Hiện nay, yêu cầu về chứng chỉ, bằng cấp để thi tuyển trở thành viên chức ngày càng cao. Cũng bởi vậy, nhiều đối tượng không đáp ứng đủ các điều kiện do luật định có hành vi sử dụng bằng giả. Vậy hành vi viên chức dùng bằng giả bị xử lý thế nào? Trong nội dung bài tư vấn này, Luật sư X giới thiệu bạn đọc quy định của pháp luật về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý
- Luật viên chức 2010 sửa đổi 2019
- Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017
- Nghị định 112/2020/NĐ-CP
- Nghị định 79/2015/NĐ-CP
Nội dung tư vấn
Viên chức sử dụng bằng giả bị áp dụng kỷ luật như thế nào?
Về việc xử lý kỷ luật tại cơ quan, viên chức dùng bằng giả bị xử lý thế nào? Theo quy định tại khoản 4 Điều 19 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 19. Áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với viên chức
Hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với viên chức có hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:
4, Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị;
Như vậy, theo quy định trên, viên chức có hành vi sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả không hợp pháp để tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị sẽ bị áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc. Ngoài ra, tùy thuộc tính chất, mức độ vi phạm, viên chức còn có thể bị phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi sử dụng bằng giả để tuyển dụng vào cơ quan nhà nước.
Việc xử lý kỷ luật đối với viên chức được thực hiện theo các bước sau đây: Đầu tiên, tổ chức họp kiểm điểm; Tiếp đó, thành lập Hội đồng kỷ luật; Cuối cùng, cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật. Trong một số trường hợp đặc biệt, viên chức đang bị khởi tố, tạm giữ, tạm giam chờ kết luận của cơ quan có thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử về hành vi vi phạm pháp luật, thì không cần áp dụng đầy đủ các bước trên.
Viên chức dùng bằng giả bị xử phạt bao nhiêu?
Căn cứ khoản 4 Điều 17 Nghị định 79/2015/NĐ-CP quy định trường hợp sử dụng bằng giả bị xử phạt như sau:
4, Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi mua bán, sử dụng văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp giả mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Như vậy, trường hợp viên chức dùng văn bằng, chứng chỉ giả bị xử phạt hành chính từ từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng (trong trường hợp chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự). Ngoài ra, người vi phạm còn đồng thời bị áp dụng biện pháp tịch thu văn bằng, chứng chỉ.
Viên chức dùng bằng giả có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Về mặt hình sự, viên chức dùng bằng giả bị xử lý thế nào? Viên chức dùng văn bằng, chứng chỉ giả có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 341 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 về Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức; với khung hình phạt như sau:
Điều 341. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức.
1, Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
Hơn nữa, tùy theo hành vi, hậu quả, mức độ vi phạm, thì viên chức có thể bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm. Nếu hành vi dùng bằng giả có tổ chức; Phạm tội 02 lần trở lên; Làm từ 02 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác; Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng; Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng; Tái phạm nguy hiểm.
Đặc biệt, trường hợp viên chức dùng bằng giả thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên; Sử dụng giấy tờ giả thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.
Ngoài ra, viên chức dùng bằng giả có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp về viên chức dùng bằng giả bị xử lý thế nào hữu ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Mời bạn xem thêm: Viên chức nghiện ma túy bị xử lý kỷ luật như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 2 Luật viên chức 2010 sửa đổi bổ sung 2019 quy định như sau: Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Căn cứ khoản 5 Điều 19 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định hình thức xử lý kỷ luật buộc thôi việc viên chức; theo đó, viên chức sẽ bị áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc trong trường hợp nghiện ma túy; nếu đã có xác nhận của cơ sở y tế hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền về hành vi nghiện ma túy.
Thời hiệu xử lý kỷ luật viên chức dùng bằng giả là thời hạn mà khi hết thời hạn đó thì viên chức có hành vi vi phạm không bị xử lý kỷ luật. Do viên chức dùng bằng giả có thể bị áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc. Nên căn cứ khoản 1,2 Điều 53 Luật viên chức quy định thời hiệu xử lý kỷ luật là 05 năm tính từ thời điểm có hành vi vi phạm.