Chào luật sư, chồng tôi đang là công an xã . Mới đây chồng tôi bị bắt tạm giam do nghi dính vào vụ cá độ bóng đá gì đấy. Gia đình Tôi chưa được gặp nên không rõ như thế nào. Ở nhà chúng tôi còn có 2 con nhỏ, kinh tế cũng khó khăn. Luật sư cho tôi hỏi Viên chức có được hưởng lương khi đang bị tạm giam, tạm giữ không? Mong luật sư giải đáp
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây nhé
Căn cứ pháp lý
Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015
Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức 2019
Viên chức có được hưởng lương khi đang bị tạm giam, tạm giữ không?
Căn cứ Điều 41 Luật Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức
Chế độ, chính sách đối với trường hợp đang trong thời gian bị tạm giữ; tạm giam, tạm đình chỉ công tác hoặc tạm đình chỉ chức vụ
Cán bộ, công chức, viên chức đang trong thời gian bị tạm giữ; tạm giam, tạm đình chỉ công tác hoặc tạm đình chỉ chức vụ mà chưa bị xử lý kỷ luật thì áp dụng theo chế độ quy định như sau:
- Trong thời gian tạm giữ, tạm giam; hoặc được cho tại ngoại nhưng áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú mà không thể tiếp tục đi làm để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử hoặc tạm đình chỉ công tác mà chưa bị xem xét xử lý kỷ luật thì được hưởng 50% của mức lương hiện hưởng, cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có).
- Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo; quản lý bị tạm đình chỉ chức vụ thì không được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý.
- 2. Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức không bị xử lý kỷ luật; hoặc được kết luận là oan, sai thì được truy lĩnh 50% còn lại quy định tại khoản 1 Điều này.
- 3. Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức bị xử lý kỷ luật; hoặc bị Tòa án tuyên là có tội thì không được truy lĩnh 50% còn lại quy định tại khoản 1 Điều này.
Viên chức bị tạm đình chỉ công tác có được tính là ngày nghỉ có lý do không?
Căn cứ Điều 54 Luật Viên chức 2010 quy định về việc tạm đình chỉ công tác như sau:
- Trong thời hạn xử lý kỷ luật, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định tạm đình chỉ công tác của viên chức nếu thấy viên chức tiếp tục làm việc có thể gây khó khăn cho việc xem xét, xử lý kỷ luật. Thời gian tạm đình chỉ công tác không quá 15 ngày; trường hợp cần thiết có thể kéo dài thêm nhưng không quá 30 ngày. Hết thời gian tạm đình chỉ công tác; nếu viên chức không bị xử lý kỷ luật thì được bố trí vào vị trí việc làm cũ.
- Trong thời gian bị tạm đình chỉ công tác, viên chức được hưởng lương theo quy định của Chính phủ.
Theo Điều 54 Luật Viên chức 2010 về tạm đình chỉ công tác nêu trên; thì chưa có quy định về trường hợp viên chức bị tạm giam sẽ tính là thời gian nghỉ việc có lý do.
Thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ công tác
Căn cứ Điều 41 Nghị định 59/2019/NĐ-CP; quy định về thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ công tác; tạm thời chuyển vị trí công tác khác trong cơ quan hành chính nhà nước như sau:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định; hoặc kiến nghị người có thẩm quyền quyết định tạm đình chỉ công tác; tạm thời chuyển vị trí công tác khác đối với người có chức vụ; quyền hạn do mình quản lý trực tiếp.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định tạm đình chỉ công tác đối với Chủ tịch; Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đối với người đứng đầu; cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và người có chức vụ; quyền hạn do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
- Người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực thuộc cơ quan mình và người có chức vụ, quyền hạn do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tạm đình chỉ công tác đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và người có chức vụ, quyền hạn do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
- Tổng cục trưởng, Cục trưởng và cấp tương đương được phân cấp quản lý người có chức vụ; quyền hạn quyết định; hoặc kiến nghị người có thẩm quyền quyết định tạm đình chỉ công tác; tạm thời chuyển vị trí công tác khác đối với người đứng đầu; cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị thuộc Tổng cục; Cục và cấp tương đương và người có chức vụ, quyền hạn do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; cơ quan thuộc Chính phủ quyết định hoặc kiến nghị người có thẩm quyền quyết định tạm đình chỉ công tác; tạm thời chuyển vị trí công tác khác đối với người đứng đầu; cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị thuộc bộ, cơ quan ngang bộ; cơ quan thuộc Chính phủ và người có chức vụ, quyền hạn do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
- Thủ tướng Chính phủ quyết định tạm đình chỉ công tác đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị tạm đình chỉ công tác đối với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; trong thời gian Quốc hội không họp, trình Chủ tịch nước quyết định tạm đình chỉ công tác đối với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ; quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đối với Thứ trưởng và các chức vụ tương đương, người có chức vụ, quyền hạn do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm.
Cán bộ, công chức bị tạm đình chỉ công tác có được tính là nghỉ có lý do không?
Căn cứ Điều 81 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ, công chức như sau:
- Cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý cán bộ; công chức có thể ra quyết định tạm đình chỉ công tác trong thời gian xem xét; xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, nếu để cán bộ, công chức đó tiếp tục làm việc có thể gây khó khăn cho việc xem xét, xử lý. Thời hạn tạm đình chỉ công tác không quá 15 ngày; trường hợp cần thiết có thể kéo dài thêm nhưng tối đa không quá 15 ngày; nếu cán bộ, công chức bị tạm giữ; tạm giam để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử thì thời gian tạm giữ; tạm giam được tính là thời gian nghỉ việc có lý do; hết thời hạn tạm đình chỉ công tác nếu cán bộ; công chức không bị xử lý kỷ luật thì được tiếp tục bố trí làm việc ở vị trí cũ.
- Trong thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ; tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử; cán bộ, công chức được hưởng lương theo quy định của Chính phủ.
Như vậy, nếu cán bộ, công chức bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ công tác điều tra; truy tố, xét xử thì thời gian tạm giữ, tạm giam được tính là thời gian nghỉ việc có lý do.
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Viên chức có được hưởng lương khi đang bị tạm giam, tạm giữ không?”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh; mã số thuế cá nhân, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn giải thể công ty, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Tạm giam bao lâu thì được gặp mặt?
- Vì sao lương thấp nhưng nhiều người vẫn muốn vào viên chức?
- Những điều công chức không được làm là gì?
Câu hỏi thường gặp
– Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước”
– Khái niệm viên chức quy định tại Điều 2 Luật viên chức 2010 như sau: “ Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật”.
Hiện nay, pháp luật không quy định cụ thể thời gian bị tạm giam bao lâu thì được gặp mặt. Nhưng trên thực tế đang trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam; thăm gặp theo quy định của pháp luật và không thuộc trường hợp thân nhân không được thăm gặp; thì người bị tạm giữ, tạm giam được gặp người thân. Số lần gặp phải tuân theo quy định của pháp luật
Người bị tạm giam là người đang bị quản lý tại cơ sở giam giữ trong thời hạn tạm giam, gia hạn tạm giam theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, bao gồm bị can; bị cáo; người bị kết án phạt tù, người bị kết án tử hình mà bản án chưa có hiệu lực pháp luật hoặc đang chờ thi hành án; người bị tạm giam để thực hiện việc dẫn độ”