Viên chức là những người có kiến thức chuyên môn vững vàng, đạo đức tốt, được tuyển chọn cẩn thận thông qua nhiều hình thức để làm việc tại các đơn vị sư nghiệp công lập. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc, một số viên chức có hành vi lệch chuẩn, vi phạm pháp luật, điển hình như nghiện ma túy. Vậy viên chức nghiện ma túy bị xử lý như thế nào? Trong nội udng bài tư vấn này, Luật sư X sẽ giới thiệu đến bạn đọc quy định của pháp luật về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Viên chức là ai?
Căn cứ Điều 2 Luật viên chức 2010 sửa đổi bổ sung 2019 quy định như sau:
Điều 2. Viên chức
Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên, để được coi là viên chức cần đáp ứng các điều kiện sau:
Vị trí việc làm của viên chức:
Việc làm của viên chức là công việc hoặc nhiệm vụ phải gắn với chức danh nghề nghiệp hoặc chức vụ quản lý tương ứng; là căn cứ xác định số lượng người làm việc; cơ cấu viên chức để tuyển dụng; sử dụng, quản lý viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Đơn vị sự nghiệp công lập: Là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị; tổ chức chính trị – xã hội thành lập; có tư cách pháp nhân; cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý Nhà nước.
Chế độ hợp đồng của viên chức:
Hiện nay, viên chức được ký một trong hai loại hợp đồng làm việc: Không xác định thời hạn và xác định thời hạn.
Cụ thể: Hợp đồng làm việc xác định thời hạn: Là hợp đồng hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian từ 12 – 60 tháng; Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn: Là hợp đồng hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.
Viên chức nghiện ma túy bị xử lý như thế nào?
Viên chức khi có hành vi vi phạm có thể bị áp dụng hành thức kỷ luật: Khiển trách; Cảnh cáo; Buộc thôi việc. Ngoài ra; đối với viên chức giữ chức vụ quản lý có thể bị áp dụng thêm hình thức kỷ luật cách chức.
Căn cứ khoản 5 Điều 19 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định hình thức xử lý kỷ luật buộc thôi việc viên chức nghiện ma túy như sau:
Điều 19. Áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với viên chức
Hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với viên chức có hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:
5. Nghiện ma túy; đối với trường hợp này phải có xác nhận của cơ sở y tế hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền.
Như vậy, theo quy định trên; viên chức sẽ bị áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc trong trường hợp nghiện ma túy; nếu đã có xác nhận của cơ sở y tế hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền về hành vi nghiện ma túy.
Thủ tục xử lý kỷ luật viên chức nghiện ma túy
Căn cứ Điều 32 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định trình tự xử lý kỷ luật viên chức gồm 03 bước như sau:
Bước 1: Tổ chức họp kiểm điểm
Tổ chức họp kiểm điểm là bước đầu tiên; và bắt buộc khi tiến hành kỷ luật viên chức nghiện ma túy. Tuy nhiên, trong trường hợp viên chức đang bị khởi tố; tạm giữ; tạm giam chờ kết luận của cơ quan có thẩm quyền điều tra; truy tố; xét xử về hành vi vi phạm pháp luật thì không bắt buộc phải tổ chức họp kiểm điểm.
- Trách nhiệm tổ chức cuộc họp kiểm điểm
+ Viên chức quản lý nghiện ma túy bị kỷ luật thì người đứng đầu cơ quan; tổ chức; đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm chịu trách nhiệm tổ chức họp kiểm điểm và quyết định thành phần dự họp.
+ Viên chức không giữa chức vụ quản lý nghiện ma túy bị kỷ luật; thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức chịu trách nhiệm tổ chức cuộc họp kỷ luật; thành phần tham dự cuộc họp.
- Quy trình tiến hành họp kiểm điểm
Tiến hành họp kiểm điểm được quy định tại Điều 33 Nghị định 112/2020/NĐ-CP; cụ thể được thực hiện như sau:
+ Đầu tiên, người chủ trì cuộc họp tuyên bố lý do cuộc họp.
+ Sau đó, viên chức có hành vi nghiện ma túy trình bày bản kiểm điểm. Trong đó nêu rõ hành vi vi phạm và tự nhận hình thức kỷ luật.
Trường hợp người có hành vi vi phạm có mặt tại cuộc họp; nhưng không làm bản kiểm điểm thì cuộc họp kiểm điểm vẫn được tiến hành. Trường hợp người có hành vi vi phạm vắng mặt; thì cuộc họp kiểm điểm được tiến hành sau 02 lần gửi thông báo triệu tập họp.
+ Tiếp theo, các thành viên tham dự cuộc họp phát biểu, nêu rõ ý kiến.
+ Cuối cùng, người chủ trì cuộc họp kết luận. Người chủ trì cuộc họp có trách nhiệm gửi báo cáo; và biên bản cuộc họp kiểm điểm bằng văn bản đến cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật; trong thời hạn 03 ngày làm việc; kể từ ngày kết thúc cuộc họp kiểm điểm.
Bước 2: Thành lập Hội đồng kỷ luật
Căn cứ khoản 2 Điều 34 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định: Hội đồng kỷ luật họp khi có đủ 03 thành viên trở lên tham dự; trong đó phải có Chủ tịch Hội đồng và Thư ký Hội đồng. Hội đồng kỷ luật tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Hội đồng kỷ luật kiến nghị áp dụng hình thức kỷ luật thông qua bỏ phiếu kín. Việc họp Hội đồng kỷ luật phải được lập thành biên bản; trong đó thể hiện rõ ý kiến của các thành viên dự họp; và kết quả bỏ phiếu kiến nghị hình thức kỷ luật.
Bước 3: Cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật
Sau khi tổ chức họp kiểm điểm và thành lập Hồi đồng kỷ luật; người có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật.
Trường hợp viên chức nghiện ma túy có hành vi vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo; hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng thì không cần tổ chức họp kiểm điểm; và thành lập Hội đồng kỷ luật. Trong thời hạn 15 ngày làm việc; kể từ ngày nhận được quyết định; bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án; cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc.
Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật viên chức nghiện ma túy
Thời hiệu xử lý kỷ luật viên chức
Thời hiệu xử lý kỷ luật là thời hạn mà khi hết thời hạn đó thì viên chức có hành vi vi phạm không bị xử lý kỷ luật.
Viên chức nghiện ma túy có xác nhận của cơ sở y tế hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền có thể bị áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc. Nên căn cứ khoản 1,2 Điều 53 Luật viên chức quy định thời hiệu xử lý kỷ luật là 05 năm tính từ thời điểm có hành vi vi phạm.
Thời hạn xử lý kỷ luật đối với viên chức
Thời hạn xử lý kỷ luật viên chức nghiện ma túy không quá 90 ngày; kể từ khi phát hiện hành vi vi phạm của viên chức đến khi có quyết định xử lý kỷ luật của cấp có thẩm quyền.
Trường hợp vụ việc có tình tiết phức tạp cần có thời gian thanh tra; kiểm tra để xác minh làm rõ thêm thì thời hạn xử lý kỷ luật có thể kéo dài nhưng không quá 150 ngày.
Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp hữu ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm: Xử lý kỷ luật viên chức theo quy định của pháp luật
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ khoản 4 Điều 19 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định: Viên chức bị áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc nếu có hành vi sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Báo cáo họp kiểm điểm viên chức phải thể hiện rõ các nội dung sau đây:
+ Hành vi vi phạm, tính chất và hậu quả của hành vi vi phạm;
+ Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ;
+ Trách nhiệm của người có hành vi vi phạm và mức xử lý kỷ luật tương ứng;
+ Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật;
+ Kiến nghị về việc xử lý kỷ luật; hình thức kỷ luật (nếu có) và trình tự thực hiện.
Nguyên tắc làm việc của Hội đồng kỷ luật viên chức là:
+ Hội đồng kỷ luật họp khi có đủ 03 thành viên trở lên tham dự, trong đó phải có Chủ tịch Hội đồng và Thư ký Hội đồng.
+ Hội đồng kỷ luật kiến nghị áp dụng hình thức kỷ luật thông qua bỏ phiếu kín.
+ Việc họp Hội đồng kỷ luật phải được lập thành biên bản, trong đó thể hiện rõ ý kiến của các thành viên dự họp và kết quả bỏ phiếu kiến nghị hình thức kỷ luật.
+ Hội đồng kỷ luật tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.