giao không?Viên chức từ chối công việc được giao có bị kỷ luật không?

Mới nhất

Quy định về hóa đơn điện tử hợp lệ

Quy định về hóa đơn điện tử hợp lệ như thế nào?

by Hương Giang
Tháng 9 15, 2024
0

Hóa đơn điện tử là một dạng hóa đơn được phát hành, gửi và lưu trữ dưới dạng điện tử,...

Thủ tục ngừng đóng bảo hiểm xã hội

Thủ tục ngừng đóng bảo hiểm xã hội như thế nào?

by Hương Giang
Tháng 9 12, 2024
0

Bảo hiểm xã hội là một hệ thống bảo vệ tài chính và an sinh cho người lao động và...

Thủ tục chuyển khẩu về nhà chồng online

Thủ tục chuyển khẩu về nhà chồng online

by Hương Giang
Tháng 9 9, 2024
0

Chuyển khẩu là quá trình thay đổi địa chỉ thường trú hoặc tạm trú của cá nhân từ một nơi...

Xuất khẩu rượu chịu thuế gì

Xuất khẩu rượu chịu thuế gì?

by Hương Giang
Tháng 9 5, 2024
0

Xuất khẩu rượu là quá trình chuyển giao rượu từ quốc gia sản xuất sang quốc gia khác để bán...

Next Post
Trẻ đánh nhau tại trường mầm non, ai phải chịu trách nhiệm?

Trẻ đánh nhau tại trường mầm non, ai phải chịu trách nhiệm?

Nghị định 91/2021/NĐ-CP

Nghị định 91/2021/NĐ-CP cơ chế phối hợp giữa các tỉnh, TP trong Vùng Thủ đô để thi hành các quy định của pháp luật về Thủ đô

Please login to join discussion

img

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ X

– VP HÀ NỘI: Biệt thự số 1, Lô 4E, đường Trung Yên 10B, phường Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội

– VP TP. HỒ CHÍ MINH: 99 Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, Hồ Chí Minh

– VP BẮC GIANG: 329 Lê Lợi, Phường Hoàng Văn Thụ, TP Bắc Giang

HOTLINE: 0833 102 102

  • Liên hệ dịch vụ
  • Việc làm tại Luật Sư X
  • Rss
  • Sitemap

© 2021 LSX – Premium WordPress news & magazine theme by LSX.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về chúng tôi
    • Đội ngũ luật sư
    • Hồ sơ năng lực
    • Liên hệ luật sư
  • Tin tức hoạt động
    • Feedback từ khách hàng
    • Kết nối các đối tác
    • Sự kiện và hoạt động
  • Kiến thức pháp luật
    • Luật Dân Sự
    • Luật Hình Sự
    • Luật Đất Đai
    • Luật Lao Động
    • Luật Doanh Nghiệp
    • Luật Giao Thông
    • Luật Hành Chính
    • Luật Sở Hữu Trí Tuệ
    • Luật Nghĩa Vụ Quân Sự
    • Luật Hôn Nhân & Gia Đình
    • Luật Khác

© 2021 LSX – Premium WordPress news & magazine theme by LSX.

Zalo
Phone
0833102102
x
x