Xin chào mọi người và Luật Sư. Tôi có một số thắc mắc như sau. Sau một thời gian tài khoản tôi bị phong tỏa. Cho đến nay tôi cũng đã thực hiện xong quyết định của Tòa án, thực hiện hết nghĩa vụ rồi mà vẫn chưa được mở lại tài khoản. Tôi muốn hỏi khi nào thì việc phong tỏa tài khoản của tôi được mở lại. Rất mong nhận được sự giúp đỡ từ mọi người và Luật Sư. Xin chân thành cảm ơn. Xin chào bạn! Để giải đáp những thắc mắc trên mời quý bạn đọc cùng Luật Sư X. Tìm hiểu vấn đề trên qua bài viết “ Việc phong tỏa tài khoản chấm dứt khi nào ” sau đây.
Căn cứ pháp lý
- Luật Thi hành án dân sự 2008
- Thông tư 23/2014/TT-NHNN
Việc phong tỏa tài khoản chấm dứt khi nào?
Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 17 Thông tư 23/2014/TT-NHNN, Việc chấm dứt phong tỏa tài khoản thanh toán được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
Thứ nhất, kết thúc thời hạn phong tỏa;
Thứ hai, có văn bản yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về việc chấm dứt phong tỏa tài khoản thanh toán;
Thứ ba, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đã xử lý xong sai sót, nhầm lẫn về chuyển tiền;
Thứ tư, có thông báo bằng văn bản của tất cả các chủ tài khoản thanh toán chung về việc tranh chấp về tài khoản thanh toán chung giữa các chủ tài khoản thanh toán chung đã được giải quyết.
Việc phong tỏa tài khoản thanh toán nếu trái pháp luật gây thiệt hại cho chủ tài khoản thì bên ra lệnh phong tỏa tài khoản phải chịu trách nhiệm bồi thường theo quy định của pháp luật.
Phong tỏa tài khoản trong trường hợp nào?
Theo quy định của pháp luật trong các lĩnh vực khác nhau thì phong tỏa tài khoản cũng là một biên pháp cưỡng chế trong đó cũng có Luật Thi hành án dân sự năm 2008 quy định Phong tỏa tài khoản để đảm bảo cho nghĩa vụ trong thi hành án như sau:
Thông thường thì việc phong toả tài khoản được thực hiện trong trường hợp người có thẩm quyền cần ngăn chặn việc tẩu tán tiền trong tài khoản của người phải thi hành án.
Khi các cơ quan nhà nước tiến hành phong toả tài khoản, Chấp hành viên phải giao quyết định phong toả tài khoản cho cơ quan, tổ chức đang quản lý tài khoản của người phải thi hành án.
Theo quy định của pháp luật thì khi phong tỏa tài khoản thì sẽ phải xác định rõ số tiền bị phong tỏa của chủ tài khoản và chấp hành viên giao trực tiếp quyết định phong tỏa tài khoản của người phải thi hành án cho người đại diện theo pháp luật của kho bạc Nhà nước, Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác đang quản lý tài khoản của người phải thi hành án hoặc những người chịu trách nhiệm nhận văn bản của cơ quan, tổ chức đó và lập văn bản về việc giao quyết định. Thông thường thì trong biên bản có chữ ký của chấp hành viên, chữ ký của người phải thi hành án. Trong trường hợp người nhận quyết định phong tỏa tài khoản của người phải thi hành án không ký thì phải có chữ ký của những người làm chứng theo quy định của pháp luật.
Cơ quan, tổ chức đang quản lý tài khoản phải thực hiện ngay quyết định của Chấp hành viên về phong toả tài khoản.
Theo quy định của pháp luật thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định phong toả tài khoản, Chấp hành viên phải áp dụng biện pháp cưỡng chế quy định theo quy định của pháp luật.
Còn trong hoạt động tố tụng hình sự thì khi cơ quan có thẩm quyền để bảo đảm hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hình sự, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thì các cơ quan thì người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể áp dụng biện pháp yêu cầu phong tỏa tài khoản theo trình tự, thủ tục, yêu cầu phong tỏa tài khoản sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật. Thông thường, phong tỏa phong tỏa chỉ áp dụng đối với người bị buộc tội về tội mà đã được Bộ luật hình sự quy định hình phạt tiền, bị tịch thu tài sản hoặc để bảo đảm bồi thường thiệt hại khi gây thiệt hại khi có căn cứ xác định người đó có tài khoản tại các tổ chức tín dụng hoặc kho bạc nhà nước hoặc cũng có liên quan đến những tài khoản của người khác nếu có căn cứ cho rằng số tiền trong tài khoản đó liên quan đến hành vi phạm tội của người bị buộc tội theo quy định của pháp luật.
Còn trong lĩnh vực quản lý thuế thì phong tỏa tài khoản là một trong những biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế nói riêng.
Do đó, chỉ những trường hợp đặc biệt thì chủ tài khoản tại các tổ chức tín dụng mới bị phong tỏa tài khoản theo quy định của pháp luật để làm rõ, xác minh giải quyết vụ việc. Sau khi sự việc đã xác minh làm rõ thì các tổ chức tín dụng nơi có phong tỏa tài khoản sẽ khôi phục chấm dứt việc phong tỏa tài khoản để chủ tài khoản sẽ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình thực hiện tiếp các giao dịch.
Pháp luật liên quan quy định về phong tỏa tài khoản như thế nào?
Pháp luật liên quan quy định về việc phong tỏa tiền trong tài khoản và tài sản gửi khác liên quan đến tổ chức tín dụng như sau:
Thứ nhất, cơ quan quản lý thuế được quyền yêu cầu phong tỏa tài khoản của người nộp thuế để thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý hoặc thanh tra thuế;
Thứ hai, chấp hành viên đang thi hành bản án được quyền yêu cầu phong tỏa tài khoản để ngăn chặn việc tẩu tán tiền trong tài khoản (khoản 1 Điều 67 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 sửa đổi bổ sung năm 2014).
Thứ ba, trong tố tụng dân sự, việc phong tỏa tài khoản là để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án và chỉ được phong tỏa tài khoản có giá trị tương đương với nghĩa vụ tài sản mà người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có nghĩa vụ phải thực hiện;
Thứ tư, trong tố tụng hình sự, việc phong tỏa tài khoản của người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc của người khác có liên quan, để bảo đảm hoạt động khỗi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án và chỉ phong tỏa số tiền trong tài khoản tương ứng với mức có thể bị phạt tiền, bị tịch thu tài sản hoặc bồi thường thiệt hại. Người được giao thực hiện lệnh phong tỏa, quản lý tài khoản bị phong tỏa mà giải tỏa việc phong tỏa tài khoản thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Thứ năm, trong phòng, chống tham nhũng, các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hợp tác với các cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài trong kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản, tịch thu hoặc thu hồi tài sản tham nhũng và trả lại tài sản đó cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp;
Thứ sáu, trong phòng, chống rửa tiền, việc phong tỏa tạm thời để trì hoãn giao dịch và phong tỏa tài khoản chính thức khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Điều 34 luật phòng, chống rửa tiền).
Thứ bảy, trong phòng, chống khủng bố, việc phong toả tài khoản tiền, tài sản được thực hiện theo lệnh của cơ quan công an từ cấp tỉnh trở lên.
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề tư vấn luật dân sự đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Việc phong tỏa tài khoản chấm dứt khi nào”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến dịch vụ soạn thảo xin giải thể công ty. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng. Hoặc liên hệ qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm:
- Các loại cưỡng bức trong luật hình sự
- Công chứng tại nhà Hà Giang
- Kê biên tài sản trong tố tụng dân sự
- Phong tỏa tài khoản trong thi hành án dân sự
Câu hỏi thường gặp
Việc phong tỏa tài khoản theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần thực hiện theo đúng quy định của pháp luật chuyên ngành. Theo quy định của pháp luật thì không phải ai cũng có thẩm quyền phong tỏa tài khoản ngân hàng. Cụ thể, khi có hành vi vi phạm thì trưởng đoàn thanh tra hành chính, trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành mới có thẩm quyền phong tỏa tài khoản ngân hàng.
Theo quy định của pháp luật trong các lĩnh vực khác nhau thì phong tỏa tài khoản cũng là một biện pháp cưỡng chế.
Cụ thể, trong hoạt động tố tụng dân sự, việc phong tỏa tài khoản để đảm bảo cho nghĩa vụ trong thi hành án. Thông thường thì việc phong tỏa tài khoản được thực hiện trong trường hợp người có thẩm quyền cần ngăn chặn việc tẩu tán tiền trong tài khoản của người phải thi hành án.
Trong hoạt động tố tụng hình sự thì khi cơ quan có thẩm quyền để bảo đảm hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hình sự, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thì các cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể áp dụng biện pháp yêu cầu phong tỏa tài khoản theo trình tự, thủ tục, yêu cầu phong tỏa tài khoản sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật.